TRƯỜNG CA COVID-19

1. TIN TỪ SÀI GÒN

Sài Gòn mình toang rồi ông ơi

đã 47 ca nhiễm, thêm 72 ca, 120 ca mới

1.215 số ca được tách đôi

quần chúng hẳn hoang mang với con số ngàn

nhưng không

đã hơn 2.000 ca, xấp xỉ 3.000, chính xác là 4.692 ca nhiễm mới

không chỉ là những con số

Continue reading

SỐNG, VÀ KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT

Trên tạp chí Hồn Việt do GS-TS Mai Quốc Liên làm Tổng biên tập, số 6, 12-2007, tác giả Vũ Hồng Ngự (?) sau khi mang bài thơ “Lổ thủng lịch sử” của Nguyễn Hữu Hồng Minh ra phê phán, đã viết:

“Tuyên bố như ông Inrasara, người luôn cổ vũ, tuyên truyền cho các dòng thơ phá phách “hậu hiện đại” này… thì là phi lịch sử và nhất là ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.”

Đúng bốn năm sau, trên Litviet, 3-12-2011:

Continue reading

Câu chuyện Cham-34. BA ĐIỂM ĐỘC & LẠ-1-2-3

Quản lí bằng cách bỏ lơ!

Tôi có đọc đâu đó một người [Nhật hay Việt không nhớ] nhận xét rằng, nếu Việt Nam gom tất tần tật cổng, thành rào cả nước rồi quy ra tiền, thì đó phải là số tiền khổng lồ. Và nếu Nhà nước dồn tất cả khoản ấy vào giáo dục đạo đức thì Việt Nam có thể dạy được mọi người ý thức công dân tốt, qua đó giải quyết dứt điểm nạn trộm cắp, xâm lấn đang lan tràn như hiện nay.

Không trộm cắp, xâm lấn thì tường, cổng hết lí do tồn tại. Như người Cham ngày xưa ấy!

Continue reading

Câu chuyện Cham-15. TÔN GIÁO ‘AHIÊR AWAL’, CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỐNG CÒN

Ramưwan lại đến rồi… Quan hệ hỗ tương giữa ‘Ahiêr Awal’ không thể không bàn đến. Tại sao?

[1] Cham – Tôn giáo hay Tín ngưỡng dân gian?

Cộng đồng Cham Pangdurangga ít có khái niệm về tôn giáo theo nghĩa chữ ‘Agama’ (Sanskrit: Āgama), mà thường dùng chữ ‘Adat cabbat tana rakun’.

Các Từ điển đều dịch ‘Agama’ là “tôn giáo, đạo”, tuy thế nếu có hỏi, hiếm ai biết chữ “tôn giáo” Cham gọi là gì. Hồi về Việt Nam, Po Dharma nhiều lần bảo Cham không có tôn giáo mà chỉ có tín ngưỡng dân gian, không phải không có lí.

Một tôn giáo cần hội đủ: Giáo chủ, giáo lí và giáo đường, cùng sinh hoạt nghiêm ngặt. Đằng này Cham cả ‘Ahiêr’ lẫn ‘Awal’ đều thiếu một, hay thiếu cả ba. Tôi cho đó là một tôn giáo đặc thù Cham [sẽ bàn sau].

Continue reading

CHỦ NGHĨA THEO-ISM & HỆ QUẢ

1. Trong tiểu luận “Giải Nobel cho văn chương Việt Nam, tại sao không?” (Vietnamnet, 2008), tôi thử phân tích tinh thần “tòng” trong truyền thống biểu hiện qua tâm tính Việt, dẫn đến tính đồng bộ [đa phần] của nền thơ Việt nói chung. Trích:

“Sự đồng bộ bắt nguồn sâu xa từ căn tính thơ Việt và truyền thống xã hội Việt Nam, được đắp nền và tô bồi thêm bởi thứ triết học Theo-ism đang được miệt mài giảng dạy trong nhà trường. Bước chân ra khỏi giảng đường, sinh viên Việt Nam khó dứt lìa nếp nhà nghĩ theo, viết theo, khen chê theo…”

Continue reading

Glang Anak [0]. MỘT NGỌN NẾN CHO HỌC

[hay Khai từ cho Ariya Glang Anak]

Chỉ với 116 cặp ‘ariya’ (ụúc bát Cham), Ariya Glang Anak đựng chứa được cả một thế giới Cham, hôm qua lẫn hôm nay. Thế nên đến với Glang Anak, ta cần chậm – thật chậm rãi.

Như trước khi đi vào nhà khách Cham, bạn rửa bàn chân lấm bụi đường. Trước Glang Anak, bạn trải chiếu bông, đốt lên ngọn nến, và đọc.

Ở các bài tới, tôi không diễn ngôn Glang Anak, mà chỉ chú thích, ý và từ – chuẩn nhất có thể. Như gợi ý cho các bạn bước vào thế giới hiện thực đầy huyền vi đó, của thơ.

Continue reading

TÔI LÀ MỘT THẰNG KHIÊM TỐN

[Tôi muốn mọi Cham quên hết bài viết trước của tôi đi, đọc mỗi tút này thôi, 3 lần chứ không phải 1, để giải trí]

VIỆT:

Mỗi bận giặc phương Bắc xâm lược, ông cha ta rút về nơi an toàn chờ thời. Đợi khi lương túc binh hùng, thì đuổi chúng đi. Sau đó ta sai sứ sang cầu hòa.

Đảng ta hôm nay hơi khác…

THIỀN:

Mỗ tôi khi chưa tu Thiền, thấy sông chỉ là sông, núi chỉ là núi;

khi tu Thiền, thấy sông không phải là sông, núi hết còn là núi;

khi đã ngộ Thiền, thấy sông vẫn là sông, núi vẫn là núi.

Continue reading

Thông điệp [2] và [3]

Thông điệp [2] “Làng Chăm ơn Bác” của Amư Nhân. TỒN TẠI

Tháng 3-75, hơn 300 sinh linh Cham, phần “sợ Cộng Sản” phần ôm mộng đi làm nước ‘‘nau ngap ia’, nhắm mắt ào lên núi. Để ngay sau đó bị làm cho ‘‘brai rai toàn bộ’. Trong đó có anh ruột tôi, anh em họ tôi, bạn học và bạn chơi của tôi. Bản thân tôi không Đi làm Cá Rô ‘‘Nau ngap Ikan Krwak’, cũng được ba ngày đêm nằm biệt giam xơi cơm tù.

Miễn kể khổ, chỉ nêu ba điển hình, để ta thấy thảm trạng từ đó nhìn nhận rõ vấn đề.

Anh họ ngoại tôi bị bắn chết trên núi, xác kéo về đặt tại ngã Ba Phú Quý để làng nước ngó, mới cho mang đi. Anh họ nội tôi bị bắn chết, sau hai ngày thi thể mới được tìm thấy khiêng về đặt ngoài làng, cấm mẹ khóc con. Em họ và bạn học tôi, khờ khạo lên núi muộn, khờ khạo khai bậy bị đánh bầm giập rồi nhốt ba tháng, sau này chết trẻ [do hệ lụy cũ].

Thì bảo Cham hồ hởi HỘI NHẬP, là điều không tưởng.

Continue reading

THÔNG ĐIỆP CHO CHAM: HÔM QUA, HÔM NAY & NGÀY MAI

Hãy yêu, hãy yêu như ta chưa từng

các đứa con đi xa bỏ hoang làng mạc

mang bụi đất quê hương về miền xứ khác

và hãy yêu hơn con người chân chất

sống một đời ôm mang đất – phù du

(trường ca “Quê hương” trong Tháp nắng, 1984)

Mỗi giai đoạn lịch sử của một cộng đồng [dân tộc, hay đất nước] luôn bị đặt trước câu hỏi lớn, mà vận mệnh của nó tùy thuộc vào câu trả lời lớn tương thích. Cộng đồng Cham từ đầu thế kỉ XIX đến nay, may mắn thay, xuất hiện cá nhân hay nhóm người đáp ứng đúng điệu, qua đó hóa giải nút thắt của lịch sử dân tộc.

Bước sang thập niên 20 của thế kỉ XXI, Cham lại đứng trước một thách thức mới, đòi hỏi câu trả lời mới, và khác.

Ngoảnh lại quá khứ, tôi thử giải minh “3 câu trả lời lớn”, và tìm câu trả lời mới cho giai đoạn sắp tới.

Đây là phân tích chính trị-xã hội mang tính vận mệnh lịch sử, thế nên rất mong bà con, anh chị em đọc kĩ trước khi phản hồi, nếu có. Và nhất là, cần nhìn toàn cảnh xã hội Cham hai thế kỉ qua, để thông suốt vấn đề.

Riêng độc giả ngoài Cham, cần “đứng vào lòng xã hội Cham”, để nhận định.

Thông điệp [1] Từ câu hỏi lớn của Glơng Anak. THOÁT NẠN

Continue reading

CÓ MỘT SINH LINH CHÀM MÌNH BẮT ĐẦU LÀM KHOA HỌC NHƯ THẾ!

1. Nguyên tắc

Tôi chưa nửa lần gặp Putra Podam. Có thể gặp đâu đó loáng thoáng, nên nếu có gặp lại, tôi khó nhận ra. Tôi càng chưa đọc dòng chữ nào, nói chi công trình nào đó của anh – nếu có.

– Nhân loại tránh tối đa bàn về tôn giáo khi 2 bên ở phía đối nghịch. Sara-tôi là đứa con Cham Ahiêr Awal, Putra Podam đạo gì thì tôi không quan tâm (còn chuyện có hay không anh “viết theo đơn đặt hàng” để “cổ súy” cho cái gì đó như Xuan Bao đặt dấu hỏi, thì tôi không biết được).

– Tôi không đấu tranh VỚI Cham, mà CHO Cham. Putra Podam là Cham, thế nên, tôi từ chối đấu tranh VỚI. Nói là nói GIÚP, nói CHO anh, và Cham.

Continue reading