Gian nan hành trình học chữ của người thiểu số

Hòa Ái thực hiện, RFA, 22-9-2014
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/arduous-study-journey-of-montagnard-ha-09222014103733.html

… Tìm hiểu vì sao uớc mơ thiết thực ấy lại trở nên viễn vông? Hòa Ái được nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, cho biết nhiều bạn trẻ người Chăm bị thất nghiệp sau khi ra trường. Nhiều người phải làm các công việc như phụ hồ, hái cà phê, lượm điều hoặc làm các lao động chân tay khác không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Phần lớn các cử nhân người Chăm lại phải trở về làm nghề nông trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Nhà thơ Inrasara nói:
“Nhiều người trở lại nghề nông hoặc là thất nghiệp gần như toàn phần. Có rất nhiều sinh viên khi họ vào trường đại học, họ được vay một số khoản tiền nhất định nhưng khi ra trường họ không có tiền để trả, có khi nợ kéo dài 4-5 năm sau cũng chưa trả nổi. Đó là một nguy cơ rất lớn đối với các em dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học, nhất là người Chăm”. Continue reading

DANH CA CHẾ LINH: “VẪN CÒN NẶNG NỢ VỚI QUÊ HƯƠNG”

Trà Chân thực hiện

Báo Bình Thuận cuối tuần, số tất niên 2014.

Nghe thông tin danh ca Chế Linh trở lại quê nhà hát phục vụ bà con, phóng viên báo Bình  Thuận đã có cuộc gặp tai nhà riêng của ông thuộc Khu chung cư S4, quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh, để làm cuộc trao đổi ngắn.

Chelinh-13-12-2014.1

Trà Chân: Báo Bình Thuận xin kính chào danh ca đã trở lại Việt Nam! Nếu tôi nhớ không nhầm, có lẽ đây là lần thứ năm Chế Linh trở lại phục vụ khánh thính giả quê hương

Chế Linh: Cảm ơn nhà báo! Đúng vậy. Continue reading

Trần Anh Nguyễn: Inrasara đi dây giữa quá khứ và tương lai

Báo Tiền phong, 16-11-2014 

Sara-NgXuanHoang

* Inrasara by Nguyễn Xuân Hoàng.

TP – Inrasara nói với tôi rằng truyền thống sáng tác văn chương của người Chăm là khuyết danh. Người Chăm tin các sáng tác không phải là sản phẩm của con người mà “ông Trời” mượn tay con người để viết ra những tác phẩm.

Những năm 1950 về trước, người Chăm vẫn chưa đề tên dưới các sáng tác của mình, bởi vậy chỉ khi bỏ việc kinh doanh để đi sưu tầm nghiên cứu văn hóa, anh Inrasara mới biết một tác phẩm nổi tiếng của người Chăm đã do chính ông ngoại viết nên. Continue reading

Phê bình không èo uột mới lạ

báo An ninh Thủ đô, số 4200, 6-9-2014

Quỳnh Vân  thực hiện

1. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, phê bình văn học đứng trước tình trạng lệch chuẩn, loạn chuẩn? Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Inrasara: Đó là ý kiến đúng, nhưng chưa rốt ráo. “Lệch chuẩn hay loạn chuẩn” không là vấn đề, đúng ra phải hỏi ở đây là, chuẩn nào? Bởi sáng tạo là luôn là hành động phá chuẩn, từ bỏ chuẩn cũ. Mỗi thế hệ văn học tạo ra một/ một vài chuẩn mới, khác của mình. Toàn cầu hóa, để hội nhập với thế giới, nhà văn Việt Nam tiếp cận nhiều hệ mĩ học khác nhau, từ đó sáng tác bằng nhiều chuẩn khác nhau. Là cơ hội lớn cho mỗi nhà văn và nền văn học Continue reading

Inrasara trả lời phỏng vấn: Gian nan hành trình học chữ của người thiểu số

Hòa Ái thực hiện, RFA, 22-9-2014

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/arduous-study-journey-of-montagnard-ha-09222014103733.html

(trích đoạn)

… Tìm hiểu vì sao ước mơ thiết thực ấy lại trở nên viễn vông? Hòa Ái được nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, cho biết nhiều bạn trẻ người Chăm bị thất nghiệp sau khi ra trường. Nhiều người phải làm các công việc như phụ hồ, hái cà phê, lượm điều hoặc làm các lao động chân tay khác không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Phần lớn các cử nhân người Chăm lại phải trở về làm nghề nông trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Nhà thơ Inrasara nói:

“Nhiều người trở lại nghề nông hoặc là thất nghiệp gần như toàn phần. Continue reading

Lễ hội Ramưwan của dân tộc người Chăm trong thời hội nhập

2014-6-Ramuvan-Dien

Phùng Hoàng Anh thực hiện (bài phỏng vấn thực hiện vào Ramưwan 2013)

Báo Trí thức & Phát triển, 21-8-2014

Mỗi lần nhắc đến “tết Chăm”, ai ai cũng nghĩ đến lễ hội Katê. Điều đó không có gì sai cả, bởi đây là lễ hội lớn nhất của cả dân tộc Chăm, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng. Nhất là trong dịp Katê, đồng bào Chăm mở hội đón khách thập phương lên hành hương tháp Chàm nổi tiếng trong khu vực. Trước đó là lễ rước y trang thần được dân tộc Raglai anh em mang xuống rất long trọng. Thế nhưng, bên cạnh Katê, cộng đồng Chăm còn có lễ hội khác, mà nhiều khi dân gian gọi chệch đi là Tết Bà-ni. Đó là lễ Ramưwan. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuôc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hoá Chăm  Inrasara. Continue reading

Tagalau chuyển giao thế hệ

(để độc giả có thông tin thêm về “Inrasara bỏ cuộc chơi”, Inrasara.com xin đăng bài phóng vấn này để tiện tham khảo.

Inrasara trả lời phỏng vấn Thegioivanhoa

1– Với cương vị là Chủ nhiệm và là người đồng sáng lập ra Tagalau trong những ngày đầu, xin anh hãy cho biết thêm quá trình ra đời và những khó khăn mà tuyển tập gặp phải trong thời gian đó?

Inrasara: Mùa Hè 1996, ở Trại Sáng tác tại Đại Lải, đến gặp Ban Biên tập đặc san Văn nghệ Dân tộc & Miền núi, tôi nói rất ư là tự tin: Cộng đồng Chăm có vài văn tài, hãy cho tôi một số báo để chúng tôi làm tuyển tập. Continue reading

Inrasara: “Khi không sợ điều không đáng sợ, trí thức Chăm vẫn có thể làm được nhiều chuyện”

(Chuyên đề Ghur Cham Bini)

Mặc Lâm thực hiện(*), RFA, 25-3-2014

1. Xin anh giải thích phong tục chôn cất của người Chăm thuộc hai dòng tôn giáo Chăm Bà-la-môn và Chăm Bà-ni.

– Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có hai dòng tôn giáo – tín ngưỡng chính, đó là Chăm Bà-la-môn (còn gọi là Cham Ahier) và Chăm Bà-ni (còn gọi là Cham Awal, hay Hồi giáo cũ). Cho dù sinh hoạt của hai hệ tôn giáo tín ngưỡng này có sự hòa hợp rất nhuần nhị, nhưng giữa hai vẫn có các khác biệt, rõ nhất là ở việc tang chế. Nếu người Chăm Bà-la-môn hỏa táng, thì ngược lại, người Chăm Bà-ni địa táng. Continue reading

Inrasara viết phê bình, tại sao?

PV: Inrasara vốn làm thơ và nghiên cứu văn hóa Chăm, vậy tại sao gần đây anh dành nhiều thời gian viết phê bình văn học, một công việc vốn dễ bị ghét?

Trả lời câu hỏi này, Inrasara thẳng thắn và không ngại va chạm.

Inrasara: Đơn giản lắm, ta đang có một nền phê bình bệnh hoạn, nền phê bình nguy cơ kéo sáng tạo văn chương rơi xuống vực. Continue reading

Nhà nghiên cứu Inrasara: “Người Cham ở đâu trong văn hóa Việt Nam”?

Hiền Hòa thực hiện, 6-2012

Hoithao-Hanquoc06* Tại hội thảo khoa học Văn học Hàn Quốc, cuối 2013.

Thuyết trình, thảo luận vốn là hoạt động bình thường, nhưng chủ đề mà nhà nghiên cứu – nhà thơ Inrasara chọn lại đủ sức gây tò mò với những ai quan tâm đến văn hóa Việt Nam nói chung. Đó là chủ đề “Người Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?”, diễn ra lúc 8g30 ngày 28-6 tại Tòa nhà PACE (341 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM). Để độc giả xa gần có thể hiểu thêm về một dân tộc lớn và nhiều thăng trầm, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Inrasara.

“Với tâm hồn vốn ham chơi, ham sáng tạo, nếu biết tiếp nhận truyền thống ông bà, người Cham hôm nay sẽ làm nên nhiều cái mới mẻ và giá trị Continue reading