CÓ MỘT SINH LINH CHÀM MÌNH BẮT ĐẦU LÀM KHOA HỌC NHƯ THẾ!

1. Nguyên tắc

Tôi chưa nửa lần gặp Putra Podam. Có thể gặp đâu đó loáng thoáng, nên nếu có gặp lại, tôi khó nhận ra. Tôi càng chưa đọc dòng chữ nào, nói chi công trình nào đó của anh – nếu có.

– Nhân loại tránh tối đa bàn về tôn giáo khi 2 bên ở phía đối nghịch. Sara-tôi là đứa con Cham Ahiêr Awal, Putra Podam đạo gì thì tôi không quan tâm (còn chuyện có hay không anh “viết theo đơn đặt hàng” để “cổ súy” cho cái gì đó như Xuan Bao đặt dấu hỏi, thì tôi không biết được).

– Tôi không đấu tranh VỚI Cham, mà CHO Cham. Putra Podam là Cham, thế nên, tôi từ chối đấu tranh VỚI. Nói là nói GIÚP, nói CHO anh, và Cham.

Continue reading

Nguyễn Đức Tùng: ĐỌC THƠ 20: INRASARA, SỐNG NGHĨA LÀ TẠ ƠN

Vanviet.org, 23-12-2019

http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/doc-tho-20-inrasara-song-nghia-l-ta-on/

Biết ơn là một khả năng. Nhiều người đánh mất khả năng ấy, vì muốn biết ơn, bạn cần mở rộng cánh cửa của căn nhà mình, không chút tự vệ. Lòng kiêu hãnh phải giảm xuống đến mức con người đủ sức nhận ra hạnh phúc của họ tùy thuộc vào người khác. Nhiều người không có khả năng hạ mình xuống để mang ơn, họ chỉ có thể ban ơn cho người khác. Tự bộc lộ mình mà vẫn mạnh mẽ, trao đi, cho hết, mà vẫn nguyên vẹn. Hãy nghe Inrasara:

Cho và đi. Cho và đi mất về biển xa.

Dòng sông vẫn ở lại.

Tạ ơn vì biết chúng ta vốn là những kẻ bất toàn:

Ôi! Linh hồn tháng mười

mà giấc mơ được tạc từ bóng hoa dại

đã rụng lâu rồi ở đồi tuổi thơ

đêm nay chợt sáng lên run rẩy

Continue reading

CHAM, TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI?

Từ tháng 10-2019, sau sinh nhật thứ 62 của Sara, serie bài viết này sẽ được đăng, nhìn toàn cảnh vấn đề Cham hôm qua, hôm nay và ngày mai. Các chủ đề sẽ được gợi mở thảo luận:

 

  1. Cham tồn tại qua KHÁC BIỆT

200 năm bị dồn ép giữa cộng đồng Việt, một dúm Cham vẫn tồn tại đầy BẢN SẮC & PHÁT TRIỂN, đâu là nguyên do?

– Tố chất sắc tộc: Chuyện vui: Nhà văn Nguyen Hiep khoe mình còn đặc trưng Cham hơn Inrasara!? Continue reading

Inrasara: NỔI TRÔI MỆNH CHAM CÙNG TRÀ VIGIA

I.

MỞ. NHÌN LẠI NHẬN ĐỊNH

 

P.Dharma mất, có vài Cham nhắn tôi viết bài, tôi nói:

P.Dharma là một nhân vật quan trọng, cực kì quan trọng trong xã hội Cham hôm nay. Vì thế, nhà phê bình cần có cái nhìn đầy đủ và khách quan nhất mới có thể quán xuyến về nhân vật để nhận định mà không bị chủ quan, đảm bảo sự công bằng.

Một sinh linh mất là đã kết toán sổ đời. Văn chương chữ nghĩa cần sự xúc động, cần hơn nữa là biết nén nỗi xúc động kia, để viết. Bởi viết là viết cho con người hôm nay và thế hệ đi tới, để – vừa kích thích vừa làm bài học. Còn vội vã với những: “anh hùng”, “số một”, hay “nhất” gì đó, chẳng những không nói được gì, mà còn làm ô nhiễm môi trường chữ nghĩa, lẫn xã hội.

Phê bình một người ở thời đoạn tang chế là rất không nên. Continue reading

ĐỜI TÔI LÀ MỘT CHUỖI THẤT BẠI

[hay “Ảo tưởng đổ vỡ”]

 

Chuỗi thất bại, hô vậy dễ bị cho là khiêm tốn giả.

Bởi thực tế không nhiều nhà văn Việt Nam cùng thế hệ “thành công” như tôi, nhìn từ cả hai phía: đời và văn. Ngoài chuyện đời dễ thấy, khoản này – dù đẩy tôi rớt vào một gia đình nông dân vô sản ở một làng quê nghèo trong một tỉnh lị nghèo của một đất nước nghèo đang bị chiến tranh tàn phá – dường Bà Trời chiều tôi tất, nên tôi làm cái gì cũng được.

Còn chuyện văn

Nghiên cứu thành công: Giải thưởng CHCPI rồi Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, đó là chưa kể giải của Hội Văn nghệ Dân gian, hay Hội VHNT các DTTS Việt Nam. Continue reading

Inrasara: TỪ CHAM, PALAO RA THẾ GIỚI

 Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

chịu chơi cả trong đau khổ (Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)

Photo: Lune Production

  1. 1. Palao là gì?

Palao [hay pulao, palau] khi nằm trong đất liền là “cồn”, ở đó thôn Cham Pulao Ba thuộc xã Vĩnh Trường tỉnh An Giang, là một; thêm Cồn Tơ và Cồn Tiên ở xã Đa Phước nữa, là ba. Ngoài biển Palao lại là “cù lao”, là “đảo”. Cù lao Chàm chẳng hạn. Bạt ngàn đảo trên Biển Đông từ ngàn xưa in dấu chân ông bà Cham. Continue reading

Inrasara: NỔI TIẾNG – THẾ NÀO, VÀ ĐỂ LÀM GÌ?

12-8-2018

I. GIÚ MÌNH TRONG BÓNG TỐI VÔ DANH

Đám cây non vươn vội lên khoảng xanh
mà rễ chưa được cắm sâu vào lòng đất
chỉ cần cơn bão rớt
cũng đủ làm chúng run bấn lên
(thơ Inrasara, 1992)

*
Không ai không thích đẹp. Không ai không thích sướng. Không ai không thích người đời nể mình, trọng mình, yêu mến mình. Không ai là không khoái nổi tiếng. Câu hỏi là:
– vào thời điểm nào,
– nổi tiếng ở đâu,
– và nổi tiếng để làm gì?
Ở đây, tôi thử lấy thân mình [không phải lấp lỗ châu mai, mà] chứng thực vấn đề. Continue reading

VĂN VIỆT CHUYỆN TRÒ CÙNG NHÀ PHÊ BÌNH INRASARA

Vanviet.info, phát ngày 19-5-2018

4 chủ đề với các câu hỏi động cập đến nhiều vấn đề mang tính bao quát, thế nên trong 1 giờ 06 phút, Inrasara chỉ có thể giãi bày suy nghĩ chung nhất của mình:
– Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, tại sao Inrasara nhấn về hậu hiện đại? Thế nào là Hậu hiện đại Việt Nam? Đâu là tác giả tiêu biểu, và bài thơ tiêu biểu?…
– Phê bình Lập biên bản của Inrasara, tại sao? Inrasara đã làm được gì với văn chương ngoại vi?
– Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam ở đâu? Sáng tác Cham khác với dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như thế nào? Tại sao?
– Ba đóng góp lớn nhất của Cham cho Việt Nam và thế giới, là đâu? Nguyên do Cham mất nước mà không bị đồng hóa? Tinh thần Cham nằm ở đâu, hôm qua và hiện nay?

Giải đáp có nhắc đến các bạn văn: Bùi Chát, Lý Đợi, Lê Vĩnh Tài, Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Kiều Maily, Chiêu Anh Nguyễn, Phan Quỳnh Trâm, Lê Anh Hoài, Dương Tường, Vi Thùy Linh, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hưng Quốc…

Sống minh triết 20. NHẬP CUỘC CHIẾN, VÀ… BIẾT TỪ BỎ

[Kết thúc năm Đinh Dậu, năm Sara, kể CHUYỆN 4 SINH LINH CHAM &]
2011-NoichuyenThanhnien
Chuyện 4 sinh linh.
1. SL01. Bạn chiến với Sara thuở sinh viên, bỏ học về quê. Cha bạn là người tốt, vậy mà bị vài anh tranh chức Chủ nhiệm Hợp tác xã, tố cáo ông suýt tù. Từ đó bạn thù ghét Cham, và thề: Dù nhấc 1 ngón tay làm lợi Cham cũng không làm.
Hệ quả: Đến hôm nay bạn ấy cứ vô công rồi nghề, chả làm gì được cho bản thân, chứ đừng nói xã hội nhân quần.

2. SL02. Rất thân với Sara. Sinh viên giỏi, có lí tưởng, vượt biên bị tù. Ra tù làm kinh doanh, cũng lên bờ xuống ruộng. Đáng nói ở đây: Bạn không màng đến chuyện cộng đồng Cham nữa. Và tuyệt đại đa số Cham không biết bạn ấy hiện đang làm gì, sống chết ở đâu. Continue reading