Nguyễn Đình Thi: Nơi tựa

 

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi theo đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa trẻ đang muốn lẫm chẫm chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kỳ lạ.

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi tựa cho người đàn bà kia sống Continue reading

Mỗi kì một chân dung 28: Nguyễn Hoàng Nam

Nguyễn Hoàng Nam thuộc lớp nhà thơ khơi mào sáng tác hậu hiện đại Việt. Tài hoa và chịu chơi rất mực. Không bao giờ dừng lại khi đã xài cạn thủ pháp học được/ nghĩ ra được.
Mỗi/ mỗi vài bài thơ là một bước chuyển. Từ “Baggage y2k”, đến “Một bàn chưn”, từ “Niết bàn hành” cho đến “Nắng Chia Nửa Bãi Chiều Rồi”… người đọc luôn nhận ra sự khác biệt đầy khám phá.

Thường thì tít của một bài thơ có thể thay đổi mà không/ ít ảnh hưởng tới nội dung thơ. Ở đây ngược lại, nó làm một với bài thơ, không thể khác. Đọc cái tít bài thơ “Nắng chia nửa bãi chiều rồi”, người ta không thể không liên tưởng đến bài thơ “Ngậm ngùi” của Huy Cận. Nguyễn Hoàng Nam buộc độc giả luôn đọc thơ anh trong thế đối chiếu với văn bản của Huy Cận mà họ từng biết trước đó Continue reading

Mỗi kì một chân dung 27: Ngô Nhân Đức


Thi sĩ là kẻ ám ảnh bởi chữ. Trăm chữ, vài chục chữ, thậm chí vài chữ. Chúng làm thành định mệnh thơ của thi sĩ. Với Ngô Nhân Đức, đó là “giấc mơ”. “Giấc mơ” ám ảnh và bật ra bất ngờ, tuôn tràn vào thơ anh, hoàn toàn không cố ý.
Quan hệ khắng khít với “giấc mơ” là “giấc ngủ”. “Đêm mộng du và đêm không ngủ”. Lắm lúc muốn thoát khỏi giấc mơ, tôi cố “ru giấc ngủ”, nhưng vẫn không thể. “Mỗi giấc ngủ của tôi đều bắt đầu sau 3h sáng” Continue reading

Thơ & Lời bình 03: Đại sư Ringu Tulku Rinpoche

Hoàng Ngọc-Tuấn dịch.
Tienve.org.


Lại một năm nữa trôi qua như một giấc chiêm bao.
Chúng ta đã chứng kiến hết tai hoạ này đến tai hoạ khác.
Có phải chúng ta sắp làm cho thế giới này không thể sống nổi nữa
Với lòng tham lam, thiển cận và u mê của chúng ta?

Chiêm ngưỡng đức Đạt Lai Lạt Ma và những con người vĩ đại
Tôi tìm thấy sự can đảm để nhìn về phía sáng sủa hơn Continue reading

Mỗi kì một chân dung 25: Phan Huyền Thư


* Phan Huyền Thư tại Ngày Thơ, Văn Miếu – Hà Nội, 2006.

Phan Huyền Thư con gái của nghệ sĩ nổi tiếng Thanh Hoa. Nhưng khác với rất nhiều đứa con đi theo nghiệp bố mẹ luôn chịu đựng “bóng đè” của người đi trước, hoặc phải chiến đấu cật lực mới thoát khỏi cái bóng của bậc sinh thành. Phan Huyền Thư ngược lại, đã tự mình bước đi đầy kiêu hãnh. Độc lập chinh phục các thành tích ngoạn mục. Phan Huyền Thơ đạo diễn phim tài liệu lẫn Phan HuyềnThư thơ.
Người viết vừa xuất hiện đã khẳng định ngay tên tuổi trên thì đàn, là điều hiếm Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 14. Hạ Nguyên


Tình yêu luôn mang theo nó sự hụt hẫng. Sau hụt hẫng, là buồn.
Như anh chàng Đông-Ki-Sốt, yêu, và lao vào các cuộc quyết đấu không cân sức, để rốt cùng nhận lấy thất bại. Yêu, như đứa trẻ ngoan và nỗi ám ảnh cổ tích cô bé quàng khăn đỏ kia. Đứa bé đã một mình đi qua cánh rừng. Cánh rừng với bao cảnh trí đẹp, lạ. Chớ trách bé đã lang thang hay dừng lại. Thương bà, đứa trẻ đã đi như chạy Continue reading

Mỗi kì một chân dung 23: Lam Hạnh

Ngô Thị Kiều Hạnh sinh năm 1983, tại Khánh Hòa, hội viên hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa. Hiện sống và làm việc tại Cam Ranh. Đã in tập thơ Ngực cỏ, NXB Hội Nhà văn, H., 2008.
Ngực cỏ đầy tính phồn thực, nơi đó người nữ khi cần, sẵn sàng cắt đứt dây nhợ tình cũ, để đón nhận cuộc tình mới, cuộc tình thôi làm màu mè phấn son, “không còn ngọng nghịu giả vờ” tán tỉnh với những thề non hẹn biển đã sáo mòn; kẻ tình nhân dám quẳng hết mọi nỗi trang nghiêm trí tuệ [rởm], đạo đức [giả] ở lại phía sau, để nhập cuộc. Như cặp tình [nhân] bò trong bình minh Mornington phóng dật kia Continue reading

Mỗi kì một chân dung 18. Trần Wũ Khang

Sinh năm 1957, tại Núi Xám, Nha Trang. Thời gian dài lưu trú ở quận Tám, TP Hồ Chí Minh. Đứa con hai dòng máu Chăm – Việt. Viết báo một thời gian, sau đó nghỉ về quê. Anh bắt đầu viết lại vào năm 2004, nhưng đây lại là giọng thơ hậu hiện đại đặc sắc.
Ngôn ngữ thơ Trần Wũ Khang thơ thoải mái, nhịp điệu phóng túng, đề tài thơ đụng chạm trực tiếp vào cuộc hiện thực hôm nay: hộ khẩu và KT3, bán độ bóng đá, cả vấn đề thời sự nóng nhất là nạn khủng bố đang tràn lan khắp mặt địa cầu Continue reading