Mỗi kì một chân dung 24: Mai Thìn

Mai Thìn quê An Nhơn – Bình Định, đã in riêng bốn tập thơ và một tập nghiên cứu – biên khảo về Văn hóa dân gian xã Nhơn Thành. Đề tài nghiên cứu của anh nhỏ, chuyên và sâu. Về một vùng quê [anh] ít được biết đến. Nhỏ như các đề tài thơ anh, như các tập thơ của anh. Và, cũng ít được biết đến như tên tuổi anh trên văn đàn cả nước: Mai Thìn Continue reading

Mỗi kì một chân dung 22. Hoàng Thanh Hương


* Hoàng Thanh Hương tại Hồ Lak, 2007.

Hoàng Thanh Hương sinh năm 1978, là biên tập viên tạp chí Văn nghệ Gia Lai, đã có 3 tập thơ in riêng, trong đó Lời cầu hôn của rừng (2008) đoạt Giải thưởng Hội VHNT các DTTS Việt Nam. Con gái dân tộc Mường quê goocs Phú Thọ ấy đã hòa nhập nhanh với vùng đất mới: Tây Nguyên. Hòa nhập vào dòng chảy của đời sống lẫn không gian văn hóa Tây Nguyên. Sáng tác của Thanh Hương ít hoài niệm về quê cũ, mà thể hiện sinh động tâm cảm của con người Tây Nguyên hiện thời Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 16. Lê Anh Hoài


* Chân dung Lê Anh Hoài, ảnh tác giả cung cấp.

Là nghệ sĩ có nghĩa là nhập cuộc chịu chơi, vô phân biệt. Nhất là trong thời đại toàn cầu hóa. Bao nhiêu chân trời mở ra trước ta với bao nhiêu phương tiện. Người nghệ sĩ nhập cuộc chơi và mời gọi mọi người cùng nhập cuộc chơi. Chơi hết mình, thể hiện hết mình. Bằng ngôn ngữ chữ viết lẫn ngôn ngữ thân thể, trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Cuộc sống đương đại, ta bắt gặp một nghệ sĩ như thế: Lê Anh Hoài. Chàng trai tự khai sinh năm 1966 tại Hà Nội; quê nội: Quảng Nam, quê ngoại: Phú Thọ ấy, hiện là biên tập viên báo Tiền phong Continue reading

Mỗi kì một chân dung 20: Ngô Kim Đỉnh


* Ngô Kim Đỉnh thứ hai từ phải sang tại cổng Đền Hùng, 2005.

Con người khai thác kiệt tận thiên nhiên, với thái độ vô tư đến nhẫn tâm. Thiên nhiên trả thù, bằng cách đánh thẳng vào lợi ích của con người, cũng bạo động không kém. Đó là chuyện xảy ra cả thế kỉ nay. Con người nhận biết và loay hoay tìm giải pháp đối phó thì đột ngột, thiên nhiên nẩy ra cách đánh khác. Rồi thì con người hướng sự trả thù theo cách thế khác: khốn khổ hơn, tai hại ngàn lần hơn Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 17. Đinh Thị Như Thúy


* Ảnh do Đinh Thị Như Thúy cung cấp.

Không ngờ một nhà thơ đang dạy Phổ thông Trung học ở vùng sâu vùng xa lại nhập cuộc vào cuộc thơ đương đại sòng phẳng như thế. Tập thơ Phía bên kia cây cầu của Đinh Thị Như Thúy suýt đoạt Giải Quỹ Lời vàng Eva (2007) tuyệt đối không có bài “dở”. Nó chứng tỏ tay nghề của nhà thơ sinh ở Huế (1965) hiện đang sống ở vùng đất Tây Nguyên này.
Thuần một trạng thái, thuần một giọng điệu đi suốt tập thơ: Đều đều và từ từ Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 21. Trần Can


* Vượng, Sara, Can tại Ban Mê, 2009.

Thơ của Trần Can ngắn, thường cấu tứ không chặt, hơi thơ đi lan man. Cảm trạng lan man đưa dẫn ngôn từ thơ anh trôi miên man hai bờ mộng và thực. Bắt gặp một hình ảnh bất chợt, anh dừng lại và ghi nhận nó. Không cần suy nghiệm nhiều, có lẽ. Rồi anh cứ để mặc cho cảm trạng tiếp tục trôi – miên man, bồng bềnh Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 15. Hàm Anh


* Hàm Anh (ngoài cùng) tại Hội quốc tế về văn học Việt Nam, 1-2010.

Tên khai sinh: Phan Thanh Thủy, sinh tại Hà Nội năm 1970; làm thơ và dịch thơ; giải thưởng cho các bản dịch thơ Anna Akhơmatôva của báo Văn nghệ. Đó là tiểu sử vắn tắt của nữ thi sĩ hiện phụ trách công tác ngoại giao ở nước ngoài này. Nhưng trên hết, Hàm Anh là thi sĩ chính hiệu Continue reading

Mỗi kì một chân dung 13. Khế Iêm


Sinh 1946 ở Nam Định, hiện sống tại Hoa Kì. Chủ trương website thotanhinhthuc.com từ năm 2004.
Hành trình thơ Việt, mười năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, không thể không nhắc đến Thơ – tạp chí thơ xuất bản tại California, Hoa Kì mà Khế Iêm là người khai sinh và chèo chống 10 năm 1994-2004. Hành trình đó, càng không thể không nhắc đến thơ Tân hình thức.
Tân hình thức du nhập vào Việt Nam đã tạo hai luồng gió trái ngược: hơn 30 nhà thơ Sài Gòn thể nghiệm, bên cạnh không ít người chống đối Continue reading

Mỗi kì một chân dung 19. Du Nguyên


Tên khai sinh: Đậu Thị Dung, sinh năm 1988 tại Nghệ An, hiện là sinh viên K10- Khoa Sáng tác – Lí luận và Phê bình văn học – Đại học Văn hóa Hà Nội. Thơ Du Nguyên chín và chững chạc ngay từ những bài đầu tay được đưa ra công chúng thơ. Nhưng đó là cái chín đã cũ, đã xưa. Nó thuộc giọng thơ những năm 90 của thế kỉ trước, không phải của thời hiện đại Continue reading