Katê. ĐI, NGỌN LỬA TÌNH YÊU & NHỮNG CÂU HỎI

Katê và tiệc tùng. Không Cham nào cho khách hao tốn, khi ghé Katê.

‘Tôi tamư paga yau ba mưda tamư thaang’: Khách bước vào cửa ngõ như mang tiền của vào nhà – ông bà Cham nói.

Sáng 16-10 Lễ Rước Y trang Pô Yang, sau khi qua nhà Anưk Nhai tình nghĩa chú cháu và tán chuyện đời với văn chương, ba chúng tôi qua nhà Quảng Đại Cho tiếp tục hành trình tiệc tùng cùng thảo luận thế sự “khủng hoảng Cham hiện đại”, rồi kéo nhau qua nhà anh Thuận Văn Tài để nghe các bác ưu tư về vấn nạn ‘Xakawi’!

Continue reading

20-9. SINH NHẬT ĐẸP

Ngày 18-9-2020, Xuân bào có tút: “Inrasara, nhà văn hoá Chăm – và thái độ vài sinh linh Chăm tiêu biểu”. Sinh nhật, được một trí thức thế hệ mới viết “bênh”, vui quá đi chớ. Hỏi, [1] Inrasara có cần “được bênh” không? Và, [2] tút ấy có phải “bênh” Inrasara không?

Trả lời [2] không khó, bởi không có chuyện “bênh” ở đây.

XB viết: “Ta không biết Ông đã làm gì, hay ta biết mà ta cố tình tảng lờ đi!?” và “Tôi mong anh em Chăm ít ra cũng biết trân trọng thái độ Ông và ghi nhận đóng góp của Ông”. Cả hai ý không phải nói cho Inrasara, mà cho Cham.

Continue reading

Tồn tại hôm nay-2. GIẢI TÁN MỘT SUY NGHĨ-1

Nhà thơ Lệ Thu viết [thơ] trên báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam (1998), về tập thơ Sinh Nhật Cây Xương Rồng, rằng: “Có nhà thơ mang trái tim của một vương triều/ Khát vọng phục thù, ước mơ đảo ngược”, và tôi đáp lại bằng… bài thơ khác: “Tụng ca của Nước” đăng trên tạp chí Văn TPHCM – dịu dàng, mà rất oách!

Với Cham, một bộ phận người Việt mang hai tâm lí lạ đời:

Continue reading

Nguyễn Đức Tùng: ĐỌC THƠ 20: INRASARA, SỐNG NGHĨA LÀ TẠ ƠN

Vanviet.org, 23-12-2019

Biết ơn là một khả năng. Nhiều người đánh mất khả năng ấy, vì muốn biết ơn, bạn cần mở rộng cánh cửa của căn nhà mình, không chút tự vệ. Lòng kiêu hãnh phải giảm xuống đến mức con người đủ sức nhận ra hạnh phúc của họ tùy thuộc vào người khác. Nhiều người không có khả năng hạ mình xuống để mang ơn, họ chỉ có thể ban ơn cho người khác. Tự bộc lộ mình mà vẫn mạnh mẽ, trao đi, cho hết, mà vẫn nguyên vẹn. Hãy nghe Inrasara:

Cho và đi. Cho và đi mất về biển xa.

Dòng sông vẫn ở lại.

Tạ ơn vì biết chúng ta vốn là những kẻ bất toàn:

Ôi! Linh hồn tháng mười

mà giấc mơ được tạc từ bóng hoa dại

đã rụng lâu rồi ở đồi tuổi thơ

đêm nay chợt sáng lên run rẩy

Continue reading

Quảng cảo: ĐỌC GÌ Ở FACEBOOK INRA SARA?

Người dùng FB để viết status, mà status được mặc định là “dòng cảm xúc”, ngắn càng tốt, đánh vào “cảm xúc” kẻ tiếp nhận. Dẫu sao ở đó, không ít người làm khác, có khi nó như một bài báo, thậm chí như một nghiên cứu khoa học.

Status Inra Sara nằm giữa hai cực đó. Ngoảnh lại “nghiên cứu mình” để kiểm kê xem mình đã làm gì trên FB. Hơn 6 năm qua, liên tục mỗi ngày trung bình 1 status động cập đến 1@6 lĩnh vực chính: Continue reading

BẤT CHỢT TÂY NGUYÊN

Tôi làm thơ hậu hiện đại, thơ tân hình thức, thơ hiện đại, thơ “cố điển” các loại đủ cả. Mà ở hệ nào cũng… ha[…] Bài “Bất chợt Tây nguyên” thuộc hệ sau, chưa in tập nào.

Hôm trước ghé Trung tâm Bản quyền Âm nhạc TPHCM lấy nhuận bút “nhạc sĩ Inrasara” mới biết nó được phổ nhạc, và hát đây đó. Tôi còn chưa biết nhạc sĩ nào phổ, và ca sĩ nào hát ở đâu nữa! Qua đó mới đọc gặp bài bình này, dù nó đã đăng ở Văn Nghệ Đak Lak 6 năm trước (24-2-2013). Post ở đây để bà con xem thử tôi nói có đúng không hén. Và nhân tiện, nói lời cảm ơn bạn thơ luôn – Sara. Continue reading

HOÀNG THỤY ANH: CHUYỂN ĐỘNG THƠ NỮ VIỆT NAM

(đọc: Inrasara, Thư nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015).

Sở thích trở lại những năm tháng ấu thơ, tự ăn thế giới nội tâm đầy nữ tính, nên phụ nữ thường sa vào “lối viết thân thể” và “lạc thú thân xác”. Nhưng “thái độ tự yêu mình của phụ nữ chỉ làm cho họ nghèo nàn đi, chứ không hề làm họ thêm phong phú: không hề làm gì khác ngoài việc tự ngắm nghía mình, rốt cuộc, họ tự thủ tiêu mình” (1;tr.408). Sự chiếm hữu bản thân như thế, vô hình trung, phụ nữ đã thỏa hiệp với phận số mà xã hội từ bao đời nay ràng buộc, mặc định, và còn tự bó hẹp những can dự của mình đối với thế giới. Chỉ khi dám đứng lên đấu tranh, “nỗ lực phá giới”, nỗ lực “cắt đuôi hậu tố nữ” mới mong trọn vẹn tiếng nói của chính mình. Cuốn tiểu luận – phê bình “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ [&20 tiếng thơ nữ quyền đương đại]” (2) của Inrasara cho chúng ta cái nhìn khá rõ nét về những chuyển động của thơ nữ Việt, từ chỗ vị thế kẻ lệ thuộc, thứ yếu, phụ nữ biết “tự yêu mình”, và bây giờ đã và đang khắc phục, giải thoát khỏi thiên tính nữ để chấm dứt mọi sự phân biệt về giới tính. Continue reading

GMA – PHILIPPINES & TÔI

Cuộc trò chuyện với Đài GMA Philippines chiều 28-5-2018 thú thì thú vị thật, kẹt nỗi tôi đã dọn sẵn bản tiếng Anh, trong khi “người của Bộ” cùng đoàn 7 sinh linh đến đính kèm thông dịch viên. Thế là cả ngày dượt cái thao tác “cúi xuống nhìn lên” bài bản phải biết, đành ngậm ngùi xếp lại. Bộ cứ sợ tôi “phản động”, để rốt cùng công bỏ ra thành công cóc!
Mà dường tôi “phản động” thật. Thuyết đến đoạn, Cham không thể bị đồng hóa do “sức mạnh nội tại của văn hóa” [tôi chơi khó bạn trẻ này bằng dụng ngữ của Gilles Deleuze: In social terms, puissance is IMMANENT POWER, the power to act rather than power to dominate another]. Tôi đang nhắc vở người dịch mải kiếm chưa ra chữ, thì bị “trên” nói khéo. Tôi mới thêm đuôi: Dù xen cư và cộng cư với Việt, Cham vẫn giữ được bản sắc, để chính nó làm giàu sang văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Sau đây, là nguyên văn bài soạn sẵn, dĩ nhiên khi thuyết, tôi đã linh động quang quảng…

*
1. About me and my works
My name is Sara, short for Inrasara. Currently, I live in Tân Phú district, Saigon, with my family, but I was originally from Ninh Thuận province, in Central Vietnam. Continue reading