Katê. ĐI, NGỌN LỬA TÌNH YÊU & NHỮNG CÂU HỎI

Katê và tiệc tùng. Không Cham nào cho khách hao tốn, khi ghé Katê.

‘Tôi tamư paga yau ba mưda tamư thaang’: Khách bước vào cửa ngõ như mang tiền của vào nhà – ông bà Cham nói.

Sáng 16-10 Lễ Rước Y trang Pô Yang, sau khi qua nhà Anưk Nhai tình nghĩa chú cháu và tán chuyện đời với văn chương, ba chúng tôi qua nhà Quảng Đại Cho tiếp tục hành trình tiệc tùng cùng thảo luận thế sự “khủng hoảng Cham hiện đại”, rồi kéo nhau qua nhà anh Thuận Văn Tài để nghe các bác ưu tư về vấn nạn ‘Xakawi’!

“Ông Ba Lon” biệt danh bạn bè gán cho tôi vụ bia bọt, nay lên đời thành 5 lon, thì làm sao móng tay bớt được!

Sáng Lên Tháp, đón hai bạn xa từ Pajai và Pacam qua nhà Hán Thanh Hà tiệc trưa. Xong, đưa các bạn thả về đất Tháp, tôi dzọt lẹ xuống Phan Rang cho kịp buổi “giao lưu”.

NGỌN LỬA & CÂU HỎI

Trường PTTH Chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận, chiều 16-10-2020. Non 200 học sinh chuyên Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn, cùng giáo viên, cán bộ Trường thêm vài sinh linh yêu văn học [và cả hâm mộ Inrasara] từ các nơi.

A. THUYẾT

[1] Vào cuộc, tôi nói:

Hội trường này đa số là đầu xanh tuổi trẻ. Trẻ ở Việt Nam đồng nghĩa với vâng lời, các bạn cũng đang ngồi lớp để được dạy, và vâng lời… Mặc cảm không? Không, hãy kiêu hãnh về nó.

Ông bà ta nói: “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu”. Bẻ gẫy thật, chứ không giả. Vô số điển hình có mặt khắp Đông Tây…

Nữ sinh cuối cấp II Greta Thunberg làm chao đảo thế giới qua truyền lửa cuốn hút hàng triệu học sinh, sinh viên bãi khóa hưởng ứng phong trào Môi trường của cô. Hoàng Chí Phong, tuổi 17 lãnh đạo phong trào Dù Vàng nổi tiếng đến tạp chí Time cho là người có ảnh hưởng lớn nhất năm 2014. Tại đảo Orchid Island Taiwan, cô bé Mavivo Sinan cũng ở tuổi ấy, đã cuốn cả cộng đồng nhỏ bé của mình làm nên phong trào phản đối Rác hạt nhân, sau đó trở thành đại biểu Hội đồng Dân tộc Bản địa Đài Loan Council of Indigenous Peoples.

Chính trị xã hội thì vậy, văn chương…

Cuối thế kỉ XIX, ở tuổi 17, Rimbaud đã dấy lên cuộc cách mạng thơ ảnh hưởng lan rộng cả thế giới. Phong trào Thơ Mới, 17 tuổi Chế Lan Viên là 1@7 đỉnh…

Tuổi trẻ vẫn làm nên điều lớn lao, nếu dám nghĩ lớn, đủ thông minh, và nhất là tràn liều lĩnh. Liều lĩnh phản kháng có phải không vâng lời, không học? Greta vẫn tiếp tục học, Sinan tiếp tục hoạt động, Chế Lan Viên tiếp tục ngọn lửa thi ca rồi làm nên hai đỉnh khác của thơ ông.

Giữa các bạn, ai dám liều như thế? Là câu hỏi thứ nhất.

[2] “Inrasara là ai?”

Tôi yêu tuổi trẻ liều lĩnh, bởi tôi cũng thuộc loài ấy…

Bỏ Đại học, về quê cày thuê mua sách đọc; biên chế đang ngon lành, bỏ về quê làm nông dân; chối từ chức lớn để được tự do; bỏ Cty với tuyên bố “Tôi không được quyền làm ra tiền nữa” để được là con người hành động tự do toàn phần.

Kẻ ấy là thế nào? Các bạn chọn một từ thôi, thật chuẩn vào?

Là câu hỏi thứ hai: – Siêu cá biệt!

[3] Kẻ ấy hôm nay được mời đến với các bạn đầu xanh tuổi trẻ.

Để làm gì? Dạy các bạn chăng? Quý thầy cô rành hơn tôi. Mang kiến thức truyền cho các bạn chăng? Việc này Google, Wiki đã đảm nhiệm tốt. Không, tôi đến, để đốt lên ngọn lửa trong các bạn, trong từng mỗi người các bạn.

Ecce homo Tôi là ai? Bạn là ai? Tôi đã làm được gì? Và bạn có thể làm được gì?

Tắt một lời: “Tôi là kẻ đốt lửa, giữ lửa và truyền lửa”.

[4] Làm sao có lửa? Và bạn có cái gì để đốt lên? – Ngạc nhiên!

Trẻ con ngạc nhiên. Tuổi càng cao nỗi này càng hao mòn, cuối cùng đứt bóng. Làm sao ngạc nhiên? Và làm sao nuôi sự ngạc nhiên mãi sống?

– Văn học Cham: từ gợi ý vô tình của thầy Phạm Đăng Phụng ở năm Đệ Tứ, tôi ngạc nhiên và nhìn thấy “củi”, từ đó làm nên bộ Văn học Cham.

– Hải sử và văn hóa Biển Cham: Chỉ qua bạn chăn trâu Việt và bà mẹ nhà quê Cham: Trời đất ơi/ Lingiik tathiik lơi! Tôi ngạc nhiên, một “củi” khác xuất hiện, từ đó tìm hiểu. Để nó thành chủ đề chính của các buổi nói chuyện của tôi hơn mười năm qua…

– Thơ cũng không khác. Tại sao các trí thức lớn kiêm nhà thơ tài năng nữa không chấp nhận thơ của nhau, thậm chí cho chúng không là thơ?

Câu hỏi thứ tư: – Khác biệt là ở hệ mĩ học

Điểm nhấn: Giọng thơ chia li người yêu từ Huy Cận, Hoài Khanh, Tô Thùy Yên đến Phan Huyền Thư.

Thơ trình diễn: Vi Thùy Linh, Dương Tường, Lê Anh Hoài.

Đó là hậu hiện đại. Có nhà phê bình nào nêu bật ra khác biệt ấy? Tôi nhập cuộc và trở thành nhà phê bình hậu hiện đại từ đó.

[5] Làm sao giữ/ nuôi lửa? – Học.

– Với ‘Akhar thrah’: Tôi chép từ điển Aymonier, lang thang palei Cham tìm chép văn bản cổ, học, dạy và viết sách tự học tiếng/ chữ mẹ đẻ…

– Với thơ: Hơn chục bạn học Pô-Klong làm thơ, sau 1975, hầu hết bỏ cuộc. Hiếm nhà thơ Việt Nam biết học làm thơ, thành định mệnh nhà thơ một bài, viết thì tự lặp lại, bế tắc… 

– Triết học: Yêu cái biết, tôi bỏ học, cày thuê lấy tiền mua sách; làm thiện tri thức, tôi đi bộ ra Huế thỉnh Kinh Hoa Nghiêm 8 tập dày cộm.

Nguyên tắc: Đừng nóng vội nổi tiếng, phải biết giú mình trong bóng tối vô danh. Làm thơ từ 14 tuổi, mãi tứ thập tôi mới in đầu tay Tháp nắng; nghiên cứu từ năm Đệ Tứ, 38 tuổi mới in Văn học Cham… Và giải thưởng danh giá các loài đến sau đó.

Điểm nhấn: Dòng máu Cham trong huyết quản Việt với tù binh và kẻ ở lại; Dấu vết Cham ở khu vực miền Bắc; Cham đóng góp vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam: Kiến trúc – điêu khắc, ca-múa-nhạc, văn học; Hải sử và văn hóa biển Cham; Tôn giáo ‘Ahiêr Awal’ và Minh triết Cham: Tinh thần hóa giải và hòa giải, giải sân hận Cham.  

[6] Truyền lửa thế nào?

Chớ kể Inrasara với gần 40 đầu sách cùng Giải thưởng các loài; các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ về công trình tôi, vài chục phim hay mấy trăm bài báo ca tụng tôi, mà là: Cách tôi Yêu, và Lan tỏa.

Từ sáng lập Tagalau cho Cham đến Phê bình hậu hiện đại, từ chủ trì Bàn tròn Văn chương, Cà-phê thứ Bảy cho đến thuyết trình… Tất cả là để giải minh và đấu tranh bảo vệ cái mới, cái ngoại vi.

Chính điều này mới là “công trình lớn” của tôi.

Điểm nhấn: Văn học ngoại vi, gồm: Các sáng tác ở tỉnh lẻ, văn học dân tộc thiểu số, văn học Việt hải ngoại, cây bút không là hội viên Hội Nhà văn, văn học miền Nam trước 1975, vân vân. Cần gom vào, chứ không nên đẩy ra. Bởi thiếu chúng, không chỉ nền văn học Việt Nam thiệt thòi lớn, mà ngay cả độc giả cũng chịu thiệt.

Sơ kết. Yêu thương, làm việc, sáng tạo và vui.

Yêu thôi đã là vui rồi. Yêu thì phải lí, lì, và liều mới thành. Không thành cũng vui, vui trong quá trình tán. Còn lại Nietzsche: “Khi không thể yêu thương được nữa, hãy tha thứ mà bước qua”. Xóa hồ sơ lưu trữ, không bàn, không nói xấu… Xong phim!

B. THẢO LUẬN

Các tiếng cười rộ lên thường xuyên cùng 17 câu hỏi tới tấp, là điều đáng mừng.

3 câu hỏi vui.

[1] Nhà thơ thất bại, xin hỏi khi thất bại nhà thơ làm gì để vượt qua? – Tôi chưa hề thất bại, từ chuyện lớn đến việc nhỏ. Từ bán cà rem, câu cá, làm ruộng, buôn bán, làm thơ, nghiên cứu cho đến tận tổ chức sự kiện.

Tại sao, tôi biết học từ thất bại của kẻ khác.

[2] Nhà thơ hay lặp lại từ YÊU, vậy ngoài tình yêu ra còn có yếu tố nào khác nữa để thúc đẩy nhà thơ làm nên nhiều công trình giá trị? – Hay lắm. Bên cạnh yêu, là TRÁCH NHIỆM.

Văn học Cham độc đáo và dày dặn là thế, tại sao Văn học sử Việt Nam không có một chương về nó? Tôi trách nhiệm làm việc đó, để độc giả hôm nay không bị thiệt thòi, và làm giàu sang nền văn học đa dân tộc Việt Nam.

Bạn thử nghĩ, nếu chúng ta loại Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên… ra, thì nền tân nhạc Việt Nam ra sao?

[3] Nhà thơ nói phá hủy và sáng tạo, vậy nhà thơ đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn đó? – Shiva hòa giải phá hủy và sáng tạo, để phá hủy trở thành sáng tạo, phá hủy chính là sáng tạo. Heidegger làm cuộc hòa điệu giữa tư tưởng và thi ca.

Inrasara, là sứ giả “hóa giải và hòa giải” trung tâm và ngoại vi: Việt Nam và Đông Nam Á hải đảo, Việt và Cham, vân vân.

+ Và đây là câu hỏi tôi dành cho các bạn, câu hỏi lớn và cuối cùng – câu hỏi có thưởng: Các bạn biết Việt Nam giàu đẹp ở đâu? Ba gạch đầu dòng ngắn trong vòng nửa phút?

Mười cánh tay đưa lên và nhiều nữa, chung chung, hoặc quá cụ thể. Tôi nói:

– [1] Địa lý. Hiếm đất nước nào có địa thế, địa hình, và hệ sinh thái ngon như VN. Bắc bộ khác với miền Trung, Cao nguyên khác duyên hải Trung bộ, miền Tây càng khác hơn nữa. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, ôn đới (Sapa, Đà Lạt) và cả bán sa mạc (Ninh Thuận). Riêng rừng [bạc] và biển [vàng] Việt Nam thì miễn chê.

[2] Lịch sử và văn minh. Việt Nam hình thành từ hai nền văn minh: Đại Việt và Champa, cùng vài nền văn minh khác

[không phải là không oách]

: Óc Eo, Cát Tiên, Thủy Chân Lạp.

[3] Văn hóa. Đất nước có 54 dân tộc với hơn 40 ngôn ngữ và nền văn hóa bản địa khác nhau.

Các bạn đã YÊU, đương nhiên. Vậy đâu là TRÁCH NHIỆM? Để Việt Nam có thể lớn dậy? – Tôi tin vào mạch nước ngầm, dòng sống ẩn. Các bạn chính mạch nước, dòng sông đó.

Phụ lục Nhà thơ Lê Hưng Tiến nêu ý kiến nhận định và “chỉ đạo”. Nhà thơ Kiều Kiều Maily cảm tưởng ngắn. Cảm ơn bạn Xuan Bao đến hỗ trợ. Inrasara tôi diễn [hơi bị lâm li] bài thơ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *