Chúng ta rất vui mừng chào đón một nhà nghiên cứu trẻ người Chăm, anh Inrasara, người đã tìm một con đường riêng chưa được khai phá bao nhiêu ngoài những con đường thường được tập trung để tìm về văn hóa Chăm là khảo sát các di tích kiến trúc nổi tiếng và các bi ký kỳ thực không còn lại được nhiều. Suốt mấy chục năm nay Inrasara công phu và kiên trì xoi một lối đi khác: anh tìm về văn hóa Chăm qua văn học dân gian truyền miệng và cả văn học viết Champa, từ cổ đến cận đại và hiện đại, và đến nay đã phơi lộ được một kho tàng khổng lồ hết sức quý. Kho tàng ấy lại được soi rọi trong phân tích và giải mã dưới ánh sáng của những lý thuyết hiện đại và cả hậu hiện đại mà anh luôn tự trang bị cập nhật cho mình. Chúng tôi nghĩ những đóng góp của Inrasara là to lớn, dù anh vẫn khiêm tốn coi chỉ mới là những bước đầu. Đóng góp đó đã giúp chúng ta hiểu thêm về một nền văn hóa từng rực rỡ, không chỉ ngày nay là một bộ phận khắng khít của nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, mà trong suốt lịch sử đã ảnh hưởng rất sâu sắc lên chính văn hóa Việt.
Nguyên Ngọc
(Trích đoạn Diễn văn bế mạc Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh)
Quyphanchautrinh.org, 29-3-2010.
Nhà văn Nguyên Ngọc thực là người có con mắt xanh.
Xin nói lời cám ơn ông.
Anh Sara đã có nhiều công trình to lớn, nhiều tác phẩm sáng tác và nghiên cứu quan trọng, nhưng anh vẫn là con người rất là khiêm tốn.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhân xét anh:
“Chúng tôi nghĩ những đóng góp của Inrasara là to lớn, dù anh vẫn khiêm tốn coi chỉ mới là những bước đầu”.
Chính anh cũng tự nhận xét mình:
“Tôi nghĩ phần thưởng không chỉ dành cho cá nhân tôi với vài thành tích khiêm tốn đạt được mà hơn thế, nó còn là tiếng nói khích lệ các thế hệ sắp tới. Bằng tri thức mới, nhiệt tâm và nỗ lực mới, họ sẽ đi những bước đi mới, không kém trắc trở và gian nan, với hi vọng làm sống dậy nền văn hóa văn minh kia”.
Tác giả lớn thường như vậy.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã bước qua ranh giới nhà văn từ rất lâu và đã trở thành một nhà văn hoá. Ông là người ưu thời mẫn thế, có cái nhìn rất sâu sắc về nhiều vấn đề hiện tại của đất nước.
Thử đọc cách ông trả lời cho một câu phỏng vấn, thật đáng nể trọng:
– Theo ông, vấn đề của văn hoá Việt Nam hôm nay là gì?
“Vấn đề rất lớn của văn hoá Việt Nam là chưa lúc nào có sự bàn bạc, nhìn lại cho nghiêm túc, toàn diện những vấn đề văn hoá. Ở ta có rất nhiều kiêng kỵ, nên nhiều vấn đề văn hoá chưa được nhìn đến nơi đến chốn. Phải nhìn lại một cách sòng phẳng, minh bạch lịch sử Việt Nam, lịch sử văn hoá Việt Nam ít nhất vài thế kỷ qua. Nói chung theo tôi, cần một sự tự vấn của dân tộc. Thực ra, nền văn học của một dân tộc phải góp phần to lớn để làm việc đó. Bởi nếu không, xã hội sinh ra nhà văn để làm gì?
Dĩ nhiên, do điều kiện địa lý, dân tộc ta có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm cũng không ít. Việt Nam đứng giữa hai nền văn hoá khổng lồ là Ấn Độ và Trung Hoa, nên người Việt có khả năng tiếp nhận giỏi, ứng dụng ngay, có hiệu quả. Chính sự tiếp nhận dễ dàng này cũng mang nét thực dụng và cũng không sâu. Một dân tộc không có triết học thì không triệt để. Người Việt làm gì phần lớn đều dở dang.
Những doanh nhân Việt Nam khi đã giàu thường dừng lại rất sớm, không có chí lớn trở thành những tỉ phú của hành tinh. Tương tự, lâu nay mình diễn đạt lịch sử bằng mục đích thực dụng, vẫn còn nhiều kiêng kỵ. Chẳng hạn, 3 thế kỷ Nam tiến vẫn chưa được nói rõ. Phần đất phương Nam trong lịch sử Việt Nam rất quan trọng, vì chiếm hết cả một nửa lịch sử và chiều dài đất nước. Lâu nay, người ta phân tích văn hoá Việt là văn hoá phía bắc, chứ chưa nói nhiều về phía nam…”
Theo Minh Thi – (Báo Lao Động 31.10.2005)
Lâu quá không online. Sau khi Sara nhận giải PCT buồn vui lẫn lộn. Ở quê có chuyện buồn cười thế này xin kể Sara nghe thử. Những thằng dân xứ Quảng có tổ tiên là những trung thần ngỗ ngược (không phiến loạn) được ân sủng đưa vào miền trừng giới. Để 700 năm sau hậu duệ tôn của vì quan bướng bỉnh ấy ca ngợi 1000 năm Thăng Long bằng những hành động cụ thể là cho ra đời 1 bức thư pháp trên nền lụa Mã Châu đạt kỷ lục Ghi-nét.
Gởi anh bài này đọc cho vui rồi thứ lỗi!
******
Đồng Dương Sầu !
Đá nát – gạch tan-chiều loang lổ
Hoa tàn
Bình vỡ
Tối ma trơi
Thuyền chiến – Sử thi và Vũ nữ
Có còn trong nét đá phai phôi.
Hờn oán quân vương hồn lơ đãng
Non sông dám đổi những cuộc vui
Người xưa, xin lỗi người xưa ấy
Xin lỗi thời gian, xin lỗi đời .
Ri chuồn – 2010
Xin lỗi người xưa