Thương ca vô tận-6. ÂM NHẠC LẠC LOÀI

“Nhà văn Việt Nam không muốn lớn”, chỉ là cách nói. Tôi đã nguyên văn như thế – vài nơi, vài diễn đàn.

Ở một Hội VHNT, buổi về “Làm thế nào có bút kí hay?”, tôi cố ý đi xa đề. Giờ giải lao, có bạn hỏi hà cớ, tôi đùa: Ai muốn viết bút kí hay, cứ đọc báo Văn nghệ, ở đây tôi gợi mở về bút kí khác lạ, và lớn.

[1] Chiến tranh biên giới Tây nam, biên giới phía Bắc là chủ đề lớn. Ai nhà văn Việt Nam dám bỏ cả đời mình cho nó, để dựng lên một lâu đài đồ sộ? Không phải viết như sử gia mà như một nhà văn? Ở đó không chỉ có chiến tranh, mà nhiều thứ khác: văn hóa, sắc tộc, chính trị…

Continue reading

Đường về Cham. CÁC ÂN NHÂN CỦA TÔI

Sống có nghĩa là tạ ơn

Ơn ngãi đầy tràn

Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất

Tạ ơn làm cho ta lớn lên

Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002

Họ là ân nhân tôi cũng là của Cham, bởi qua đó, Cham được lan tỏa rộng hơn. “Giúp người vài lần, chịu ơn đời vạn lần”, tôi viết thế ở Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002. Tôi luôn may mắn, kẹt ở đâu may mắn có mặt ở đó, kịp thời.

Trước tiên không thể không kể dịch giả Đăng Bẩy, là người bạn tôi ở đất Bắc. Như người nhà, đầu tiên và cuối cùng cho đến hôm nay. Anh không có lòng, tạp chí Văn nghệ Dân tộc & Miền núi số đặc biệt về Cham – tiền thân Tagalau khó hình thành để sớm đến tay bà con Cham Pangdurangga. In xong, anh còn vào tận palei Cham phát hành nữa.

Continue reading

TCHERFUNITH SẼ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

[về tiểu thuyết mới nhất của Inrasara, tặng Liêm Vol de Nuit đọc vui]

Ngoài vài cuốn lẻ in biếu tặng chơi, còn thì bản thảo xong, tôi có 3 hướng:

[1] Nhà xuất bản lo tất, cả khi tái bản cũng hệt. Tiểu thuyết như Chân dung Cát, tùy bút như Những cuộc đi & cái Nhà, phê bình như Song thoại với cái mới, cùng toàn bộ tác phẩm nghiên cứu của tôi đều làm theo cách này.

Sách ra, tôi chỉ việc kí nhận nhuận bút.

Continue reading

NÔNG QUỐC CHẤN

KHÔNG VƯỢT BIÊN, KHÔNG BỞI HÈN MÀ DO SỢ, ĐỂ…

[Một mảnh ghép về nhà thơ Nông Quốc Chấn & Lời cảm ơn muộn màng]

Giới chữ nghĩa Dân tộc thiểu số, hiếm ai có tâm, có tầm như nhà thơ Nông Quốc Chấn. Tôi với ông tình thân, mỗi bận ra bắc là mỗi bận “cậu cứ qua tôi dùng cơm như người nhà”.

Lần đầu gặp ông ở Sài Gòn qua giới thiệu của Phú Văn Hẳn “anh của em có làm thơ”. Ông tìm nhân tố mới cho “đội ngũ” nhà văn dân tộc thiểu số, tôi biết. Trưa – tôi đạp xe qua Nhà khách Thành ủy mang theo bản thảo Bàn chân – Con đường – Bóng tối. Ông rót nước “cậu uống đi”, rồi mở nó ra đọc. Nửa tiếng đồng hồ, và quên tôi luôn.

Tôi xin kiếu ông để còn chạy qua Đại học làm việc. Ông nói:

Continue reading

Inrasara. Ý KIẾN TẠI BUỔI CUỐI HỘI THẢO DTTS

Sáng 21-12-2022, tổng kết và phát giải thưởng thường niên của Hội, có ba quan lớn từ Hà Nội về dự.

Sau bài tổng kết năm được đọc bằng giọng rất đẹp của nhà văn Niê Thanh Mai [sau đó tôi đùa ngay trên diễn đàn là hơi buồn ngủ bởi thiếu điểm nhấn], là tiết mục góp ý kiến.

Đã phát biểu hôm qua, tôi cứ ngỡ mình được miễn, ai dè lại bị/ được kêu. Lại là kẻ mở màn.

Nietzsche: Kẻ tiên phong bao giờ cũng bị hi sính.

Continue reading

Minh triết Cham-14. QUÊ NGOẠI

Cham mình hay vội. Vội từ lễ mở cửa tháp cho đền lạy đưa tiễn người thân đi xa. Có lẽ do dư hưởng từ thuở đại khủng hoảng rơi rớt lại. Ông bà nói: ‘Yau uraang đôic di kaliin’: [Gấp gáp] như chạy giặc.

Rước y trang Pô Yang đi qua lễ đài palei Hamu Tanran ngày đầu Katê, cũng vội, Vội đến không kịp cho khách thập phương thưởng lãm nghi thức của lễ. Có thể thay đổi nếp này được không?

Sáng nay, tôi chạy xe qua ngoại, cho kịp lễ thiêu Nai K’lặng. Mỗi lần về “quê ngoại” là mỗi xúc động kì lạ. Một cảm giác hạnh phúc đầy tràn. Năm trước tôi có tút: “Tôi là người hạnh phúc nhất thế giới”, năm nay nó lớn dậy, lan tỏa ra và muốn sẻ chia đến tất cả. Sinh linh đang sống, gần và xa, và những người đã xong chuyến buôn ở cõi tạm này.

Continue reading

Minh triết Cham-12. PHONG CÁCH SINH NHẬT CỦA TÔI

Cứ phong nhã để cho người bớt tục” – XD.

Tôi đã từng tút “Phong cách chụp ảnh của Sara”, ý không chụp với quan lớn bởi chả biết ông bà ấy khi nào sẽ xộ khám! Tôi cũng từng tút về phong cách chơi phây của mình: Không đọc mấy chuyên trang chửi rủa [mà khổi kẻ nhầm tưởng là phản biện], các nick ảo thì càng; ghé vào vừa bẩn trí vừa mất giờ vô ích. Còn bạn facebook nào vào nhà tôi phát ngôn bậy, tôi nhắc 2 lần không chừa, block – nghỉ chơi luôn.

Hôm nay nói về sinh nhật.

Continue reading

Bắc tiến-cuối. SAO GỌI LÀ BẮC TIẾN?

Nhại nghiêm trọng, để giải nghiêm trọng. Cái chữ Nam tiến ấy – giải, không phải hủy hay quên, mà làm cho nó nhẹ đi, tan ra và bay bổng lên như cánh chim của bầu trời. 

Nam tiến, người Việt mở cõi vào miền đất có chủ. Với gươm, mĩ nhân và “ở lại” – thể hiện đủ đây qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Bắc tiến của tôi ngược lại: Giải sân hận, truyền đạo Thơ, nghĩa là làm lan tỏa cái ĐẸP viết hoa. Không đao búa, không gái gú, rồi… quy hồi cố hương, vẹn nguyên.

Continue reading

Bắc tiến-20. TÌM KHƠI MẠCH NƯỚC NGẦM…

[hay. Sao cứ muốn văn chương “đi vào lòng người đọc”?]

Chiều 25-8, bạn thơ kêu xe từ thị xã Hồng Lĩnh về thành phố Hà Tĩnh.

– Dành trọn cho bạn, hôm nay – tôi nói.

Thế là cả hai hào hứng đi, không hẹn, cả không phon trước. Tới đâu vắng hoe tới đó.

May, tại văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh, hai chị ngồi tiếp, phon – một bạn văn chưa kịp trang hoàng, chạy xe sang.

Continue reading

Bắc tiến-16. TÔI TIN TƯỞNG VÀO CÁ NHÂN

Khi Việt Nam đang khủng hoảng bản sắc, khi mất niềm tin tràn lan, khi tuổi trẻ nguy cơ bị đánh bật gốc – làm gì? Là câu hỏi thường xuyên được đặt ra với tôi suốt hành tình “Bắc tiến”.

Tôi nói, tôi tin tưởng vào cá nhân.

Chủ trương [có thể, và thường] đúng, tập thể [hay tổ chức] làm đa phần hỏng, ta chỉ còn trông cậy vào tấm lòng và nỗ lực của cá nhân. Cá nhân nghĩ đúng, kế hoạch đúng, làm đúng… quần chúng mới được nhờ.

Sử thi Tây Nguyên là điển hình tiên tiến.

Continue reading