Thư về 5.000 Từ vựng Việt – Chăm

Sài Gòn, 15-12-2011

Các bạn Putrachampa, Sangluu38, và quý độc giả thân mến!

Trước hết tôi xin nói lời xin lỗi, thời gian qua, bởi quá bận và liên tục di chuyển, nên đã chậm phản hồi về các “phản hồi” của bạn đọc. Tôi cũng rất cảm ơn các bạn về nhiệt tình và thiện chí đóng góp cho chương trình. Xin tóm vài ý chính như sau:

1. Nhất trí về một số điểm

– Cần có Sổ tay 5.000 từ thông dụng Việt – Chăm (Việt trước, Chăm sau) để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho người Chăm ở Việt Nam NÓI tiếng Chăm.

– Phiên âm, chứ không là chuyển tự. Làm thế nào để người bình dân có thể đọc mà nói được tiếng mẹ đẻ mà ít phải độn.

– Gọn, nhẹ càng tốt, để tiện mang theo người bất cứ lúc nào, dùng bất kì ở đâu.

2. Về lấy lối phát âm vùng nào làm chuẩn?

Tôi đã bàn một lần: Lối phát âm vùng miền nào đó thì không thể đảo ngược.

Không thể bảo vùng Cham Tây phát âm theo kiểu Cham Đông. Càng không thể đòi hỏi người Cham Đông từ nay trở đi nói JUAI (đừng) hay PUÔC (nói). Cho rằng âm nào chuẩn thì cực kì khó. Lấy chuẩn vùng miền nào đó để buộc vùng khác nói theo càng khó hơn. Có thể nói đó là điều bất khả.

Do đó, có hai hướng làm:

+ Làm cho từng vùng trước, sau đó gom lại làm một.

+ Chỉ làm một cuốn duy nhất, đánh dấu kí hiệu về cách phát âm và sự khác biệt về nghĩa của vùng miền khác. Ví dụ:

Nói – đôm – T. mưyai. (nghĩa là Cham Đông là ĐÔM, Cham Tây là mưyai).

Nói – đôm – mưyai. (chữ nghiêng ta hiểu là Cham Tây).

+ Một vị tiến sĩ nước ngoài có gợi ý tôi ghi cả tiếng gốc Malayo-Polinesien nữa, nhưng e nó sẽ nặng và gây khó dễ cho người bình dân sử dụng.

3. Chuẩn vùng miền

Trên đây là bàn về vùng miền. Ngay trong từng vùng miền cũng có không ít khác biệt. Tuy nhiên khác biệt này có thể giải quyết được. Ví dụ:

URANG, tiểu vùng Kraung đọc là (u)-gang, người nữ và trẻ con đọc là (u)-yang, ta viết URANG, là ổn.

Riêng âm chính. Ví dụ: hứa: PAGÔN, PAGUÔN hay PAGUƠN đều “đúng” cả. Âm chính ít quan trọng hơn tiền trọng âm lang likuk và phụ âm cuối poh. Khi ta viết lang likuk PA thành TA, CA hay KA; viết poh N thành poh R hay L, ta mới sai chính tả. Ta viết PAGÔN, thì ổn.

4. Về cách phiên âm

Phiên âm hay chuyển tự với người có kinh nghiệm đọc Akhar thrah, thì không vấn đề. Ở đây đối tượng phục vụ tập trung vào giới bình dân. Trường hợp Cham Đông, phiên âm của David Blood là khả dĩ nhất. Tiếc là có một số nét không thể hiện được trên máy, gây bất tiện. (Và cái gì bất tiện thì ta tạm thời không dùng đến).

Các kí hiệu tương đương giữa hai tiếng Việt và Chăm thì nhiều. Ví dụ: T, P, K,…

Về vài trường hợp cá biệt, tôi có nêu ra, nhiều bạn đồng ý.

– âm dài thì dùng 2 nguyên âm: OO, EE,…

– Đ viết Đ, chứ không là ND; B viết BB không là MB…

Riêng TÁT, có người đề nghị viết THAI’ thay vì THAY’, tôi thấy được.

Chúng ta còn bàn thêm.

Chú ý: có bạn bảo đây là lối phiên âm của Inrasara! Xin trả lời là không phải. Ở đây tôi chỉ đề xuất (mà đề xuất này cũng rút tỉa từ phương cách của các chuyên gia ngôn ngữ học trước đó) để mọi người bàn thảo và đi đến nhất trí. Nó là của chung phục vụ cho chung. Ngay Sổ tay 5.000 từ thông dụng Việt – Chăm khi hoàn thành cũng nên coi nó là công trình chung.

Hãy chung tay cứu lấy TIẾNG Chăm.

Yêu cầu về tâm lí với người đã biết chữ Chăm: rành ít hay nhiều, tùy.

– Xóa bỏ mọi định kiến về cái cũ

– Dám từ bỏ cái mình biết, cái mình từng cho là đúng

 

Thuk siam!

Inrasara

 

* Thêm: Hai tháng nay tôi đã tập cho một cô sinh viên nhập liệu dùng lối phiên âm tạm thời (kkhi đã thống nhất, ta chuyển đổi rất nhanh thôi). Rủi ro, là do cháu có chuyện riêng, sau đó lại vừa bị đụng xe nằm viện, nên tạm ngưng. Hi vọng mọi việc tốt lành.

 

5 thoughts on “Thư về 5.000 Từ vựng Việt – Chăm

  1. khuyen khich anh em tien hanh nhanh soan thao TU VUNG CHAM-VIET gom 5000 tu. Nhung xin cho biet lay dau du 5000 tu Cham? Co phai vay muon ngon ngu ngoai Cham khong?Lam the nao de co day du cac tu pho thong hien dai? Chi xin dung che bien tu moi. Chuc cac ban nhieu suc khoe de cung nhau cuu nguy TIENG CHAM.

  2. Cham Panrang nói không phải không đúng. Chỉ khi bạn này dùng chữ “cần câu cơm” thì tôi thấy sai. Lấy ví dụ Inra ng cứu chữ Chăm có được gì đâu, anh ta có của ăn của để chút đỉnh là nhờ thổ cẩm chớ đâu phải ng cứu.

    Tôi nói qua về 5.000 Từ vựng này, không nên thảo luận về PHIÊN ÂM nữa mà hãy bàn về cách chọn TỪ, như thầy Sang đề nghị. Anh Inra viết cụ thể cách làm đi. Rồi mọi người cùng bàn.
    – Chọn từ thế nào?
    – Tiền thuê người nhập dữ liệu.
    Rồi tiền in…

  3. Salam bác Sara, cháu thấy từ “tát” ( Tát nước) ghi là “Thac” có vẻ sát âm hơn “Thai hay Thay”… còn những từ có gốc Tây Chăm, nên chăng ta giữ nguyên cách phát âm của họ?… ví dụ nên viết “Mayai” thay vì ” Mưyai”?
    Thuk siam!

  4. Ve viec thuc hien “So Tay Tu Vung Viet – Cham” xin de nghi nen lam theo cach thu hai theo de nghi cua Sara tuc la soan thao mot cong trinh duy nhat [cho Cham Dong va Cham Tay].
    Con viec chon tu thi nen co gang lam luon the: gom co cac tu thong dung va ca cac tu pho thong hien dai nua! Khong nen che bien tu moi, co nghia la phai vay muon tieng nuoc ngoai roi. Malai vay muon tieng Anh, vay ta vay muon Tieng nao day? Day la de tai can thao luan sau rong
    Than ai

  5. Salam Gru Sangluu38 song abih dei xa-ai mikwa,
    Dahlak bbôh laik (lach), nhjơp gơp yuw ni nan ralô pajơ. Chang nhjơp gơp 100 bha ratuh oh hajat.
    Padook kok ngak hu pa jơ.
    Dook panôik thaik drei wak thaik (thai’/ thac/ thach) jaang yuw gơp. Pôik hu abih. List (raloh) 5000 panoik dahluw, bloh brei ar, mayah hu karei xap song Cham pai yơ hu langyah di danak.
    Ganap phiên âm yuw halei jang hu, mưyah THEI JANG PÔIK HU nan biak hajat.
    thug siam,

    KanKun

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *