Tổng kết VHNT Ninh Thuận. TÔI ĐÃ NÓI GÌ?

[có yêu mới nói]

Kính thưa quý lãnh đạo!

Các bạn văn nghệ thân mến!

Tôi vừa dành 42 ngày đi qua 12 tỉnh thành, trước đó tôi cũng đã từ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.

Nêu hai vụ này ra để biết, tôi hiện là nhà thơ thuần túy, vô tư và khách quan; cạnh đó qua trận đi, tôi có cơ sở làm đối sánh. Mục đích không gì hơn giúp anh Muộn – chủ tịch Hội – dễ trao đổi với lãnh đạo Tỉnh.

Continue reading

Inrasara-TV. MỘT CÁCH ĐỐT NĂNG LƯỢNG THỪA

Con người được Bà Trời ban tặng thừa thãi năng lượng, cả đời xài không hết. Thặng dư, con người tìm cách đốt nó: Rượu bia tán gẫu hay chat chit, có; vận động thân thể hoặc hoạt động xã hội, có; lao vào cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cũng không chừa. Đủ kiểu, đủ trò.

Chơi, đốt năng lượng đa phần vô tội vạ. Thế nên, nhiều cuộc chơi sớm đứt bóng, nhất là không mang lại ‘phala’ “phúc” cho bản thân hay nhân quần. Trong khi Bà cho mỗi sinh linh đủ đầy: Đầu, mình và tứ chi với trí khôn dẫu cao thấp, nhiều ít khác nhau, nhưng vẫn sòng phẳng. Vấn đề là ta xài nó thế nào?

Trong thời đoạn nào đó, tôi phân bổ năng lượng làm ba: Ưu tiên việc chính, làm thêm, để bổ trợ cho chính, và chơi bằng đốt năng lượng thừa.

[1] Trung học, trong khi các bạn bám chương trình, tôi: Học Akhar thrah, lang thang palei Cham sưu tầm văn học Cham, và đọc.

Năng lượng còn thừa, tôi đốt nó bằng cách theo các anh học võ, và chơi mấy môn thể thao. “Đốt” này vô hình trung trở lại nạp năng lượng.

Continue reading

KHÔNG VƯỢT BIÊN, KHÔNG BỞI HÈN MÀ DO SỢ, ĐỂ…

[& Lời cảm ơn muộn màng]

Giới chữ nghĩa Dân tộc thiểu số, hiếm ai có tâm, có tầm như nhà thơ Nông Quốc Chấn. Tôi với ông tình thân, mỗi bận ra bắc là mỗi bận “cậu cứ qua tôi dùng cơm nhưngười nhà”.

Lần đầu gặp ông ở Sài Gòn qua giới thiệu của Phú Văn Hẳn “anh của em có làm thơ”. Ông tìm nhân tố mới cho “đội ngũ” nhà văn dân tộc thiểu số, tôi biết. Trưa – tôi đạp xe qua Nhà khách Thành ủy mang theo bản thảo Bàn chân – Con đường – Bóng tối. Ông rót nước “cậu uống đi”, rồi mở nó ra đọc. Nửa tiếng đồng hồ, và quên tôi luôn.

Continue reading

Chuyện thơ-21. HỌC, TỪ MỐC BỤI DĨ VÃNG & ĐƯƠNG ĐẠI

[Việt & Cham không học nhau. Câu chuyện nhà văn không học]

Chúng ta vỡ lòng mốc bụi dĩ vãng, ai viết thế?

Mốc bụi từ ông bà, và cả tổ tiên các dân tộc xung quanh trong khu vực, và xa hơn – trên quả đất này. Không có gì sinh ra từ hư không, ta chỉ có thể – nói theo ngôn ngữ hiện đại – là tiếp thu và sáng tạo. Không ai không biết thế, nhưng từ biết đến làm cách nhau mấy vực thẳm. Do không hiểu đủ đầy truyền thống, thêm món mặc cảm, tự ti lẫn tự tôn dân tộc, ta không chịu học nhau.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-07. PHẢN TỈNH, PHÊ & TỰ PHÊ, GƯƠNG SÁNG & MỜ

Về 2 chi tiết ở tút có liên quan đến Anne Frank, bạn Thuy Nguyen còm nhắc là tôi sai. Nguy tai! Nhai Nhật kí này 3 lần hồi tuổi trẻ, còn làm cả bài thơ ca tụng nàng nữa, vậy mà cứ sai. Biết sai, chẳng những tôi sửa, cảm ơn mà còn truy tìm nguyên do.

Ngồi phản tỉnh, tôi hiểu. Đinh ninh rằng cứ đụng Phát-xít thì phải tù, đã là dân Do Thái thế nào rồi cũng bị sát hại. Và do trí nhớ suy tàn, thêm định kiến – thành ra thế.

Kẻ suy tư là biết TỰ PHẢN TỈNH, truy đến tận cùng sự thể.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-06. CẢM HỨNG SÁNG TẠO & TRIẾT LÍ BÀN NHẬU

Tôi có tút về “nguồn cảm hứng sáng tạo”, sau đó bổ sung gọi là “triết lí bàn nhậu”. Chuyện tưởng không có gì liên can, mà kì thật cả hai dính chùm khó tách rời.

Tôi viết: “Thân sạch, tâm tịnh với trí sáng ta còn suy nghĩ chưa nên thân, vậy mà lắm sinh linh đòi triết lí trước bàn nhậu.” Tạm lấy mình ra minh chứng:

[1] Thân sạch: ăn uống đạm bạc, không cầu kì, với S 100usd/ tháng là đủ; tiếp đến là năng vận động cho khí huyết lưu thông.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-5. TẠI SAO THÀNH CÔNG?

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa”.

Tôi biết, thế nào bạn cũng sẽ đòi “bí quyết thành công”.

Hãy để vụ này cho ai thuyết, tôi nhà văn – kể chuyện. Câu chuyện bên cạnh bạn, xung quanh tôi. Cham là nòi sáng tạo, tôi vài lần tuyên thế – chuẩn luôn. Nói đâu xa, mấy đứa con tôi cũng hệt, bao nhiêu là nghĩ mới, làm khác.

Câu hỏi: Làm sao giữ lửa, để có thể truyền lửa?

Tại sao thành công? Hai câu chuyện.

Với Tagalau, tôi Yêu, nhìn Toàn cục, Hết mình và Tới cùng.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-4. BÍ QUYẾT THẤT BẠI

Năm ngoái tôi có kể về 1 sinh linh Cham được Bà Trời ban cho đủ đầy, chỉ bởi TÂM TÍNH mà anh đã làm hỏng cả đời mình – tê tái, bất khả vãn hồi. Và tôi kết luận, tâm tính quyết định thành bại chứ không phải trí thông minh.

Nay bạn hỏi tôi về “bí quyết thành công”, là chuyện thiên hạ luận nhiều rồi, nói thêm e nhàm. Ở đây tôi không bàn về bí quyết ấy, mà về cái nghịch với nó. Bởi thành công cần nhiều yếu tố, riêng thất bại chỉ dính một, cũng lãnh đủ.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-3. HỌC

[hay. Tôi đã có… học trò. Từ bài này, tôi bỏ bớt lời đầu và cuối thư, cùng mấy câu đưa đẩy thường dùng]

Xưa, trò tìm thầy.

Truyện cổ Cham kể, anh nông dân đã lặn lội tìm thầy học đạo, quyết đến nỗi đã “bán vợ”, đủ thấy Cham thiện tri thức như thế nào. Nay thì khác: thầy tìm trò. Nhất là tri thức mang tính tâm truyền, như ở thế giới Thiền.

Từ tuổi ngũ thập: 2007, tôi bắt đầu đi tìm trò. Bằng…

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-2. SÁCH

Tại sao phải đọc sách [giấy], bạn hỏi.

Tôi là kẻ yêu và mê chữ, đụng tờ giấy có chữ là cầm lên đọc, bất kể…

Dẫu thông minh tới đâu, nếu không trui luyện thông minh ấy chỉ đáng vứt. Thông minh cần được đặt nền móng trên kiến thức căn bản, sau đó là hiểu biết sâu và rộng, và nhiều thứ khác… mới có thể nói đến năng lực.

Kiến thức hiện nay được thu thập từ và qua 4 cấp độ: Facebook, lướt phây tưởng mình biết nhưng kì thực không biết gì cả. Đọc báo cũng vậy, dẫu sao báo thì hơn facebook xíu. Văn nghị luận giúp ta hiểu sâu vấn đề hơn. Cuối cùng là SÁCH, công cụ đáng tin nhất. 

Continue reading