MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUAN PALEI CHAM VÙNG PRANG DARANG

Là điều cực kì quan trọng.
Quan trọng, vì đây là lần đầu tiên, bài viết ý hướng cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành và chuyển di palei Cham ở Pangdurangga.
Qua kí ức của Pô Adhya Hán Bằng, Mưdôn gru Hán Phải [đã mất], anh Dương Tấn Ngọc (Chakleng), Pô Gru Hương (Katuh), ông Thập Văn Thơ [đã mất], Gru Châu Văn Kên (Ram), Bá Văn Có [mất], Ông Ò (Hamu Tanran), Thiên Sanh Sở (Palao), Giáo Bưởi (Cwah Patih), và qua sưu tầm riêng, tôi ghi chép được cả khối tư liệu quý giá. Nay tạm kết nối lại thành một bản lược đồ [cực ngắn] để những đứa con của Đất có cơ sở nhìn lại Bhum bhōk padōk kiak của mình.
Chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi vài chi tiết sai, lệch; tôi rất cần sự góp ý và bổ sung của người đọc. Karun – Sara.

*

Tạm lấy thời điểm khởi động cho lịch sử ấy từ Patau Tablah (tiếng Việt là “đá nẻ”) được dựng lên. Bia kí thuộc địa phận làng Bal Cōng Chung Mỹ, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Ở đây minh văn mang nội dung lịch sử đậm nét ở thời đoạn khá dài: 1147-1266, kể lại cuộc chiến Champa Khmer. Continue reading

Inrasara: BÍ ẨN CHAM, VỀ HAI CON SỐ MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG

1. Trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc Champa, tượng thần Shiva chiếm số lượng và vị trí vượt trội. Sự vượt trội này thể hiện ngay cả trên bi kí.
Trong 128 bi kí được tìm thấy dọc dải đất miền Trung Việt Nam, có 92 minh văn đề cập hay tôn vinh Shiva và hóa thân của Ngài, 5 minh văn về Brahma, 3 về Vishnu, 7 về Phật và 21 chưa được xác định (theo Paul Mus). Trong Tam linh vị (Trimurti) là Brahma – Thần Sáng tạo, Vishnu – Thần Bảo dưỡng và Shiva – Thần Hủy diệt, Shiva quả là vị thần đầy uy thế trong lịch sử tôn giáo-tín ngưỡng Cham. Từ những bức tượng đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ VIII, qua những bước thăng trầm của lịch sử, dù hình tượng các vị thần khác có mờ phai hay mất đi trong tâm thức Cham, nhưng Shiva vẫn luôn có mặt qua những nhân vật lịch sử được thần hóa, qua hàng trăm ngẫu tượng sinh thực khí (linga) đơn giản nhưng mãnh liệt và đầy sức sống.
Tại sao một vị thần biểu trưng cho cái chết và sự hủy diệt lại được trân trọng như thế? Theo ngữ nguyên, Shiva có nghĩa là thiện, là tốt lành. Người Cham xem cái chết là một mặt của sự sống. Sống – chết không chỉ luân chuyển nhau tồn tại mà cùng song hành giữa dòng đời. Và phá hủy lại là tiên đề của sáng tạo. Phá hủy thúc đẩy sáng tạo và phá hủy để sáng tạo. Continue reading

CÂU CHUYỆN TAGALAU

1. Trước & quanh Tagalau 01
Chắc chắn người có công dắt tay tôi vào hội hè chánh thống chính là Phú Văn Hẳn. Đó là năm 1993, tôi vừa làm dân thành phố đúng một năm. Hẳn mời một lô anh chị em Cham quen biết đang ở Sài Gòn tụ hội trong hội trường Viện Khoa học Xã hội TPHCM, nơi anh đang làm việc. Đủ thành phần. Có cả cháu gái vào ôn thi, cả ông anh đang làm việc tại công ty kinh doanh. Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số TPHCM, tôi mù tịt về Hội này. Thấy mọi người vào thì vào.
Xướng tên nhận thẻ, một cháu gái dân Chakleng quay sang tôi:
– Sao con lại đứng chung hàng với chú Trạm nhỉ?
– Có sao đâu, cứ nhận đại đi, – tôi đùa.
Chính tại đây, Nông Quốc Chấn biết tôi, và chúng tôi gắn bó từ đó. Continue reading

Jaya Bahasa: Mối quan hệ Chăm và Raglai qua lễ hội Katê

Lễ hội Katê là một trong những công lễ lớn và quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê được tổ chức hằng năm vào đầu tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 Dương lịch) có sự tham gia đông đảo của dân làng tham gia hành lễ. Tính chất đặc biệt của lễ hội Katê là sự xuất hiện của tộc người Raglai cùng với người Chăm thực hành cúng lễ và trình diễn nghệ thuật. Lễ hội Katê diễn ra ở trên đền tháp, ở làng và các gia đình. Nhằm mục đích tưởng niệm các vị nam thần, anh hùng của dân tộc được thần linh hoá và tổ tiên. Đồng thời, đây là dịp thắt chặt thêm tình cảm anh em Chăm và Raglai ngày càng gắn kết sâu đậm để cho mối quan hệ Chăm và Raglai mãi mãi trường tồn cùng với lễ hội Katê truyền thống.
Thành ngữ của người Chăm có câu nói: “Chăm sa-ai Raglai adei”. Nghĩa là người Chăm là người chị cả còn người Raglai con gái út trong gia đình. Theo quy định của luật tục, người con gái út trong gia đình có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và thờ phượng cha mẹ khi về già. Cho nên, từ xa xưa người Raglai được giao vai trò đảm trách việc bảo quản y trang của vua chúa và các đồ cúng lễ trên đền tháp để thờ phượng ông bà, tổ tiên và thần linh. Continue reading

Inrasara: PO RIYAK – THẦN SÓNG: LỊCH SỬ, TRUYỀN THUYẾT VÀ TỤC THỜ CÚNG

Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 2-2016 (tr. 81-94)

Hằng năm, sau lễ Rija Nưgar (Lễ Xứ Sở) diễn ra vào đầu năm lịch Chăm (tháng 4 Dương lịch), bà con Chăm ở các vùng thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều làm lễ thờ cúng Po Riyak, tức Thần Sóng [Biển]. Lễ thờ cúng Po Riyak là một mảnh văn hóa biển của người Chăm, mảnh rất quan trọng. Bởi non hai thế kỉ rưỡi, dấu ấn của nó chẳng những vẫn còn in đậm trong tâm thức cộng đồng, trong sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng Chăm, mà còn ảnh hưởng đến các cư dân trong khu vực, như qua tục thờ Cá Ông, hay thờ Ông Nam Hải của người Việt miền Trung chẳng hạn.
Po Riyak là ai? Người có lịch sử hay chỉ là nhân vật huyền thoại? Hiện nay cộng đồng Chăm thờ phụng Po Riyak như thế nào? Người Việt nhận ảnh hưởng gì từ nhân vật huyền thoại hóa này?

1. Từ lịch sử đến truyền thuyết
Truyền thuyết kể rằng, Po Riyak tên thật là Jataul Wa (hay Aih Wa), làng Ia Dak, nay thuộc khu vực Ma Lâm, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Ngài sinh ngày mồng 5, nhằm thứ Ba, tháng Tư lịch Chăm năm con Rồng.(1)
Niên lịch xác định ngài xuất hiện sau triều đại Po Rome (1627-1651), lúc đó Phú Yên thuộc Champa đã mất vào tay Đại Việt. Điều này tương ứng với thực trạng xã hội được kể lại rất khái quát trong truyền thuyết (dalikal) và tụng ca (damnưy) về ngài. Continue reading

Nói chuyện tiếng Cham: MẶC CẢM… SAI

Có mỗi thứ mặc cảm thôi mà nhiều người cũng mặc cảm sai, tội vậy đó. Chuyện như thế này.
ĐAW là gì?
Nếu tôi dịch “đaw” = “ấm” thì tôi biết dứt khoát nhiều ‘nhà’ Cham sẽ dùng chữ khác để dịch chữ “ấm” của tiếng Việt cho mà xem. Đơn giản, chỉ bởi [vì, tại, do] mặc cảm là chính: lẽ nào tầm như tui đây mà nói tiếng Cham theo… Sara!

Kinh nghiệm từ 36 năm trước, tôi dịch chữ “đwa karun” = “cảm ơn” là chính xác 110%, vậy mà có rất nhiều nhà đã tránh dùng chữ tôi đã dùng, và nói khác [và rất trật]. Mà “karun” có phải là chữ của ông Inrasara đâu mô. Nó thế này nè:
KARUN trong Từ điển Aymonier có 3 nghĩa: Continue reading

Jaya Bahasa: LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM

Lễ hội Katê là một trong những công lễ lớn và quan trọng của người Chăm ở Panduranga được tổ chức định kỳ hằng năm trên các đền tháp Champa. Mục đích của lễ hội nhằm để tưởng niệm các vị nam thần, anh hùng dân tộc và những người có công lao trong quá trình vận động của lịch sử Champa.

Mỗi khi đến tháng bảy theo lịch của người Chăm (khoảng đầu tháng 10 dương lịch), các vị chức sắc tôn giáo họp dân làng lại, chuẩn bị các lễ vật cần thiết để lên tháp cúng tế. Bởi vậy, hướng dẫn người dân đi cúng lễ ở trên đền tháp bao giờ cũng có giới chức sắc như Po Basaih, Po Adhia, Kadhar, Pajuw và Camanei. Continue reading

Jaya Bahasa: BÌNH THUẬN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG NGHI LỄ PARALAO KASAH

Vào ngày 1 và 2 tháng 10 năm 2015, người Chăm tỉnh Bình Thuận tổ chức nghi lễ Paralao Kasah tại cửa biển ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.
Nghi lễ Paralao Kasah là một nghi lễ lớn và quan trọng của người Chăm Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận). Tính chất đặc biệt của nghi lễ Paralao Kasah là tổ chức tại các cửa biển, có sự hiện diện của chức sắc Ahiér và Awal, có sự tham gia của nhiều giáo phái như Po Basaih, Kadhar, Maduen, Po Acar và Ka-ing. Nhằm mục đích cầu đảo, cầu an, mong cho mưa thuận gió hoà, cây trồng và vật nuôi sinh sôi, phát triển tốt, con người có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Continue reading

Gia phả dòng họ Ông

Ông (tiếng Cham: Ong hay Aung, Ung) là một trong bốn dòng tộc nổi tiếng của Cham, gồm Ông, Ma, Trà và Chế. Họ “Ông” có từ thời Nhà Lí [và chỉ có từ thời này], khi 5.000 (1044) và 50.000 (1069) tù binh Cham bị Nhà Lí bắt ra Bắc. Đa phần các tù binh này lấy vợ Việt lai giống làm thành họ “Ông”. Như họ Trà và Chế hiện vẫn còn tại Đà Nẵng, Huế…
FB Nguyễn Thùy Trang, 12-7-2015
Gia phả dòng họ Ông thuộc Cẩm Lệ, một quận của thành phố Đà Nẵng. Thủy tổ của họ Ông là ông Ông Lý Trai có từ đời Nhà Lý đến nay là 41 đời.
Ngoài ra còn một vị thủy tố khác là Ung Văn Lào (nguyên là họ Ông, làm xã trưởng thời nhà Hồ ở thế kỷ 15), tính đến nay hơn 600 năm, sinh hạ được 22 đời. Continue reading

Inrasara: NGƯỜI CHAM VÀ VĂN HÓA CHAM Ở VIỆT NAM NGÀY NAY

BBC, 8-5-2015

1. Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên gới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan. Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ.
Giai đoạn 986-988, khi Lưu Kỳ Tông làm vua đất Champa, bộ phận Cham chạy qua Hải Nam – Trung Quốc sinh sống. Năm 1044, nhà Lý bắt 5.000 tù binh Cham ra Bắc; 25 năm sau, số lượng tù nhân Cham ra Bắc lên đến 50.000 người; họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài. Đến thời Po Rome (1627-1651), một bộ phận lớn Cham vượt đại dương qua sống ở Kelantan – Malaysia; sau này 1975, 5 vạn người Cham chạy trốn cuộc thảm sát của Pôn Pốt qua Mã Lai sinh sống, và không có ý quay lại Campuchia (G. Moussay). Thế kỉ XVIII, người Cham chạy loạn qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok, khoảng 5.000 người. Ở Campuchia, vào năm 1692, 5.000 gia đình Cham từ Pangdurangga di cư qua, ở vùng đất tốt dọc sông Mekong, sau đó còn mấy đợt di dân khác nữa. Hiện nay, ngoài 22 làng còn theo tôn giáo Bà-ni, tất cả đều là Muslim. Cuối thế kỉ XX, người Cham ở Campuchia thay đổi họ tên thành Khmer Islam. Continue reading