Ví sợ hãi mà giải quyết được vấn đề thì còn nghe được, đằng này, ung nhọt chỉ mưng mủ thêm, dẫu bề ngoài có dịu bớt. Phân tích tâm lí nhân vật hay tâm thế xã hội, nhà văn không được chùn tay. Nếu không, anh khó bề đạt tới chiều sâu thẳm. Và anh chả nhích lên được. Anh sẽ chết, chết ngay từ trong vỏ. Người đọc vứt bỏ anh như vứt xơ mít xuống kênh Nhiêu Lộc đen.
Chăm mất nhiều thứ rồi nên rất sợ mất tiếp tục chương trình thứ còn lại, dẫu cái còn lại chỉ là mảnh vụn, những les ruines, như Jaklan mỉa thế. Nỗi sợ hãi truyền kiếp phát nguyên từ miền sâu thăm thẳm quá khứ xa xăm. Dù không ai làm gì cả, không thử đổ mồ hôi lưng áo lấy một lần để bảo vệ cho ra bài bản cái mình rất sợ mất đó. Cao Xuân Hoang, Đàng John Thak… một chữ k đeo tai không có nhưng sẵn sàng xả châu thân bảo vệ ngôn ngữ – chữ viết Chăm! Cảm động đến đáng phải nhỏ vài giọt nước mắt phim bộ.
Inrasara, Chân dung Cát, 2006
Câu này rất thực tế và hay:
“Cao Xuân Hoang, Đàng John Thak… một chữ k đeo tai không có nhưng sẵn sàng xả châu thân bảo vệ ngôn ngữ – chữ viết Chăm! Cảm động đến đáng phải nhỏ vài giọt nước mắt phim bộ.”
1- Câu trên đúng.
2- Câu dưới có 2 phần: hay, nhưng cũng dễ hiểu lầm là xem thường anh em.
a- Ý anh Inrasara muốn nói: dù không hiểu nhiều, hay dù không hiểu về văn hóa dân tộc, nhưng đứa con ấy vẫn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ văn hóa Dân tộc. Nghĩa “cảm động” là vậy.
b- Ở mệnh đề sau: “giọt nước mắt phim bộ” thì nhà văn này muốn đùa nghịch.
Văn chương hàm hồ là vậy.
Tại sao? Vì nếu chỉ có mệnh đề trên thì nó căng thẳng và nghiêm trọng quá, thành mất đi điều “Chẳng có gì trầm trọng cả” mà nhà văn hay nhắc đi nhắc lại suốt câu chuyện.
Theo tôi hiểu: sẵn sàng bảo vệ văn hóa Dân tộc, nhưng vẫn vui vẻ sống. Sống sao cho có chất lượng.
Hiểu như vậy để chữa trị căn bệnh: TỐ CÁO NHAU.
Viết văn đã khó, đọc thấu văn chương càng khó hơn.