3 bí kíp của tôi-Phụ lục. BÍ KÍP, BIẾT RỒI THÔI?

Bí kíp, biết rồi thôi thà không biết còn hơn; biết và vận dụng bí kíp chưa đủ, mà cần biến chúng thành thói quen.

[1] Tập, bạn không nên quá, hay tùy hứng để rồi bữa đực bữa cái. Càng không cần tốn quá nhiều thời gian cho nó, mỗi ngày 30 phút là đủ. Không thì bạn nại đủ nguyên do để không tiếp tục.

Các thao tác lẻ vẫn có thể kết hợp, như cà-phê sáng kết hợp với bấm day huyệt, ngồi bàn kết hợp với thở sâu, vân vân.

Continue reading

BIẾT KHÓC LẠI, SAU 31 NĂM

Mấy ngày qua tôi tập trung đọc, chỉnh sửa, bổ sung và viết lại, để sớm kết thúc tiểu thuyết, thì… khóc.

Sáng ngày 9-5-2023, chương 3, trang 36, đúng 3:30 giờ. Đọc đến khúc đối thoại mẹ con Mai Văn Kuan, chưa hết ba trang thì nước mắt cứ chảy ra, cay sè, đến tôi không thể tiếp tục.

Cải lương vậy chớ! Nhớ xưa thi sĩ Huyền Hoa nhảnh mấy chị em Cham: Cha mẹ chết nó không khóc, mà mỗi lần đi xem Lệ Thủy về là mỗi lần khóc…

Trước, tháng 11-1992, tôi đã khóc vì nỗi… Từ điển [đã kể]. Khi ấy, tôi bị hầu hết “trí thức” Cham cô lập, đòi tôi phải ngưng soạn Từ điển mới. Tôi chịu nghỉ là Trường Đại học ngưng, đồn thế. Lạ quá, họ mời tôi tới [tôi có xin đâu] rồi chỉ bởi tác động từ ngoài, lại bảo tôi ngưng, trong khi việc dang dở.

Giám đốc Trung tâm chủ trì biên soạn có vẻ nghe theo! Và tôi bị cô lập.

Nước mắt tôi ứa ra, tối ấy, ít thôi. Trắng đêm, đến 4g sáng tôi vùng dậy, và hét: Tôi phải chiến. Cuối cùng tôi thuyết phục được tất cả!

Hôm nay lại khóc, kiểu khác – bởi chính văn chương của mình, mới chán!

ÂM NHẠC CHAM, SAO CỨ PHẢI CHỜ DỰ ÁN?

Làm bộ văn học khó gấp hai, ba lần âm nhạc Cham. Trước 1995, cả hai lĩnh vực đều được làm sơ sài, lác đác xuất hiện vài ấn phẩm mỏng, vừa không toàn cảnh vừa thiếu chuyên sâu.

Lấy thời điểm 1972, năm tôi bắt đầu đi sưu tầm, thử so sánh:

[1] Muốn làm văn học Cham, cần đi vào nhiều làng sưu tầm, đối sánh rất nhiều dị bản khác nhau, lúc này cộng đồng Cham chưa có ai nghiên cứu chuyên sâu văn học. Muốn có “sách” để đọc, tôi phải chép tay, cả ngàn trang chép tay, chứ đâu có photocopy như bây giờ.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-07. ĐỐI THỦ LỚN

Tút “Chuyện văn chuyện đời-06. Nỗi cũ nhai lại…”, bạn Nguyen Trinh nghĩ tôi “dỗi à, dỗi với ai, với HT?” Không dỗi đâu, mà ngán. Cũng không phải ngán nữa, mà… làm việc khác, ý nghĩa hơn.

Như vầy, anh Hữu Thỉnh với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn đã không thích Bàn tròn Văn chương, là chuyện xưa rồi, từ 2007-08 cơ, nếu có dỗi là từ ấy. Từ ấy, Sara còn hăng, lì nữa là khác. Mà ngán. Tại sao?

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-06. NỖI CŨ NHAI LẠI, THÌ THÔI

[“Giã từ cõi mộng điêu linh…” – Bùi Giáng]

Bàn tròn Văn chương tôi chủ trì, dù là hoạt động ngoại vi của Hội Nhà văn Việt Nam, được nhà văn Lê Văn Thảo phó Chủ tịch và Phan Thị Vàng Anh Ủy viên BCH khen rất hay và chuyên nghiệp, không hao tốn tiền nhân dân, nhưng anh Hữu Thỉnh không thích lắm.

Ở các Đại học, buổi nói chuyện của tôi luôn bị coi là có vấn đề, Ban tổ chức không ít lần phải giải trình, Đại học Đồng Tháp thuở đi cùng nhà văn Dạ Ngân, là một. Không phải bây giờ, mà từ chủ trì Cà phê thứ Bảy Văn học, nhạc sĩ Dương Thụ cũng hay được mời như thế.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-05. CUỘC CHIẾN GIỮA NHÀ VĂN

Xài từ “cuộc chiến” cho sang, thực tế là: đấu đá. Kể từ bậc thấp đến cao…

Thấp nhất là tranh lợi. Giành ghế, giành khoản tài trợ với đầu tư, chen lấn vào Hội, tranh suất dự hội nghị hay đại hội… Nói xấu sau lưng, có; đấu tố nhau, có; trực diện cũng không chừa. Ở bậc sơ cấp này, ta cũng đánh nhau trối chết, ghét đến mang đi đổ chứ chả phải chơi.

Bậc thứ hai, ghét không làm gì được nhau, mới đi báo cáo anh, méc lên “trên”, đặt điều chộp mũ chánh trị. Là cách mượn tay người triệt bạn viết, không tí ti sạch sẽ.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-04. LẠ CHỚ, TÔI KHÔNG THỂ PHẢN ĐỘNG

Nhớ mươi năm trước, một trang mạng phản biện đang đình đám phê tôi LÀNH QUÁ, trong khi ngược lại – phó tổng một Nhà xuất bản: Sara là THỨ DỮ chớ. Cũng là một Inrasara ấy, mới lạ. Hệ quả đeo mắt kiếng chánh trị nhìn văn nhân là thế. Còn vài Cham đọc tôi, cứ ngay ngáy lo tôi phản động.

– Tôi nói, có cho vàng ăn Sara cũng không!

Tôi biết ở thế giới chữ nghĩa, không ít người méc tôi với trên. Nhiệt tình và trường kì luôn. Lời nói gió bay có, qua thư từ hay viết lên mặt báo cũng không chừa. Ở đó có cả kẻ thân quen!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-02. CHƠI FACEBOOK THẾ MỚI NGẦU

Đừng làm chú nai ngây thơ trong lồng đời khả kính

gặm cỏ ở lối mòn với dáng nghiêm trang

giữa sa mạc nhân quần chớ làm loài lừa chở nặng

lê tháng năm qua nỗi bảo tàng

(Một trong bộ ba “Đoản thi dành cho con”, viết năm 1982, không in ở Sinh nhật cây xương rồng-1997)

Chơi facebook, mỗi người mỗi kiểu, tôi mới mỗi ngày…

Continue reading

NÔNG QUỐC CHẤN

KHÔNG VƯỢT BIÊN, KHÔNG BỞI HÈN MÀ DO SỢ, ĐỂ…

[Một mảnh ghép về nhà thơ Nông Quốc Chấn & Lời cảm ơn muộn màng]

Giới chữ nghĩa Dân tộc thiểu số, hiếm ai có tâm, có tầm như nhà thơ Nông Quốc Chấn. Tôi với ông tình thân, mỗi bận ra bắc là mỗi bận “cậu cứ qua tôi dùng cơm như người nhà”.

Lần đầu gặp ông ở Sài Gòn qua giới thiệu của Phú Văn Hẳn “anh của em có làm thơ”. Ông tìm nhân tố mới cho “đội ngũ” nhà văn dân tộc thiểu số, tôi biết. Trưa – tôi đạp xe qua Nhà khách Thành ủy mang theo bản thảo Bàn chân – Con đường – Bóng tối. Ông rót nước “cậu uống đi”, rồi mở nó ra đọc. Nửa tiếng đồng hồ, và quên tôi luôn.

Tôi xin kiếu ông để còn chạy qua Đại học làm việc. Ông nói:

Continue reading

Ninh Thuận: TỌA ĐÀM NGÀY THƠ VIỆT NAM

Đây là lần hai tôi dự Ngày Thơ tỉnh nhà. Lần đầu, hồi còn sắm vai phó Chủ tịch Hội đồng Thơ HNVVN, lần này: nguyên Chủ tịch Hội đồng Thơ [hãy lưu ý chữ “nguyên” này]!

Hội Ninh Thuận có hơn 60 hội viên văn học, sáng ngày 4-2-2023 chỉ có 15 ông/ bà “già” đến với nhau. Anh Mai Ty tổng biên tập Tạp chí – đương nhiên, thêm hai nhạc sĩ và 3 nhân viên văn phòng Hội nữa. Vỏn vẹn 21 mạng, cũng vui đáo để!

Continue reading