Thử đặt nền tảng cho phê bình văn học Việt Nam đương đại

đã đăng tạp chí Sông Hương, số 1-2011; báo Người Hà Nội, 2-9-2011.

xem Tienve.org, 20-12-2011

(bản sửa)

1. Điểm lại mười căn bệnh phê bình hôm nay

Qua tiếp nhận phát hiện của người đi trước và bằng sự quan sát của mình về hiện tình sinh hoạt văn học Việt Nam đương đại, tôi đã một lần gọi tên mười căn bệnh phê bình, nay xin điểm mặt lại:

Phê bình bình và tán, không trên nền tảng mĩ học nào, chỉ bình tán đầy tính may rủi.

Phê bình độn giai thoại, ở đó trong một bài viết, nhà phê bình tùy tiện độn vào cơ man giai thoại cũ và mới, rất nhảm.

Phê bình chung chung, tránh né, vô thưởng vô phạt, là loại phê bình có thể áp dụng cho mọi nhà thơ, mọi tập thơ mà không sợ bị trật Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-101

Ngoài sự khác biệt về thời điểm, giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và toàn cầu hoá có ít nhất một điểm giống nhau: cả hai đều là những thực tiễn trước khi là một khái niệm hay một triết lý. Dù đồng ý hay không, người ta cũng không thể phủ nhận và cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của chúng. Nói như Michael Denning, “Toàn cầu hoá, giống như chủ nghĩa hậu hiện đại, không phải là cái gì người ta có thể theo hay chống. Nó chỉ là một nỗ lực đặt tên cho hiện tại.”

Nguyễn Hưng Quốc, “Toàn cầu hóa và văn hóa”, voanews.com, 1-12-2010

5.000 Từ vựng Việt – Chăm: Thử bàn về cách chọn từ

1. Vốn từ vựng căn bản

Rút từ ba nguồn:

Từ điển Việt – Chăm, NXB Khoa học Xã hội, 1996.

Từ điển này lấy toàn bộ từ vựng từ Từ điển Chăm – Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1995. Ưu điểm: tương đối chuẩn, ít có chữ “sáng tạo”, ngoài số lượng từ của Ban Biên soạn sách chữ Chăm.

Từ điển Việt – Chăm, NXB Giáo dục, 2004 Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-99

Brodsky làm thơ, vì yêu tiếng Nga. Heidegger: Nhà thơ là kẻ phụng sự ngôn ngữ. Hay Lê Đạt tự nhận “phu chữ”. Làm thơ không nhân danh này nọ, không vì cái ni cái nớ mà là “phu chữ”! Tôi làm thơ vì âm vang của lời. Vài tiếng Chăm có sức ám ảnh kì lạ. Nhất là các tiếng đang giãy chết, sắp nhập kho hay đang bị vùi trong cát bụi. Làm thơ để phục vụ chúng.

Inrasara, Hàng mã kí ức, 2011.

Jaya Bahasa: Vương quốc Champa: Địa dư, dân cư và lịch sử

Điểm luận – Bản dịch tiếng Việt do IOC ấn hành tại Hoa Kỳ, 2011

 

Champa là một quốc gia cổ đại bước vào thời kì xây dựng nhà nước độc lập tự chủ sớm ở Đông Nam Á từ thế kỉ thứ II công nguyên. Quá trình phát triển của nhà nước Champa đã để lại nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần quý giá. Tuy nhiên, lịch sử của Champa chỉ được phản ánh trong các bộ quốc sử các nước láng giềng như Trung Quốc và Việt Nam, Cambodia khi có phái đoàn triều cống sang thăm viếng, dịp ban hành sắc phong vương hay có xung đột về chính trị và quân sự. Hoặc được tìm thấy trong các ghi chép của các nhà du hành, phái đoàn truyền bá tôn giáo, lời kể của các thương nhân Continue reading

Phạm Công Thiện: Trường giang Mỹ Tho

Sinh năm 1941 tại Mỹ Tho.

Nguyên Giáo sư Triết học Tây phương Viện Ðại học Toulouse (Pháp), nguyên Giáo sư Phật giáo Viện College of Buddhist Studies, Los Angeles (Hoa Kỳ), nguyên khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của Viện Ðại học Vạn Hạnh từ năm 1968-1970, sáng lập viên và nguyên chủ trương biên tập tạp chí Tư tưởng của Viện Ðại học Vạn Hạnh, 1966-1970.

Tác phẩm chính đã xuất bản Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-106

Tiểu thuyết gia nói về cái khoản sự thật ẩn dưới đáy của mỗi lời nói dối. Với một nhà phân tích tâm lý, nói dối hay nói thật không quan trọng mấy bởi những lời nói dối cũng thú vị, hùng hồn, và khơi lộ chẳng kém bất kỳ điều được cho là sự thật nào.

Tôi cảm thấy nghi ngờ nhà văn nào tuyên bố kể toàn bộ sự thật về chính mình, về cuộc đời, hay về thế giới. Tôi thích sống cùng những sự thật tôi tìm thấy trong các nhà văn tự thể hiện mình như những kẻ nói dối mặt dày nhất. Mục đích của tôi khi viết Nếu một đêm đông có người lữ khách, một tiểu thuyết hoàn toàn dựa vào huyễn tưởng, là để tìm thấy theo cách này, một sự thật mà tôi không thể tìm thấy theo cách nào khác.

Italo Calvino, Lâm Vũ Thao dịch

Ghi chép tháng 11-2011: Hội VHNT DTTS Tổng kết, Về quê…

29-11-2011, thêm chuyến bay ra Hà Nội.

Họp Ban Chấp hành Hội VHNT các DTTSVN. Tổng kết năm và phát giải thưởng, 1-12.2011. Thâm niên 15 năm Hội viên, đây là lần đầu tiên tôi dự Lễ Phát thưởng hằng năm của Hội. Trăm người về dự, nhất là anh chị em Hội viên các Hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Có dịp gặp mặt hàn huyên, cũng vui. Ăn ở tại Nhà khách Dân tộc.

* Nguyễn Phạm Hùng, Inrasara, Huệ Chi và Vũ Thanh tại nhà Nguyễn Phạm Hùng.

Tối 30-11, Trần Ngọc Vương chạy xe máy qua đèo sang nhà anh cơm tối. Anh tặng cuốn Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ Continue reading

A Cham woman proposes

Vietnam Heritage, No 9, December 2011

 

The Cham people of today are matriarchal, so women propose to men and men live in their wives’ houses. It is the other way round for Kinh Vietnamese. Even as recently at 1928 it was the man who proposed in Cham marriage. In the book Le Royaume du Champa (The Cham Kingdom, Paris, 1928), French author G. Maspéro wrote: ‘Cham people’ marriages are arranged with the help of a broker who brings some gold, silver and two jars of wine to the woman’s house to propose marriage.’ Continue reading