Tiểu thuyết Hàng mã kí ức (nhiều báo viết Hàng mã ký ức) cùng Buổi giao lưu với nhà văn Inrasara sáng 21-5-2011 vừa qua nhận được rất nhiều thông tin của báo chí. Sau đây là một số “Thông cáo báo chí” (nội dung mỗi báo thông tin có vài chi tiết khác nhau) cùng bài viết, phỏng vấn tiêu biểu để bạn đọc tham khảo:
Cổ điển
Chương trình giao lưu: Đi tìm bản trường ca bỏ hoang
Sachhay.com, 19-5-2011
http://www.sachhay.com/new/201105196285/chuong-trinh-giao-luu-di-tim-ban-truong-ca-bo.aspx
Thất Sơn
Nhà thơ Inrasara trò chuyện về văn hóa Chăm
Evan, 19-5-2011
NVTPHCM
Những câu chuyện kể về Chăm của Inrasara
Nhavantphcm.com.vn, 20-5-2011
Những câu chuyện kể về Chăm
Văn chương Việt, 20-5-2011
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tintuc_chitiet.asp?TTID=2941
Xuân Nguyên
Giao lưu cùng nhà văn người Chăm Inrasara
Baomoi.com, 20-5-2011
http://www.baomoi.com/Giao-luu-cung-nha-van-nguoi-Cham-Inrasara/152/6293840.epi
Tìm hiểu Hàng mã kí ức với Inrasara
báo Tuổi trẻ, 20-5-2011
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/438889/Tim-hieu-Hang-ma-ky-uc-voi-Inrasara.html
Nội dung cũ: 19-5-2011
Trong tháng Tư, Công ty Sách Phương Nam đã liên kết với NXB Hội Nhà Văn giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Hàng mã ký ức của nhà văn Inrasara. Như chính tác giả đã tự nhận định “đây là câu chuyện tôi kể về cá nhân tôi, cha mẹ anh chị em tôi, bà con họ hàng và bằng hữu tôi, ngôi làng Caklaing nơi tôi sinh ra và sống, trường tôi học và các thầy cô dạy tôi cùng các đồng môn, các cuốn sách tôi đọc, sự việc chính mắt tôi trông thấy, về các mảnh vụn của nền văn hóa Chăm trong đó tôi được hun đúc… Tất cả chúng như một hồi ký viết sớm”.
Trong suốt 372 trang của Hàng mã ký ức, hầu hết sự việc, địa danh, nhân vật… đều là người thật, việc thật… sao gọi là tiểu thuyết mà không là hồi ký? Tại sao lại gọi là Hàng mã ký ức mà không là gì khác? Các tinh thần tùy tiện, nghệ sĩ tính, ham chơi, ham nghệ thuật… có phải là đặc tính của Chăm?
Vậy những điều đó có thật không, dù tác giả đã cố gắng thành thật, khách quan, vô tư nhất có thể? Tất cả những dấu hỏi ấy sẽ được trả lời trong chương trình giao lưu “Đi tìm bản trường ca bỏ hoang – Những câu chuyện kể về Chăm” của nhà văn Inrasara diễn ra:
– Thời gian: 09h00 sáng thứ bảy ngày 21/05/2011
– Địa điểm: Book Café PNC, số 03 Nguyễn Oanh, Q. Gò Vấp, TP HCM
Bên cạnh nội dung chính của buổi giao lưu với nhà văn Inrasara, bạn đọc tham gia giao lưu còn được thưởng thức những điệu múa, những bản dân ca Chăm đặc sắc trong không gian trang nhã và lịch sự của Book Café Nguyễn Oanh, cùng với những phần quà hấp dẫn dành tặng cho những độc giả đặt câu hỏi hay nhất trong chương trình.
Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh 1957, tại làng Chăm Caklaing – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Inrasara từng đoạt nhiều giải thưởng văn học trong nước và nước ngoài: giải thưởng CHCPI – Sorbonne (Pháp) cho tác phẩm Văn học Chăm 1 năm 1995; giải thưởng văn học Đông Nam Á cho tác phẩm “Lễ Tẩy trần tháng Tư” năm 2005; giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh cho lĩnh vực nghiên cứu năm 2009…
*
Nội dung mới: 20-5-2011
Vào lúc 9h00 sáng ngày 21-5-2011, tại Book Café PNC (3 Nguyễn Oanh, Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh), Cty TNHH Sách Phương Nam tổ chức giao lưu với nhà văn Inrasara và giới thiệu tiểu thuyết Hàng mã kí ức. Nhà thơ – nhà giáo Jalau Anưk cùng tham gia thuyết trình.
Trong suốt 372 trang của Hàng mã kí ức, hầu hết sự việc, địa danh, nhân vật… đều là người thật, việc thật… sao gọi là tiểu thuyết mà không là hồi kí? Tại sao lại gọi là Hàng mã kí ức mà không là gì khác? Các tinh thần tùy tiện, nghệ sĩ tính, ham chơi, ham nghệ thuật… có phải là đặc tính của Chăm? Vậy những điều đó có thật không, dù tác giả đã cố gắng thành thật, khách quan, vô tư nhất có thể? Tất cả những dấu hỏi ấy sẽ được trả lời trong buổi giao lưu độc đáo hiếm có này.
Ngoài ra, còn có chương trình văn nghệ xen kẽ: Độc vũ dân gian Chăm do nghệ nhân Inrahani biểu diễn, và dân ca Chăm do Anh Thư trình diễn.
NVTPHCM xin chúc mừng nhà văn Inrasara và trân trọng kính mời bạn đọc quan tâm văn hoá Chăm đến tham dự buổi giao lưu.
Các bài viết và phỏng vấn đã đăng:
Lưu Văn: Inrasara và tiểu thuyết Hàng mã kí ưc
Phongdiep.net, 19-5-2011
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=12794
Inrasara: “Sống, nhớ và kể lại là một nhu cầu”
Thảo Yên thực hiện, báo Sài Gòn tiếp thị, 20-5-2011
http://sgtt.vn/Loi-song/144963/%E2%80%9CSong-nho-va-ke-lai-la-mot-nhu-cau%E2%80%9D.html
Trà Chân: Hàng mã kí ức, một câu chuyện khác về Chăm
báo Đà Nẵng cuối tuần, 22-5-2011
http://www.baodanang.vn/channel/5433/201105/Hang-ma-ky-uc-mot-cau-chuyen-khac-ve-Cham-2051887/
Lưu Văn: Đa cảm giác với ‘Hàng mã kí ức’
báo Tiền phong, 22-5-2011
http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/538896/Da-cam-giac-voi-Hang-ma-ki-uc.html