BÍ KÍP HẠ VOLUME LOA KẸO KÉO

[hay. Đâu là phép làm người đọc thông minh?]

Ở thế giới mạng ta vài chục năm qua, nói to lấn đài trở thành trend [tiếng Tây]. Âm độ càng cao, cường độ càng mạnh càng thu hút người nghe. Thế là mọi người lao vào. Nhân vật càng có tiếng, nói trên diễn đàn càng lớn, người nghe càng dễ tin, cái nói kia càng tác động rộng, dù ở đó có vô số hỏng hóc.

Thử nêu vài điển hình tiên tiến.

[1] Một giáo sư nổi tiếng, tham luận ở một hội thảo khoa học tầm quốc gia về hậu hiện đại – trật lất. Trật lất ấy lại được vài tạp chí uy tín cấp tập đăng.

Cũng về hậu hiện đại, một dịch giả đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn, đọc tham luận ở hội thảo khoa học tầm cỡ không kém, ngay tức thì nhiều báo hồ hởi đăng với lời tụng ca ngất trời. Đơn giản, bởi dịch giả ấy “nhiều năm sống ở Mỹ” – lại trật lất!

Chán thế chứ, nếu cứ cho qua thì nỗi trật lất kia sẽ lây lan không biết bao giờ dừng. Thế là Hoàng-Ngọc Tuấn cho một chùy không cách nào đỡ!

[2] Đâu phải cứ sống ở đâu là rành rẽ bao nỗi ở đó. Vậy mà bên kia đại dương một giáo sư Mỹ viết, bên này giáo sư Việt Nam tin ngay, báo Văn nghệ của Hội Nhà văn đăng ngay.

Nữa, bên nớ một nhà phê bình Pháp vừa phán, thì đất này nhà phê bình Việt không cần đến thao tác truy cứu tối thiểu – vội tin ngay. Đã vậy còn hô to “những ai xiển dương hậu hiện đại, hãy xem đó làm bài học” [chi tiết đã kể]. Mèng!

Khác với Hoàng-Ngọc Tuấn, ở đây tôi chỉ cần đặt vài câu hỏi, cũng đủ tắt đài.

[3] Một nhà thơ nổi tiếng về vụ nói to, nói to cả điều mình không rành. Một tiếng Tây bẻ đôi không biết, lại liều lĩnh phán về thơ Tây. Nói to giọng đầy tự tin, thế là cả khối đông tin thiệt, nghe theo, vỗ tay theo.

Tôi cho đó là lối tiếp nhận thông tin thiếu thông minh. Làm gì?

– Cứ làm như Sokrates: đặt câu hỏi. Và đẩy các câu hỏi kia đến cùng, thì mọi ngô nghê kia tự phơi ra nỗi lố bịch của nó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *