Thương [1 số] nhà văn Việt Nam-06. ẢO

[Thương ca vô tận-27 – chuyện phò thịnh, phò suy]

Câu chuyện dài, đã kể ngay khi ấy, nay tóm làm bài học:

Năm 2006, một nhà thơ nữ danh giá ngoài Bắc vào Sài Gòn, rủ thêm một bạn nữa ghé nhà tôi ở quận 4. Chủ nhật, thợ nghỉ, Cty vắng. Đang chăm sóc Jaya tại bệnh viện, nhận phon của người nhà, tôi chạy về, tiếp. Được một đỗi, khách về, tôi quay lại bênh viện.

Tối, tôi nhận tin nhắn, rằng “hai ta không nên quan hệ nữa”, tôi hỏi “hà cớ?”

– Sara phò thịnh, chị phò suy…

Continue reading

DŨNG CẢM ĐẾN HỚ HÊNH

Cổng Thông tin điện tử ỦY BAN DÂN TỘC

Bài về NGƯỜI CHĂM viết ngày 4-11-2015, không ghi tên tác giả, lượt đọc 49.985. Dưới bài có chua thêm: “(Bức tranh Văn hóa các Dân tộc Việt Nam – NXB Giáo dục)”.

Chủ quản Cổng ấy thì to rồi, vẽ “bức tranh” về người Cham in ở Nhà xuất bản Giáo dục nữa, phải nói là rất đáng tin. Nhưng điều đáng lo hơn cả là cách làm của ta.

Ở đó bạt ngàn hớ hênh lồ lộ:

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-30. ĐỌC BÁO NHƯ ĐỌC… THƠ

[hay. Thương sinh viên và độc giả Việt Nam]

Không đùa đâu, mà thực.

“Chiến tranh” của Nguyễn Đức Tùng là 1 bài thơ, chi tiết về giấy báo tử thoáng qua thôi mà bạn đọc ta tra vấn, đối chiếu với hiện thực xã hội để kết rằng nó sai sự thật, phi logic, vân vân.

Tôi gọi đó là “đọc thơ như đọc báo”. Trong khi ở chiều ngược lại, một bộ phận không nhỏ [nghĩa là cũng hơi lớn] độc giả “đọc báo như đọc thơ”. 

[1] 15 năm trước, một Giáo sư thâm niên ở Đại học Sư phạm TPHCM có tiểu luận đăng Văn nghệ, 22-4-2006: “Chủ nghĩa “hậu hiện đại”, chủ nghĩa “Tân hình thức” ngày nay tàn lụi dần ở Tây phương. Theo một bài báo của một GS Mỹ thì hằng năm mới có một người mua sách này ở các hiệu sách”.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-25. ĐỌC THƠ NHƯ ĐỌC… BÁO

Bài thơ “Chiến tranh” của Nguyễn Đức Tùng, thế mà… hay.

Người đưa thư

Dựng xe đạp trước nhà

Ngồi uống với dì tôi một tách trà

Rồi lặng lẽ cáo lui

Không biết dì tôi không biết chữ

Trong phong bì là giấy báo tử”.

Thử nhắc lại vài phản hồi: “Chi tiết về người đưa thư có vẻ ko đúng thực tế”. “Phi logic, giấy báo tử khi ấy chính quyền làm rất trang trọng”.

Continue reading

Thương ca vô tận-11. ĐỜI TÀI HOA CŨNG LÀ ĐỜI

Kiều: “Đời tài hoa cũng là đời bỏ đi”, Bùi Giáng cắt đi 2 chữ cuối, còn: “Đời tài hoa cũng là đời”, vậy thôi mà ám ảnh tôi lạ.

Chakleng đất văn vật ngàn năm, tên làng cổ nhất còn lại trên bi kí Patau Tablah Đá Nẻ thế kỉ XII ở palei Bal Caung. Mảnh đất ông bà nuôi Po Klaung Girai là Ong Paxa Muk Cakling chọn để ra đời, sau đó lưu lại vô số di tích lịch sử đáng giá.

Ngày xa xưa, đến tận hôm nay cũng vậy. Thời hiện đại, Chakleng sản sinh 5 SINH LINH thuộc 3 THẾ HỆ khác nhau vô cùng độc đáo.

Continue reading

Thương ca vô tận-5. NHỮNG GIẤC MƠ LẠC LOÀI

[1] Ông thiếu úy phục viên, là thầy dạy văn tôi Đệ Nhị cấp. Hay, nhiệt và đầy đam mê. Ông nuôi mộng làm công trình về văn học Trung đại Việt Nam.

Con đầu 5 tuổi, ông kể đã tự thi với con: con quốc ngữ, bố chữ Hán. Sang năm con đã rành, bố vẫn ì ạch. Ông lại tự thi với đứa thứ hai… chưa tới đâu thì giải phóng. Một nửa giấc mơ bị gẫy đổ.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-16. NHÀ VĂN LẬP KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ-bis…

Nhà văn Việt Nam không biết lập hồ sơ về mình, Nguyễn Hưng Quốc nói thế. Muốn viết cho hết ngọn ngành về một nhà văn Việt, cực khó, nhà phê bình phải làm công tác sưu tầm.

Ngoài kia, nhà văn Tây nó khác, họ luôn có sẵn, cứ vào đó mà khai thác. Như Dostoievski, từ đống thư từ đầy lỗi ngữ pháp của ông, Gide đã viết một tác phẩm để đời.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-12. CÓ THỂ DẠY VIẾT VĂN?

“Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu”

Bác Tú Xương nhà ta cánh giác đó, chớ có đùa!

Dân chữ nghĩa Việt Nam lạ lắm, nặng mang thứ mặc cảm thừa ơi là thừa. Nguyễn Tiến Văn la, nhà văn lo sáng tác đi lại mày mò dịch, chỉ để tỏ ra ta đây biết ngoại ngữ. Tiến sĩ hay quan lớn về hưu thì làm thơ, nhằm tô sang bộ mặt. Còn kẻ sáng tạo lại thích đi… dạy thiên hạ viết văn.

Continue reading

SUÝT NỮA TÔI LẠI KHÓC

Yểu điệu thục nữ vậy chứ!

Con chó cháu nuôi sau khi cho ra đời 4 con, bị bệnh. Tôi 3-4 lượt kêu 3 đứa lớn lo chạy chữa cho nó, cứ hẹn. Hẹn mãi đến chó con mở mắt thì bệnh mẹ trở nặng, trưa hôm qua nó chạy vào phòng tôi cầu cứu. Đuổi đi, nó ra nằm dưới bàn phòng khách, chuẩn bị cho giây phút từ trần.

Continue reading

KHỞI ĐỘNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

[nói thêm về Hannah Arendt & Giữa quá khứ và tương lai: 8 bài thực hành tư duy chính trị]

Inrasara-TV. “Mỗi kì 1 chân dung-04. Hơn cả 1 tác phẩm hay”, tôi cho Hannah Arendt là một khuôn mặt triết học vô cùng độc đáo, và Giữa quá khứ và tương lai là một tác phẩm cần thiết. Cuốn sách nhận Giải Thưởng Sách Hay năm 2022, với số phiếu tuyệt đối. Tôi là 1 trong 5 thành viên ấy.

Vô cùng cần thiết, bởi nó dành cho trí thức Việt Nam hôm nay. Nếu cuốn Chính trị Bình dân là cho chung như tên gọi của nó, thì đây là cho trí thức tư duy chính trị ở cấp độ cao. Inrasara-TV đã bàn lướt, ở đây xin tập trung vào “giáo dục & chân lí”.

Continue reading