Đường cao tốc ‘đụng’ di tích Chăm

Tấn Tài, báo Pháp Luật, Thứ Năm, 30-4-2015
http://phapluattp.vn/thoi-su/duong-cao-toc-dung-di-tich-cham-550671.html

(PL)- Một đoạn đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang tạm ngưng thi công do phải chờ kết quả khảo cổ di tích Triền Tranh.
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương hoàn thành việc khai quật di tích Triền Tranh để báo cáo Hội đồng di sản (Bộ VH-TT&DL). Do vướng di tích này, tiến độ thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang chậm lại.

Di tích “có một không hai”. Continue reading

Inra Jaya – chàng trai lưu giữ vẻ đẹp Chăm qua ảnh

Thegioivanhoa.com.vn, 29-3-2015
Tình yêu mãnh liệt dành cho văn hóa Chăm và sở thích nhiếp ảnh đã thôi thúc Inra Jaya (Phú Tuệ Tri) thực hiện những hành trình khám phá và ghi lại những nét đẹp văn hóa Chăm qua hình ảnh

Tự vẽ lối đi riêng cho mình

Inra Jaya là một nhiếp ảnh gia người Chăm. Anh sinh năm 1988 tại làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Năm Jaya lên 3 tuổi, cả gia đình anh chuyển vào TP. HCM sinh sống.
[xem hết bài ở đây http://thegioivanhoa.com.vn/phong-cach-song/song-dep/50686501/inra-jaya-chang-trai-luu-giu-ve-dep-cham-qua-anh/?fb_action_ids=10155367073430581&fb_action_types=og.shares]

Bimong Cham pak Hue

Tháp Chàm ít người biết đến ở Huế
http://vietbao.vn/The-gioi/Tan-muc-tan-tich-thap-Cham-it-nguoi-biet-o-Hue/150465645/162/
http://vietbao.vn/The-gioi/Tan-muc-tan-tich-thap-Cham-it-nguoi-biet-o-Hue/150465645/162/

Inrasara: TÌM HẢI SỬ VIỆT NAM Ở ĐÂU?

1-Bia Võ Cạnh-Nhatrang-192

* Bia Võ Cạnh ở Nha Trang – tk II.

Lần đầu tiên, bài báo “Tìm nền hải sử Việt Nam ở đâu?” đăng báo Tiền phong chủ nhật, ngày 23-3-2014; rồi báo Bình Thuận cuối tuần đăng lại ngày 28-3-2014. Sau đó bài được post lên Inrasara.com và nhận được bao nhiêu là phản hồi.

Việt Nam không có văn hóa biển, vậy đâu là nền hải sử Việt Nam? Continue reading

‘Trí / Thức’ giới thiệu – ‘Encounter’ presents Inrasara – 01

SanArt 8-4.09

(Việt Nam, nhìn từ huyền thoại ít được biết đến)

 01. Sự bí ẩn Chăm, một hành trình cổ xưa – The mystery of Cham, an ancient journey

Mở

Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại, huyền thoại của và về Việt Nam. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình Continue reading

‘Trí/ Thức’ giới thiệu – ‘Encounter’ presents Inrasara

 Inrasara_mailchimp_Inrasara là diễn giả thuộc chương trình Trí / Thức nằm trong dự án liên ngành mang tên Nhận thức Thực tại’ do Mạng lưới Quỹ Hoàng Tử Claus với Sàn Art tài trợ.Inrasara participates in Encounter, a lecture series which is part of a large artistic endeavour called Conscious Realities, initiated and organized by San Art in partnership with Prince Claus Fund. Continue reading

Về nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa: tác giả Chiêm Thành lược khảo

images1000543_nu_thi_si

Lê Gia Lộc, Báo Đà Nẵng cuối tuần, thứ Bảy, 29-3-2014 [trích]

*

Bà là người phụ nữ Đà Nẵng đầu tiên cắt tóc ngắn, đi xe đạp; là người Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết nghiên cứu, khảo luận.

Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) tên thật là Huỳnh Thị Thái, sinh năm 1896 tại làng Đa Phước, nay thuộc phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Continue reading

Inrasara: Từ Văn hóa biển Cham đến Hải sử Việt Nam

Tiền phong chủ nhật, 23-3-2014

BBC.co.uk/vietnamese, 25-3-2014

Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết. Tìm ở đâu? – Không ở đâu cả.

Xưa, người Việt mở cõi xuống đất liền ở phương Nam, và chỉ biết có đất liền; còn đóng tàu viễn dương, thì hầu như chưa. Suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt chỉ biết ra khơi về lộng. Mà “lộng”, theo Từ Chi, chỉ đâu khoảng ba cây số cách bờ, còn “khơi” xa lắm cũng đến bảy cây số là cùng. Nền hải sử Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng. Do đó – khi Champa đã làm một với Tổ quốc Việt Nam thống nhất, thì việc nhận diện văn hóa biển của vương quốc Champa cổ sẽ bổ khuyết cho sự nhìn nhận thực thể Việt Nam. Continue reading

Độc đáo văn hóa phồn thực Chăm

Trích Hà Vũ Trọng, Thể thao & Văn hóa cuối tuần

NuiDaBiaLingaparvata-CustomLingaparvata hay núi Đá Bia trên đèo Cả, tỉnh Phú Yên, với câu ca dao được truyền tụng: “Chiều chiều mây phủ Đá Bia/Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng”

Từ những kỳ quan phồn thực

Nằm phía Bắc đèo Cả (tỉnh Phú Yên), một vùng nổi tiếng với nền văn hóa đá linh thiêng, có quả núi thiêng Lingaparvata. Tương truyền vua Lê Thánh Tông trong cuộc công phá Chiêm Thành, đã cho khắc bài bia vào hòn đá linga “mọc” tự nhiên chót vót trên ngọn núi này để phân định ranh giới Chiêm – Việt (từ 1471 – 1653), đặt tên là Thạch Bi Sơn (hòn Đá Bia) Continue reading

Trần Kỳ Phương: Thế giới thiêng của ngôi đền Champa

Đọc tại đây: Đà Nẵng cuối tuần, 22-9-2013

Ngôi đền (kalan) Champa là tác phẩm nghệ thuật toàn bích: Chân – Thiện – Mỹ. Chân là sự hiện hữu bằng vật chất và kỹ thuật cấu trúc của ngôi đền, Thiện là hình tượng chư thần được thể hiện và thờ phượng tại ngôi đền, Mỹ là vẻ đẹp hoàn hảo về kiến trúc và điêu khắc của ngôi đền.