VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Thuyết tại Viện Ngôn ngữ – Hà Nội, 9g ngày 11-8-2022

Phần 1.

CHAM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM?

1. Dòng máu

Hơn 10 vạn tù binh Cham ra Bắc, họ làm gì?

Bộ phận Cham ở lại miền Trung: “Chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm” (Hồ Trung Tú)

Canh Cụ: hai làng Xuân Quang, Xuân Hội ở Bắc Bình, Bình Thuận  

Họ Trà, Chế tại miền Trung ngày nay

Continue reading

THƠ NHƯ LÀ CON CẶC NỨNG

Đó là bắt chước Nguyễn Quốc Chánh trích dẫn Derrida: “Nghệ thuật là một con cặc nứng”. Không chơi cũng chẳng đùa, mà thật. Với sáng tạo nghệ thuật, “một ngày 33 bài thơ” (Bùi Chát) hay “nhị cú tam niên đắc” (Giả Đảo) là chuyện thường. Không nứng thì chịu, nằn nì sao nó cũng không thể cựa quậy, còn xài tới Viagra thì đó đã là thứ thơ nhân [giả] tạo mất rồi.

Thơ trẻ hôm nay thiếu gì? Thiếu trường, nhóm thơ, thiếu ý niệm thơ mang tính “tàn phá”, từ đó thiếu chùm khuôn mặt khả thể tạo nên cuộc cách mạng.

1. Thiếu trường, nhóm thơ

Một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ bốn yếu tố. Trước hết, họ là người viết cùng thời, cùng quan điểm sáng tạo có khả năng dựng nên một trường thơ (như Trường Thơ Loạn đất Bình Định thời Tiền chiến); tiếp tới: họ biết lập ngôn cho hệ mĩ học sáng tạo của nhóm, của phong trào mình; thứ ba, nhóm thơ ấy có được diễn đàn độc lập; cuối cùng: cần lớp độc giả có tinh thần và tri thức sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ.

Continue reading

Tiêu điểm-5. SAU TIẾN SĨ, LÀM GÌ?

Học để làm quan, là truyền thống Việt.

Hôm trước còn vô danh tiểu tốt, hôm sau khi “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”, cả làng ra đón, anh đã ra thế giá nghênh ngang một cõi. Lắm khi chưa gì cả, anh còn tư thế đe nẹt thiên hạ: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”. Không ham mới lạ.

Làm quan, muốn leo cao, anh học [lắm lúc không cần học] để giật cái bằng to hơn nữa. Là điều cần thiết – không có gì trầm trọng cả! Kẹt nỗi, sau đó chấm hết. Ta không có gì hơn, gì thêm.

Continue reading

Ramưwan buồn-8. BÀ CON BÀ-NI THIẾU TRỤ

Không ai có thể hát thay chúng ta

nơi đây và lúc này

cả hôm sau – có lẽ“…

“Trụ” mang nghĩa sức hút, không phải lực hút nhờ địa vị và quyền lực, tiền bạc hay bia rượu, mà là “chất trụ” ở tự thân. Con người, tiếng nói, hay diễn đàn được đại đa số tin tưởng và chờ đợi.

Chuyện vui.

Trại Sáng tác Đải Lải 1996, buổi chiều ông Y Ngông lên nói chuyện. Trong phòng ban tổ chức, một nữ văn nhân ngồi cạnh áp sát vào như muốn đặt cả thân mình lên người tôi, không dứt ra. Thi sĩ MT đùa to: Anh Phú Trạm có nam châm, mọi người ơi.

Continue reading

Đắc đạo Cham, tôi làm gì?-22. CHÍNH TRỊ

Lớp 12 Nguyễn Trãi Phan Rang. Chiều muộn ở buổi lao động xã hội chủ nghĩa, lớp Văn chúng tôi ngồi sinh hoạt cạnh lớp Toán. Sinh hoạt vãn, tôi tách đàn để qua ngồi chung cùng 7  anh em bạn học Cham bên cạnh.

Hơn nửa giờ sau, Lân [hay Lâm] bạn chung lớp tôi đi qua, ngồi xuống.

– Các bạn coi màn ảo thuật nè, – bạn nói, nắm tay đặt xuống mặt đất, tay kia cầm cái mũ úp lên. – Nửa phút thôi con cu đen bay ra từ đây…

Mọi con mắt đổ dồn lên chiếc mũ. Bạn giở nó lên, cùng lúc ngón cái bật lên thẳng đứng. Không một lời, bạn đứng dậy…

Continue reading

CÂU CHUYỆN DỄ VÀ KHÓ

[1] LÀM DỄ, CHƠI MỚI KHÓ

Bận rộn dễ, ở không mới khó.

Làm sao một ngày không con cháu bu quanh, không bạn bè bù khú, không rượu bia hay sách vở, không việc làm, không cả facebook, mà bạn vẫn có thể sống ổn?

Vấn đề Bà-ni, tôi nói dễ ợt; do đầu óc ta không rỗng rang, vô tư mà đầy tính toán, thành ra làm đâu hỏng đó, đã bị vài người kêu tôi: dóc tổ! Có vậy đâu. Đụng sự vụ lớn nhỏ nào bất kì, với tôi – dễ ợt. Hơn nửa đời hư, tôi đã thế.

Tạm kê vài món hầu bà con.

Continue reading

HẬU HIỆN ĐẠI LÀ HẬU HIỆN ĐẠI LÀ…

Hậu hiện đại là hậu hiện đại là hậu hiện đại…

Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại.

Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại.

Khi còn mang tâm phân biệt ngoại vi với trung tâm, dân tộc thiểu số với đa số, da trắng hay da màu, nam và nữ, trung ương và địa phương, chính thống với phi chính thống, là ta còn nằm ngoài tầm với hậu hiện đại.

Continue reading

INRASARA ĐIỂM DANH 7 SỰ KIỆN CỘM TRONG NĂM

[1] Không thể khác, đại dịch Covid-19 đợt thứ tư tràn vào Việt Nam, phải đứng ở hàng đầu. Nó ảnh hưởng và tác động toàn diện đến mọi ăn, ở, nghĩ, nói, viết, làm của tất cả chúng ta.

Ở đó không phải hàng triệu ca nhiễm được ghi nhận, không phải hàng vạn sinh linh mất đi, càng không phải hàng ngàn chốt chặn được dựng lên khắp hang cùng ngõ hẻm… mà là trăm dòng người bằng mọi phương tiện và không phương tiện khác nhau tháo chạy khỏi Sài Gòn, nơi trước đó họ tìm đến như là miền đất hứa cho cuộc sống mình, và cả tương lai con cháu.

Continue reading

VÀO TRƯỜNG CHIẾN

[Biết người, Biết mình, Xử việc & Công an mời có nên đi không?]

Vào trường chiến-1. BIẾT NGƯỜI

[7 cách quán & 6 phép thử]

Mấy rày trực tiếp với ngàn sinh phận Cham về nỗi Covid-19, rảnh – tôi giở lại “sách thánh hiền” thấy hay hay, tạm rút ra vài bài học để cùng mọi người ôn tập. 

Lão Tử: Biết người là trí, biết mình là sáng. Làm sao biết người?

Khổng Tử nêu ra 3: Cứ xem lời nói và việc LÀM của hắn; làm, cứ xem CÁCH thức làm của hắn; và khi hắn đạt, cứ xét cái gì khiến hắn VUI.

Continue reading

Urang Cham-29. DOHAMIDE VÀ DOROHIÊM

Tin từ facebook anh Ysa Cosiem, vào lúc 12:30 giờ Cali ngày 8-11-2021, Dohamide, nhà nghiên cứu và là đứa con ưu tú của dân tộc Cham vừa ra đi. Anh gốc Cham Châu Đốc, sinh năm 1934 tại Việt Nam, mất năm 2021 tại miền Nam California – Hoa Kỳ, hưởng thọ 87 tuổi.

Xin chia buồn cùng gia quyến và thân hữu.

Dohamide tốt nghiệp Đốc sự Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn năm 1963, sau đó sang Mỹ tu nghiệp. Tốt nghiệp bằng MA về Chính trị học tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ. Từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung Ương VNCH. Sau 1975, học tập cải tạo hơn 10 năm, đến năm 1993 sang Hoa Kỳ theo chương trình HO.

Continue reading