BBC HINDI & INRASARA

BBC tiếng Ấn Độ phỏng vấn Inrasara & Jaka tại tháp Pô Klōng Girai vào ngày 11-4-2018, viết bài đăng hôm qua tại ĐÂY: https://www.bbc.com/hindi/india-43826033
Đây chỉ là bài viết ngắn, băng tiếng phát sau. Có chi tiết vui, là nhà báo này bình rằng ông Sara không quan tâm đến văn học cố điển của dân tộc mình. Lạ!
Dẫu sao có người hiểu mình – dù hiểu sai – cũng vui đáo để.

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT – CHAM ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ, & CÒN PHẢI LÀM GÌ?

Văn học nghệ thuật Cham trong đời sống văn hóa TPHCM” trong “Chương trình Lí luận văn học nghệ thuật TPHCM”, do HTV9, phát lúc 13g ngày 24-3-2018, với khách mời gồm:
Phan Xuân Biên, Phú Văn Hẳn, Đàng Quang Dũng, Ysaumơ, và… Inrasara, được ghi hình trước đó. Riêng phần tôi, do nỗi “vắng mặt” đột xuất, nên Đài đã đến tận nhà quay riêng.

Ở đây tôi đã phát biểu 2 ý chính, nhấn về văn học:

1. THÀNH TỰU khá lớn, do Cham sở hữu 3 yếu tố chính:
– TRI THỨC văn học: bộ Văn Học Cham Khái Luận & Văn Tuyển, là nền tảng ban đầu;
– Yếu tố CON NGƯỜI: Cham thông minh và Yêu văn học nghệ thuật;
– Và đặc san Tagalau chính là ĐẤT cho cỏ mọc.

Dẫu sao khó khăn vẫn tồn tại…
2. VƯỢT QUA KHÓ KHĂN thế nào?
– TÌNH YÊU THỰC, yêu văn học và ngôn ngữ;
– MÔI TRƯỜNG SỐNG cho văn học nghệ thuật phát triển; sau cùng là cần có các
– CÁ NHÂN mang thành tựu đó đến với công chúng.

Xin mời mik wa, adei xa-ai và yut xem Ở ĐÂY:

Bá Văn Trinh: NHƯ CON SÔNG QUÊ YÊU THƯƠNG.

[bài cảm nhận của ông anh, tôi biên tập và chỉnh lỗi kĩ thuật, đăng ở đây như lời cảm tạ – Sara]

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!” (Tế Hanh)

Có thể nói những kỷ niệm viết của tôi đều có nguồn cảm hứng từ khi đọc văn, thơ Inrasara. Quả thật trong thi giới hiện nay ít người nghĩ đến thơ như là cứu cánh cho đời, nên từ cái bắt đầu đến cái cao cả đều bắt nguồn từ tâm huyết thi sĩ. Thơ Inrasara đi qua tình đời, tình yêu đích thực đã tự bộc lộ mình.
Khi trở về quá khứ đi tìm thời đã bị lãng quên là điều khó khăn nhất, ta thấy anh đã trải nghiệm thân phận của riêng mình, chuộng cái trắc ẩn với người, không quay lưng với quá khứ. Nguồn cảm hứng trong thơ anh luôn đi từ trái tim, như con sông quê yêu thương và luôn chảy về phía trước, theo suốt chiều dài thời tuổi thơ im lặng đến khi giao cảm với độc giả, tất nhiên anh tìm được như cách nói đồng điệu: Continue reading

Phan Thành Khương CẢM NHẬN THƠ INRASARA

Đọc một số bài thơ trong “Lễ tẩy trần tháng Tư – The purification festival in April” của Inrasara

Inrasara là bút danh quen thuộc của một cây bút người Chăm. Tên thật của anh là Phú Trạm. Quê anh là làng Chăm Mĩ Nghiệp – nổi tiêng với nghề dệt thổ cẩm – thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Inrasara sinh năm 1957. Năm 2017 này, anh tròn 60 tuổi.
Lễ tẩy trần tháng Tư – The purification festival in April” là một tuyển tập thơ và trường ca được Nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản năm 2005. Tuyển tập thơ gồm 26 bài thơ và 6 đoạn trường ca và được in với 2 thứ tiếng: Việt, Anh. Tác phẩm này đã mang về cho Inrasara 2 giải thưởng: Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (ASEAN).
Trong bài viết này, tôi chỉ điểm qua “Lời đề từ” và 5 bài thơ mà tôi yêu thích. Như thế, bài viết sẽ ngắn gọn hơn, ít làm mất thì giờ quí báu của người đọc hơn. Continue reading

Nguyễn Thị Minh Huệ: DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ HOÀNG HƯNG & INRASARA

ĐH Huế – Trường ĐH Sư phạm
Nguyễn Thị Minh Huệ
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn [theo định hướng nghiên cứu] – 2017
2017-MinhHue-02
Đây là Luận văn Thạc sĩ thứ 9 về Inrasara, và lần đầu tiên được/ bị ngồi chung [với nhà thơ Hoàng Hưng. Xin cut & paste như là lời cảm ơn dành cho tác giả nhân Thanksgiving Day.

*
Chúng ta nhắc đến ông với tư cách là nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhất là về thơ Việt hiện đại, đặc biệt là thơ thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu, phê bình thơ là lĩnh vực định hình phong cách Inrasara: mạnh mẽ, trung thực, có nhiều phản biện thẳng thắn, nhiều khi quyết liệt đúng với bản tính người Chăm, đặc biệt là rất nghiêm túc, tận tụy và luôn có những tìm tòi, phát hiện mới mẻ.
Hiện nay ông không chỉ làm thơ mà còn là nhà nghiên cứu phê bình hậu hiện đại sắc sảo được giới văn nghệ vô cùng kính nể.

VỀ THƠ Continue reading

9 câu hỏi ngắn & Inrasara trả lời nhanh

[Ở buổi nói chuyện với độc giả Distant Horizons & cuộc gặp sau đó, đây là 9 câu hỏi & trả lời nhanh – cần ghi lại kỉ niệm]
2014-NgXuanHoang
1. Tại sao Sara bỏ Đại học?
– Ở đó tôi thấy không có gì để học cả.
width="200"
width="300"
2. Đâu là đóng góp quan trọng nhất của Cham cho thế giới?
Đạo Ahiêr-Awal. Quan trọng, vì nó độc nhất vô nhị, gương sáng cho hóa giải và hòa giải ý thức hệ hôm nay. Và nhất là, để sở hữu nó, Champa phải trả giá bằng chính vận mệnh của mình. Continue reading

Chế Diễm Trâm: TÌM CHĂM

[Những ô cửa nhìn ra vườn văn, NXB Văn học, 2017)

Ai đã từng nói chuyện với nhà thơ – nhà nghiên cứu văn hóa, văn học người Chăm Inrasara, có lẽ đều chung cảm nhận: anh hiền và vui tính. Tôi được đọc thơ anh trước khi gặp gỡ anh, nên tôi chuẩn bị tâm thế để tiếp xúc với một Chăm nhân bí ẩn như trong lòng tháp Chăm, như những bài thơ anh vậy. Bởi vậy, lần đầu nói chuyện với anh, tôi đã phí hoài gần nửa tiếng đồng hồ để xóa đi tâm trạng căng thẳng. Để rồi tôi đã có được một người anh, cả ngoại hiện lẫn nội tính đều rất “thiểu số” – rất Chăm.
Ai trò chuyện ngoài đời với anh Inrasara có thể thấy anh nói chuyện khá… khó khăn; để diễn đạt ý mình, đôi khi anh cũng phải dùng trợ lực của thủ ngôn! Nhưng đó là chuyện phiếm, chuyện “ngoại đạo” – tức là những gì không gắn với Chăm. Còn, chỉ cần nhắc đến Chăm, bất kỳ phạm trù nào liên quan đến Chăm, anh đều mang đến cho người đối diện sự hào hứng, ngỡ ngàng, khâm phục. Continue reading

Kiều Trang: ẤN TƯỢNG MINH TRIẾT CHAM CỦA INRASARA

Thân gửi nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn chương Cham Inrasara!
Cháu rất vui khi nhận được cuốn sách TRI THỨC VĂN HÓA – MINH TRIẾT CHĂM của bác tại Hội thảo khoa học “Thế hệ nhà văn sau 1975”. Là người ngưỡng mộ bác đã lâu, khi gặp lại càng ngưỡng mộ hơn nữa bởi bác luôn mang trên mình bộ quần áo truyền thống của dân tộc cùng vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, văn học… Sau khi đọc xong Minh triết Cham cháu có một vài suy nghĩ, có thể nông nổi, hời hợt chưa sâu sắc, nhưng vẫn muốn viết gửi lại bác. Có gì khiếm khuyết mong bác bỏ quá cho.
Người được tặng sách
Kiều Trang

Kiều Trang: ẤN TƯỢNG MINH TRIẾT CHAM CỦA INRASARA

Tiếp nối mạch nguồn văn hóa Cham từ Văn học Chăm khái luận, Văn học dân gian Chăm, Trường ca Chăm, Sử thi Akayet Chăm, Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại, đến Minh triết Cham ngòi bút Inrasara vẫn sung sức bền bỉ trên nền văn hóa dân tộc, “dẫn dụ” người đọc đến những tri thức văn hóa Cham độc đáo. Continue reading

GIAO CẢM CUỐI

2007-LeanhHoai.01
2015-7-Hieu Constant
Năm 2002, từ bài viết đầu tiên: “Xáo chộn với Bùi Chát” về tập thơ đầu tay của thi sĩ vỉa vè này; và từ tiểu luận đầu tiên: “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn” đọc ở Hội thảo chuẩn bị Đại hội Hội Nhà văn VN tại TPHCM, 15 năm đi qua tôi đã viết về non 200 tác giả: Các nhà thơ Dân tộc thiểu số: 26; Thơ Nữ: 34; Thơ Truyền thống: 33; Thơ mới: 37; và Văn xuôi: 30 tác giả.
Đồng thanh đồng khí, tôi cũng được non nửa trăm bạn văn “giao cảm”, nhưng lạ – ở đó chỉ có 2 là NỮ. Mà nữ này, chỉ thể hiện thích thú mảnh đất Cham qua Sara, chứ không phải chính ông Inrasara (“Thèm về quê người/ xem CÁT có gì/ mà người hay thế?” – Hồ Ngọc Hoài). Sự thể nói lên, sức hấp dẫn của tôi với cánh mày râu [nhẵn nhụi hay không nhẵn nhụi] mạnh hơn người khác giới. May hay rủi, tùy! Continue reading