Inrasara – dấu vết năm 2011

Cuối năm 2011, ngoảnh lại – ngoài tác phẩm in thành sách và các sáng tác đăng báo các nơi – sau đây là những dấu vết của Inrasara để lại ở cõi tạm chữ nghĩa trong năm. Lẽ ra các “Ghi chép” và “Thư” hay “Viết ngắn” không nên đưa vào đây, nhưng bởi mỗi chúng có nội dung khác nhau nên để tiện tham khảo, chúng cũng cần có mặt.

Sau bài này, Inrasara ra Bắc mươi ngày.

Tadhuw mik wa adei xa-ai saung grơp yut pwơc sa thun biruw kajap karo thuk siam!

Inrasara

I. Inrasara: Tiểu luận, phê bình, tham luận, các bài báo, ghi chép… Continue reading

Thư cho bạn trẻ về văn chương hiện đại

Sài Gòn, 14-12-2011

Bạn trẻ thân mến

Mình vừa nhận được bài viết của bạn chiều hôm qua. Rất cảm ơn bạn trẻ. Bài viết của bạn bộc lộ tinh thần thiện chí của bản thân bạn, cũng như của nhiều bạn trẻ Chăm hôm nay; cạnh đó bài viết còn chứng tỏ bạn đã theo dõi khá sát sao các tranh luận [và cả cãi cọ] của “trí thức” Chăm, thời gian qua. Đó là điều đáng mừng.

* Điều hành Hội thảo cùng với đại diện Khoa và giáo sư Hoàng Như Mai.

Bài viết động cập đến nhiều vấn đề, mình không dám lạm bàn, vì nhiều lí do khác nhau. Chỉ xin minh định đoạn sau trong bài viết. Bạn viết

Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-106

Trịnh Xuân Thuận không chia sẻ với nhà vật lý Stephen Hawking, khi Hawking cổ vũ loài người đi tìm một nơi ở mới để cứu vãn sự sống của mình trước sự cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường. Trịnh Xuân Thuận không cho rằng đây là thời điểm loài người phải bỏ Trái đất, chiếc nôi đã tạo ra mình, mà phải cứu lấy nó như niềm hy vọng duy nhất cho sự trường tồn của con người và muôn loài sinh vật. Vả chăng, nếu tự bản thân con người không thay đổi cách ứng xử của chính mình với tự nhiên, thì những điều kiện hữu  hạn cho sự sống tồn tại trong vũ trụ cũng sẽ bị lòng tham không đáy của con người hủy diệt.

Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, người ta luôn có cảm giác rằng người đàn ông cao lớn, mực thước này đã vượt lên trên mọi tư duy thiển cận, ích kỷ, mọi xung đột vô nghĩa của con người để trở thành một công dân vũ trụ có trách nhiệm.

Hữu Long, tạp chí Tia sáng.

 

Quan điểm văn học, vài đính chính cần thiết

đã đăng Vietvan.vn, 26-12-2011

 

Thơ hay là thơ gây xúc động

Vô chiêu thắng hữu chiêu. Đâu cần phải theo khuynh hướng nào đó, bởi thơ hay đọc lên thấy hay ngay vì nó gây cho ta xúc động.

Phát ngôn đầy cảm tính này xuất hiện thường xuyên trên các bài báo, tiểu luận và phê bình văn học. Câu hỏi: thế nào là vô chiêu? Paul Klee phải “học” và “tập” nhuần nhuyễn mọi thủ pháp các trào lưu hội họa Đông Tây (hữu chiêu), sau đó mới “học” quên tất cả để trở thành “vô chiêu”. Vô chiêu không phải không có ngón võ nào trong túi! Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-100

Những con người bình thường đến tầm thường, những con người làm việc cật lực trong nỗi vô danh của hạt thóc vãi rơi sau vụ gặt thịnh mùa, chịu ở lại với đám ruộng bỏ giá suốt những tháng hạn, với nắng gió, chim chóc… để bật lên cây lúa chắc nịch sau những ngày mưa đầu năm; những con người chịu nở trọn lòng mình trong bóng tối… luôn cuốn hút tâm hồn tôi một cách kì lạ… Chúng ta đến, chúng ta đi, và chúng ta bị quên lãng. Có thể những tên tuổi này cũng sớm bị lãng quên trong kí ức mọi người, như họ mong được thế. Như hạt giống chỉ muốn mình bị lãng quên để có được cây lúa xanh tươi trổ bông chĩu gié cho đời người và cho mùa sau.

Inrasara, “Nếu hạt lúa không chết đi…”

Thánh địa Mỹ Sơn, con bò sữa bị vắt đến kiệt sức

Phương Minh

Nguoiviet, Friday, December 23, 2011

 

QUẢNG NAM – Bị khai thác đến cạn kiệt! Ðó không phải là lời nhận xét của người viết bài này, mà là nhận định chung của nhiều du khách và những ai mến mộ văn hóa Chăm cũng như những ai còn xem Mỹ Sơn là một thánh địa cổ của nền văn minh rực rỡ Chăm Pa.

Thật ra, điều này không phải riêng gì Mỹ Sơn, Angkor Wat, AngKor Thom, Pyramid, Papillon, Taj Mahal,… Cũng từng là những nơi linh thánh hoặc nơi bất khả giao du, qua thời gian, trở thành nơi đến thăm của du khách, nơi để chiêm ngưỡng cái đẹp của quá vãng… Nhưng, vấn đề chính là triết lý về du lịch. Bất kỳ một ngành du lịch của quốc gia nào nếu không có triết lý về nó sẽ dẫn đến lụn bại, đổ nát Continue reading