Bắc tiến-14&15. TÌM DẤU VẾT CHAM

[& thoái trào về Trung]

Hơn mươi năm trước, tôi đã đặt vấn đề Dấu vết Cham và Champa ngoài Bắc: Thăng Long và vùng phụ cận. Cũng đã gợi ý cho vài người, nhưng rồi nó cứ trôi tuột đi, để nỗi ấy cứ mờ nhạt dần. Chúng ta chưa đủ YÊU chăng?!

Đâu là công trình ta có thể cầm trên tay để nhận diện nó, dù khái quát nhất? Không đâu cả. Chuyến này ở Viện Ngôn ngữ, sau đó ISEE, và VICAS, tôi thử lặp lại câu hỏi…

Phần mình, bên cạnh truyền đạo Thơ,

Chiều 4-8-2022, từ Cam Ranh bay ra Nội Bài; sáng ngày 5-8, dự tính nói chuyện với CLB Lục bát Thủ đô, hoãn để buổi chiều cùng vài bạn thơ lên Suối Hai, Tản Viên dự bế mạc “Lớp tập huấn thơ K10”.

Continue reading

Bắc tiến-13. Tôi nói gì? TÌM TRONG ÁNH MẮT – BÙI NGỌC HÀ

Khách sạn Thái Bình – Hưng Yên, 21-8-2022 – phát biểu ngắn.

Lễ Ra mắt sách do Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy thơ ca Đất Việt & CLB Thơ Phố Hiến, thành phố Hưng Yên.

+

Đi qua hai phần ba chương trình, lạ quá. Sài Gòn chưa hề có lễ ra mắt sách như thế. Chúng tôi làm khác: không tham luận, không khen không chê, thơ không tặng mà bán!

Tâm tình đã có người tâm, phân tích nội dung tập thơ cũng đã có kẻ phân, tôi thử nói về cái KHÁC.  

Continue reading

Inrasara: Nói chuyện ở Hội VHNT Tuyên Quang, 19&19-8-2022

Ngày 1. Sáng: CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Tìm trào lưu thơ Việt ở đâu?

Nếu không có thơ cách tân, không có tân hình thức, hậu hiện đại, văn chương mạng, thơ trình diễn… không biết chúng ta hình dung thơ Việt hôm nay ra sao nữa.

Vậy mà chúng cứ bị kì thị, bị đẩy ra ngoài lề, nghĩa là phía chính thống ít/ không chấp nhận chúng, luận bàn về chúng – ngoại trừ thơ cách tân.

Toàn cầu hóa và phương tiện internet cho ta cái nhìn khác.

Continue reading

Bắc tiến-11. NÓI CHUYỆN Ở ISEE

9g sáng ngày 15-8-2022

Nói đến Cham, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra: Đó là Cham nào, họ đang ở đâu, và tại sao là “họ” chứ không phải Cham khác?

1. 10 “loài” Cham sau Nam tiến của Đại Việt

Nam tiến, người Việt mở cõi vào miền đất có chủ

Với gươm, mĩ nhân và “ở lại” thể hiện qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

2. Thế nào là Cham Pangdurangga?

Continue reading

Bắc tiến-10. TÔI LÀM GÌ?

[1] Năm 2005, sau hành trình dài sáng tác, tôi dấn vào phê bình. Qua con mắt hậu hiện đại, tôi khai mở văn học ngoại vi Việt Nam, mục tiêu: Các khu vực văn học hiểu nhau, từ đó là giàu nền văn học tiếng Việt đương đại.

Đó là giai đoạn tôi hoạt động văn học mạnh nhất: Bàn tròn Văn chương, Cà-phê thứ Bảy Văn học, Tổ chức Ra mắt sách, xét giải…  

+ Sáng tác 7 tập thơ đầu Tháp nắng in 1996, tập cuối Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài Tân hình thức-2006; rồi văn xuôi…

Continue reading

Bắc tiến-9. Giải trí mình: HAY LÀ TÔI ĐIÊN?

[chuyện giờ dây thun của Việt Nam, và còn hơn thế…]

Nhân…

Wa Praong Sohaniim hẹn đến nhà bạn thơ đón tôi đi cơm trưa. 10g. Nửa tiếng đồng hồ đi qua, chả thấy bóng em đâu. Điện thoại, không; tôi gọi đi, bận. Tệ thế! Đồ đạc đã đâu vào đấy.

Tôi mới mở lại laptop, úi zdào: 7 cuộc nhỡ. Tôi vội vã chạy xuống, so đọ smartphone cháu với cù bắp tôi, mới hay có trục trặc lớn. Sohaniim phon đi các nơi, được; tôi làm thế cũng được luôn. Giữa chúng tôi thì không. Hai Chàm xa xứ được một phen cười lớn, nên mới có chuyện này…

Continue reading

Bắc tiến-7. KẺ ÁM SÁT QUÊ HƯƠNG

Chiều hôm qua, gia đình [chị-] anh bạn thơ rủ tôi qua làng Lụa Hà Đông.

Hay quá! 24 năm trườn qua đời người, nay trở lại. Cảnh cũ không còn, hỏi thăm người xưa – chủ nhiệm HTX, người đã đi theo ông bà từ lâu lắm.

Chuyện đã kể, đã thành cổ tích…

Đó là mùa xuân năm 1998, ra thủ đô nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho thi phẩm đầu tay: Tháp nắng, tôi rủ bà xã qua Viện Đông Nam Á, hỏi thăm về làng lụa. Khi ấy, thổ cẩm Inrahani của Cham chiếm lĩnh thị trường, rền vang khắp nước, tiếng nổi cuồn cuộn.

Hai năm trước, sau thành công “cách mạng” hàng hóa Thái – Mai Châu, bà xã muốn làm cuộc cách mạng “kĩ thuật”, bán công nghiệp hóa khung dệt Cham. Bằng lai tạo khung Cham Chakleng với khung Việt nơi đất lụa nổi tiếng này.

Continue reading

Bắc tiến-1. NGÀY 1-2-3

Suối Hai, Chiều 6-8-2022

Chiều 4-8-2022, sân bay Cam Ranh.

Tại phòng thủ tục, đứng trước tôi là một chị trung niên, phía sau là hai vợ chồng người Nhật với em bé. Chị vừa xong, thì cánh bên kia tạt ngang qua. Một, hai người, tưởng thôi ai dè thêm 5 mạng nữa xen vào trước.

Anh người Nhật đứng sau tôi chỉ chỏ bằng tiếng Anh, cô gái mặc áo nhân viên ngơ ngác, tôi nói: Cháu trách nhiệm làm trật tự chớ. Cô kêu, cháu tập sự chú à. Tôi nói với anh thanh niên là kẻ chủ trò kéo mọi người xen ngang:

Continue reading

Giải trí trên đường. NHÀ VƯỜN HÒA ANH

Từ nhà bạn Trần Can qua khách sạn, đúng một phút cuốc bộ. Lại khách sạn của 6 năm trước. Gặp Pham Hoa Anh ở đó. Hai buổi cà-phê ngắn mà vui đáo để, bởi tôi gặp được kẻ đồng điệu.

Không đảng viên, bác sĩ 30 năm, Hòa Anh không bằng khen, tôi cũng hệt. 4 năm ở Tỉnh thêm 6 năm Đại học, tôi tuyệt không nhận nó về mình, mà dành cho đồng nghiệp.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-02. NAO YANG

Lối năm tuổi gì đó, nhớ thời còn chưa vào lớp Năm, tôi theo anh Đạm ‘nao Yang’ tháp Pô Rômê. Mẹ cho phép hai anh em đi.

Nao Yang’ nghĩa đen là “đi Thần”, tức đi “lễ Thần”. Cham ưa xài lối nói tắt thế. ‘Ngak Yang‘: “làm Thần”, ai lại chơi kiểu đó cơ chứ! Nhưng mọi mọi Cham đều hiểu, đó là “cúng tế Thần Linh”.

Mặt trời chưa ló dạng, hai đứa đã hòa theo dòng người, đi. Non tám cây số  cuốc bộ. Đường đất lồi lõm đầy vũng nước đọng. Quá làng Hậu Sanh palei Thôn lối một điếu thuốc, anh Đạm kêu tôi “cắn ngón tay”: Từ đây đến tháp mầy nhớ không nói ‘klai klu’.

Continue reading