Sống minh triết 06. SỐNG CÓ NGHĨA LÀ TẠ ƠN

[Cuối năm rồi, sơ kết ơn nghĩa: Tạ ơn đời & “Đại Cảm Ơn Champaka”]

1.
60 năm lướt qua đời người, ngoảnh lại, tôi nhận ra: Bên cạnh phạm không ít tội lỗi [không phải tội ác], tôi cũng đã chịu ơn rất nhiều. Lời nói và hành động, cuốn sách và sự kiện, mảnh đất, sự vật và con người, nhân vật nổi tiếng cho đến sinh linh vô danh. Không thể kể xiết.
Cụ thể hơn…
Tạ ơn văn học và ngôn ngữ Cham cùng kẻ đồng hành suốt đoạn đường nhọc nhằn của tìm tòi và sáng tạo cũng như cơ quan chấp nhận cho các công trình đó ra đời. Tạ ơn tiếng Việt cho tôi thơ, truyện, bút kí, phê bình bên cạnh không thể không tạ ơn các tổ chức trao cho chúng giải thưởng.
Tạ ơn Nguyễn Văn Tỷ, Trà Vigia, và… hỗ trợ tôi tại thời điểm khởi đầu Tagalau; cả Jalau Anưk, Tuệ Nguyên… chịu đưa tay nhận cây gậy tiếp sức ở giai đoạn chuyển giao thế hệ. Tạ ơn cộng tác viên, mạnh thường quân và độc giả.
Tạ ơn Palei Chakleng cho ra đời “đứa con của Đất” để nói lời tạ ơn: “Những người đàn ông của tôi”, những “urang Cham”, cha mẹ và anh chị em tôi, bằng hữu và cả “kẻ thù” của tôi; tôi chịu ơn cả chính bản thân tôi nữa. Continue reading

QUYỀN BẢN ĐỊA QUA VIDEO CLIP CHẾ MỸ LAN: NHẬN ĐỊNH & GỢI MỞ

“Lễ Kỷ niệm 185 năm Champa Mất nước” vừa được cộng đồng Cham hải ngoại tổ chức tại Mỹ tháng 11 vừa qua, tôi không theo dõi hết, mà chỉ xem 3 mục:
Phát biểu của Amuchandra Luu đĩnh đạc & hay! Phần của Can Quang khúc đầu tốt, khúc sau có vài điểm cần xem lại. Và video clip dài 55 phút của Mylan Che xuất hiện non tháng sau đó.
Ở Stt này, tôi không bàn về “Mất Nước”, cũng không bàn về “Quyền Bản Địa”, mà: phần I nhận định sơ khởi về video clip của CML, phần II gợi mở cho cái nhìn cận cảnh vấn đề Cham hiện đại https://www.facebook.com/mylan.dang/videos/2004373262906232/

I. HAY & CHƯA HAY
3 điểm hay:
Đây là lần đầu tiên xuất hiện 1 video clip đưa cái nhìn tổng quan vấn đề Cham, lại do người nữ Cham làm, là điều rất đáng AHEI! Tinh thần dân tộc của CML thì miễn nói: đậm đặc, từ đó nữ sĩ này có quan điểm rất rõ ràng, không ỡm ờ hai ba mặt. Có nhiều nhận định rất nữ, thêm chất giọng Phan Rí: vui đáo để. Tôi nói ‘vui’, chẳng hạn cụm từ “khing Yôn khing Lo” được nhắc đi nhắc bốn lần như tiếng than đắng chát của một bà mẹ mẫu hệ cảm nghe bất lực trước những đứa con ‘hoang đàng’ [có khi ở thế buộc] lần lượt ra đi không thể ghì níu – chỉ là một trong những. Continue reading

TÔI NỢ CHAM NHỮNG GÌ?

2010-Khonggian VHCham.6
+ Kể Câu chuyện Cham ở Không gian Văn hóa Cham – Hà Nội, 2010 – Photo Inrajaya.
2011-Jalau.3
+ ở Sài Gòn, 2011.
Cuối mỗi năm, tôi ưa làm tổng kết buồn vui nỗi người và cuộc chữ. Năm nay, xin báo cáo ngay, là quá ẹ!
Dễ thấy nhất là khoản báo chí sút kém rất rõ: 32 bài, chưa bằng con số 1/3 các năm trước. Từ đó, cái túi cứ là lép kẹp, dù nhuận bút ở đất Việt còm đến không thể còm hơn. Continue reading

Sống minh triết. HIỂU BIẾT ĐỂ SỐNG SÓT, LÀM VIỆC & SÁNG TẠO

Hãy ngưng mọi than thở, trách móc
Vứt bỏ mấy đố kị nhỏ nhoi, ném hết mấy tranh giành hèn mọn
Nhìn lại mình, dõi theo từng động tĩnh tế vi nhất diễn ra nơi tâm thức mình.

Đừng phán xét, nếu ta không muốn bị phán xét
Nhận định, mà không phải phán xét; nhận định thì có phân tích, có giải minh, gợi mở.

Cham không cần đoàn kết, nếu đoàn kết chỉ mang tính thỏa hiệp hình thức, thậm chí là thứ chiêu bài
Bạn chỉ cần thức nhận mình là Cham, dù đang cư trú bất kì đâu – là đủ. Continue reading

ĐI TÌM BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG

[Tặng Linh Dang, Amuchandra Luu, Jaka Năng Tuệ Phú & Hienquy Ba, Duong Nguyen: 2 bạn có câu hỏi, và đây một phản hồi như là lời từ biệt]
1. 17 thế kỉ, ông bà Cham đã góp
+ 2 thứ cho Việt Nam:
Thứ nhất, nền Hải sử bổ khuyết cho lịch sử Việt Nam, và Văn hóa Biển làm đầy văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Thứ hai rõ nhất, là tháp Chàm với 7 phong cách lớn – niềm hãnh diện cho cả Việt Nam.
+ Và 1 cho nhân loại: Đạo Ahiêr-Awal, là độc nhất vô nhị của loài người.
2. Tại sao “Đạo Ahiêr-Awal”?
Islam nhập địa Champa, lớn mạnh, và xung đột với vương quốc Ấn Độ giáo [thi sĩ Dang Thuong Nguyen chắc hiểu rõ nỗi này]. Sau 3 thế kỉ xung đột [thể hiện lồ lộ trong văn chương dù lịch sử Champa không ghi], vị anh quân Pô Rômê đã:
HÓA GIẢI Islam thành Bà-ni,
HÒA GIẢI Bà-ni với Ấn Độ giáo thành “Đạo Ahiêr-Awal”
Để làm nên một cặp đôi chỉnh thể toàn diện: Đực Cái, Nam Nữ. Continue reading

Chế Diễm Trâm: TÌM CHĂM

[Những ô cửa nhìn ra vườn văn, NXB Văn học, 2017)

Ai đã từng nói chuyện với nhà thơ – nhà nghiên cứu văn hóa, văn học người Chăm Inrasara, có lẽ đều chung cảm nhận: anh hiền và vui tính. Tôi được đọc thơ anh trước khi gặp gỡ anh, nên tôi chuẩn bị tâm thế để tiếp xúc với một Chăm nhân bí ẩn như trong lòng tháp Chăm, như những bài thơ anh vậy. Bởi vậy, lần đầu nói chuyện với anh, tôi đã phí hoài gần nửa tiếng đồng hồ để xóa đi tâm trạng căng thẳng. Để rồi tôi đã có được một người anh, cả ngoại hiện lẫn nội tính đều rất “thiểu số” – rất Chăm.
Ai trò chuyện ngoài đời với anh Inrasara có thể thấy anh nói chuyện khá… khó khăn; để diễn đạt ý mình, đôi khi anh cũng phải dùng trợ lực của thủ ngôn! Nhưng đó là chuyện phiếm, chuyện “ngoại đạo” – tức là những gì không gắn với Chăm. Còn, chỉ cần nhắc đến Chăm, bất kỳ phạm trù nào liên quan đến Chăm, anh đều mang đến cho người đối diện sự hào hứng, ngỡ ngàng, khâm phục. Continue reading

TCHERFUNITH – tiểu thuyết . kì 1

Tiểu thuyết về ĐHN TCHERFUNITH khởi viết tại Trại Sáng tác Tuy Hòa vào mùa Hè năm 2012. Ở đó, mỗi ngày tôi lên kế hoạch viết 1 chương. 12 ngày quyết toán 12 chương, cũng là chương kết thúc tiểu thuyết.
Sau 5 năm rưỡi thăng trầm, hôm nay TCHERFUNITH bắt đầu có mặt từng chương một ở mạng Tienve.org. Nếu bạn đọc bị tường lửa, có thể đọc ở trang Inrasara.com.
Inrasara

Chương 1. THẰNG HOANG

Thằng hoang

Lớp mười bỏ trường đi hắn kêu
chương trình quá chật, thằng hoang đàng
chuyên chọc ổi trộm bài không học
cũng thuộc ấy. Mười bảy tuổi bỏ Continue reading

GIẢI SÂN HẬN

01. Chết oan
HamuCrok1985-NVK.02
Tinh thần giải sân hận bàng bạc trong trường ca Ariya Glang Anak. Tôi đã viết nguyên một chương về tinh thần này trong Hàng Mã Kí Ức, và lần nữa nhấn mạnh ở Minh Triết Cham.
Tôi nhớ lần đầu tiên đề cập đến cụm từ “giải sân hận” ở web Inrasara.com, bị một bạn phê bình Sara muốn thế hệ trẻ Cham quên quá khứ. Hiểu vậy là sai. Nhớ quá khứ, hiểu lịch sử để lấy lịch sử làm bài học cho hôm nay và mai sau.
Sinh mệnh Cham trên đe dưới búa, cần học khôn từ sai lầm cũng như nỗi oan của thế hệ đi trước, để sống sót. Các câu chuyện đau buồn được kể ở đây, cũng nên hiểu từ và trên tinh thần đó.
Buh Kalih-KM.05
Cộm nhất là hai đứa con ông Huyện nổi tiếng Dương Tấn Phát.
Năm 1944 (?), ông Dương Tấn Dũng phụ trách Thanh niên và ông Dương Tấn Thành nắm Thể dục Huyện bị tố giác với Việt minh. Ông […] gài hai anh em đi tắm ở Croh Karan [Bblang Kasơic] cách palei Padra 2km. Thấy Dương Tấn Dũng bị bắt, Dương Tấn Thành bỏ chạy, bị ném thuổng trúng cổ, cả hai bị giết chết sau đó. Continue reading

BÀI HỌC NÀO TỪ VỤ “BÀ-NI – ĐẠO HỒI”?

017-6-PhuocNhon 04
Từ sự cố “Tôn giáo: BÀ-NI”, và qua thảo luận, xin đúc kết và rút ra 7 bài học sau:
1. CHẬM, DO LẦN LỮA & THIẾU LỬA
Sự cố đổi tên từ “Tôn giáo: BÀ-NI” sang “Tôn giáo: ĐẠO HỒI” không phải đến tháng 4-2017 mới có, mà xảy ra từ 4 năm trước: 2013. Khi ấy, cán bộ về palei Cham Bà-ni thống kê dân số, công dân Cham Bà-ni đã bị ghi thành “Tôn giáo: ĐẠO HỒI”. Bà con hỏi tại sao, cán bộ bảo: Đó là quyết định từ Trung ương. Thế là phản ứng.
Phản ứng, có người còn la lối om xòm nữa, nhưng chỉ dừng ở đó thôi. Rồi quên. Cuộc thường nhật cuốn sinh phận Cham vào chuyện áo cơm, nên sự thể chìm. Như Vụ Ghur Darak Neh tôi đã nêu ra với anh Thành Chiểu từ mươi năm trước, rồi chìm, để Ghur bị xâm hại mãi. Phải đến năm 2013, anh chị em xốc lại, và hạ quyết tâm, công cuộc mới thành.
Tại sao? Do ta thiếu nhiệt, thiếu lửa. Làm thì dở dở ương ương, không đến nơi đến chốn.
Thu Kiennghi 01
2. TỪ LẠC ĐỀ ĐẾN THÀNH PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ Continue reading

CỘNG ĐỒNG CÓ CHUYỆN, BÀ CON KÊU AI?

[Giải minh về: “Quyền đòi hỏi trí thức lên tiếng”, “Lên tiếng âm thầm” & “Họ có cách riêng của họ”]

Vừa qua nhân “Sự cố BÀ-NI – ĐẠO HỒI, KM viết ở Stt, 23-6-2017, nguyên văn:
Ông tiến sĩ […] hiện bây giờ đang ở đâu? Ông được gọi là có làm nghiên cứu ở Trung tâm nay đã về hưu là […] đang ở đâu? Rồi các anh trí thức trẻ Bà Ni nữa đã biến đâu rồi? Tôi xin hỏi các ông đang ngủ ở đâu?
Việc “lôi tên tuổi cá nhân” trí thức lên FB buộc họ phải lên tiếng cho cộng đồng đã tạo dư luận trái chiều: thuận và ngược.
Sự thể này tôi đã một lần giải thích qua “Vụ đòi người: Đàng Ngọc Thủy” vào tháng 5-2016; hay Vụ Kiều Minh Vũ hơn 10 năm trước. Nay xin giải minh thêm để mọi người rõ hơn.
Hai ví dụ:
+ Vụ Formosa, quần chúng chờ cơ quan hữu trách cho biết nguyên do cá chết, chờ hết thấu, mọi người kêu: “24.000 tiến sĩ đâu rồi”?
+ Chuyện Đàng Ngọc Thủy, các bạn Cham nóng lòng, cũng réo: “tiến sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu, các người ăn nên làm ra đâu rồi”?
Kêu, không phải không đúng! Continue reading