Thư về 5.000 Từ vựng Việt – Chăm

Sài Gòn, 15-12-2011

Các bạn Putrachampa, Sangluu38, và quý độc giả thân mến!

Trước hết tôi xin nói lời xin lỗi, thời gian qua, bởi quá bận và liên tục di chuyển, nên đã chậm phản hồi về các “phản hồi” của bạn đọc. Tôi cũng rất cảm ơn các bạn về nhiệt tình và thiện chí đóng góp cho chương trình. Xin tóm vài ý chính như sau:

1. Nhất trí về một số điểm

– Cần có Sổ tay 5.000 từ thông dụng Việt – Chăm (Việt trước, Chăm sau) để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho người Chăm ở Việt Nam NÓI tiếng Chăm Continue reading

TIN BUỒN

Nhận được tin buồn

Thầy TỪ CÔNG PHÚ

Sinh năm 1933 tại Cwah Patih Thành Tín – Phước Hải – Ninh Phước – Ninh Thuận

Sau thời gian bệnh kéo dài, đã từ trần vào lúc 4 giờ sáng ngày 14-12-2011

Mai táng vào lúc 14 giờ chiều cùng ngày tại nghĩa trang làng.

Thầy Phú là một trong vài vị tiền bối có công lớn trong việc đào tạo thế hệ học sinh Trường Trung học Pô-Klong, là trí thức uy tín hoạt động tích cực và hiệu quả trong công tác cộng đồng Chăm, đồng thời là bậc trưởng lão đóng góp nhiều thành tích cho quê hương Thành Tín.

Lễ Padhi sẽ được tổ chức vào ngày mai: 15-12-2011.

Bạn đồng song, bằng hữu các làng và cựu học sinh Pô-Klong sẽ có mặt vào lúc 19 giờ tại Thành Tín để ôn lại kỉ niệm về thầy Từ Công Phú.

Inrasara.com xin chia buồn cùng gia quyến. Cầu mong linh hồn thầy sớm về với ông bà.

Inrasara.com cũng thông tin đến cựu học sinh Pô-Klong đến Thành Tín để chia buồn cùng gia quyến người Thầy đáng kính.

Văn chương & Tư tưởng III-103

Thưa! Sâm Liêu Tử có cái thân lạnh mà đạo giàu, con người chữ nghĩa văn chương nhưng ăn nói lại chậm rãi, bên ngoài mềm nhũn mà bên trong cứng rắn, với người thì không ganh đua nhưng với cái quấy của bạn bè thì hay đưa lời châm chọc, hình khô tâm tro lạnh mà thích nói lời cảm khái với đời, thưởng ngoạn cảnh vật mà không vong tình.

Đó là năm điều nơi Sâm mà tôi gọi là cái không thể hiểu.

Đông Pha Cư sĩ.

Nhà thơ Inrasara: “Tôi sẽ về quê giới thiệu văn hóa dân tộc mình!”

Hoàng Thi thực hiện

Báo Thời nay, 9-12-2011

Giới thiệu rộng rãi văn hóa dân tộc mình là nguyện vọng cả đời của nhà thơ, nhà nghiên cứu người Chăm Inrasara. Ông đang tập trung công sức và tài liệu cho một không gian văn hóa Chăm thu nhỏ tại quê nhà. NTNN đã trò chuyện với ông.

 

Nghe nói ông có ý định rời một trung tâm sôi động như TP.HCM để… về quê?

– Không phải là về hẳn mà sẽ ở quê nhà nhiều hơn. Các con tôi đang trưởng thành, sẽ trông nom những công việc ở thành phố, rất nhiều công việc đang đợi tôi tại Nhà Trưng bày Văn hóa Chăm Inrahani Continue reading

Chữ Chăm đã có phần mềm

Báo Đà Nẵng cuối tuần, 27-11-2011

Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011, tại buổi Hội thảo Xây dựng phần mềm chữ Nôm, chữ Thái, chữ Chăm do Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên – Huế tổ chức tại số 06 Lê Lợi, thành phố Huế.

* Phan Anh Dũng nhận Giải thưởng.

Đây là lần đầu tiên, hệ thống phần mềm và website hỗ trợ chữ Thái và chữ Chăm tại Việt Nam khá hoàn chỉnh được lập nên. Riêng chữ Chăm, phiên bản mới của phần mềm và website chữ Chăm đã hoàn thành với đầy đủ các chức năng, gồm: bộ phông chữ Chăm Unicode, bộ gõ chữ Chăm trên Windows và trên Linux và website về chữ Chăm Continue reading

Inrasara: Phù hoa như Văn Cát Tiên

 

Văn Cát Tiên là nhà kinh doanh thì đúng rồi, một nhà kinh doanh có làm thơ.

Nhưng thường thì các nhà kinh doanh hay nhà chính trị làm thơ, họ có xu hướng làm loại thơ thù tạc, nhẹ nhàng – thù tạc không để làm gì cả. Tô điểm cho vị thế xã hội của mình cũng có, làm thỏa mãn tình yêu văn chương cũng được. Văn Cát Tiên thì khác Continue reading

Về thực tiễn sáng tác và phê bình hậu hiện đại ở Việt Nam

Mặc Lâm đài RFA thực hiện

Chương trình phát vào tối thứ Bảy 3-12-2011
Mặc Lâm: Chúng tôi mạn phép được trình bày vài khía cạnh rõ nét nhất tình hình sáng tác và phê bình hiện nay một cách hạn chế vì chương trình giới hạn thời gian không cho phép đào sâu những gì mà người sáng tác và độc giả lưu tâm. Và sau đây mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi ngắn này.

 

Xuất hiện khá sớm

Mặc Lâm: Thưa ông Inrasara, trước tiên xin cảm ơn ông về thời gian ông đã dành cho chúng tôi trong ngày hôm nay. Xin ông cho biết vài nét phác thảo về nghệ thuật hậu hiện đại tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thơ, thưa ông?

Inrasara: Có thể nói các tác phẩm mang dấu ấn hậu hiện đại đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm Continue reading