Mỗi kì một chân dung 12: Chiêu Anh Nguyễn

Vỉa hè với Chiêu Anh Nguyễn


Vỉa vè gần như là thuộc tính của văn nghệ Sài Gòn. Từ thuở văn nghệ miền Nam. Bùi Giáng hay Nguyễn Đức Sơn thì đã đành rồi, ngay Phạm Công Thiện “sang trọng” là thế, chất vỉa hè vẫn cứ đậm đặc. Thuộc tính, và đã trở thành truyền thống. Cả sau Bảy lăm, khi giới cầm bút luôn bám vào tòa soạn báo chí hay làm việc trong các cơ quan Nhà nước có dính dáng đến chữ nghĩa, truyền thống vỉa hè của Sài Gòn vẫn tồn tại. Truyền thống này càng phát triển mạnh mẽ sau mở cửa, khi dân viết lách các nơi đổ dồn vào thành phố Continue reading

Mỗi kì một chân dung 11. Nguyễn Phan Quế Mai

Hội nghị quốc tế Quảng bá văn học Việt Nam đầu năm 2010 vừa qua, Nguyễn Phan Quế Mai thường xuyên xuất hiện như một khuôn mặt chính. Là đồng dịch giả hai tập thơ in song ngữ Anh – Việt được làm quà biếu cho khách mời đồng thời là người ứng khẩu dịch chính cho Hội nghị. Không ngờ người phụ nữ ấy (Quế Mai sinh năm 1973 tại Ninh Bình, lớn lên ở Bạc Liêu) lại là cây bút thơ đặc sắc.

* Nguyễn Phan Quế Mai (bên trái) cùng các dịch giả tại Hội nghị quốc tế Văn học Việt Nam, 2010.

Ở giữa thế kỉ trước, Albert Camus viết đầy cảnh báo rằng, sau Dostoievski, đừng mong tìm thấy thiên nhiên trong văn chương châu Âu. May cho chúng ta, là người phương Đông, thiên nhiên cảnh vật vẫn có mặt khắp. Có mặt, nhưng nó đã khác. Phải khác. Có khi nó là đối vật cho con người khai thác hay nâng niu, tách biệt lạ xa hay tìm ẩn náu. Ở Quế Mai, thiên nhiên gợi những liên tưởng về tâm tưởng riêng tư với phản ứng khác biệt, đôi lúc nhọc nhằn, đau đớn nhưng luôn hiện diện ở đó sự hòa điệu.
Inrasara chọn thơ và giới thiệu Continue reading

Mỗi kì một chân dung 10. Ánh Huỳnh


Tuổi ngũ thập mà mới có lưng vốn 3 tập thơ, Ánh Huỳnh – cây bút sinh ra và lớn lên tại đất Sài Gòn này – vừa viết chậm vừa xuất hiện muộn. Muộn và chậm, nhưng đã có ngay sự công nhận bằng Tặng thưởng Thơ Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh năm 2006.
Trong khí hậu thơ ca Việt Nam sôi động nhiều biến chuyển mươi năm qua, thơ Ánh Huỳnh xuất hiện như làn gió mát Continue reading

Mỗi kì một chân dung 08. Khánh Phương


Sinh năm 1975 tại Hà Nội, làm biên tập tại Công ty Nhã Nam.
Độc giả biết Khánh Phương như là một người viết đầy cá tính về văn học đương đại, ít ai biết một Khánh Phương thi sĩ.

Đã thấy Dương Tường “biến tấu” các con âm tiếng Việt, dù công cuộc chưa tới nhưng cũng rất đáng ghi nhận. Bùi Giáng với các bài lục bát “hậu hiện đại” hay các sáng tác mà từ Hán Việt chiếm thế áp đảo rất độc đáo của ông nữa Continue reading

Mỗi kì một chân dung 07. Vũ Thành Sơn


Từ chối làm những “bài thơ lớn” nói lên những vấn đề to tát của dân tộc và nhân loại, như âm mưu của các nhà thơ hiện đại; cũng không ý định chế tạo những “bài thơ hoàn toàn tiệt trùng” giống bạt ngàn bài thơ khác, tư duy thơ của Vũ Thành Sơn (sinh năm 1955 tại Sài Gòn) đi vào tiểu tự sự của cá nhân với bao ưu tư và vấn đề của chính nó Continue reading

Mỗi kì một chân dung 06. Tiểu Anh


Tên thật: Nguyễn Thanh Anh; bút danh: Tiểu Anh; sinh năm: 1984 tại Sài Gòn
Cử nhân Văn chương Anh; hiện sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh
Đăng thơ ở Vanchuongviet.org.
*
Một người viết vừa xuất hiện đã chọn cho mình lối đi riêng, là một cá tính độc lập. Càng bản lĩnh hơn, khi người đó lại chọn lối đi ngược dòng thơ đang thời thượng. Những cách tân thời thượng.
Đó là Tiểu Anh: chặt chẽ, rõ ràng, chắc nịch Continue reading

Mỗi kì một chân dung 5: Tuệ Nguyên


Sinh năm 1982 tại làng dệt thổ cẩm Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận.
Vào đầu năm 2007, hàng loạt thơ Tuệ Nguyên xuất hiện trên website sinh viên Chăm TP Hồ Chí Minh: Gilaipraung.com, tạo nên “sự kiện” đáng kể trong sinh hoạt văn học Chăm vốn bình lặng. Đây là giọng thơ lạ so với nhiều cây bút từng có mặt trong tuyển tập Tagalau. Rồi với tập thơ đầu tay: Những giấc mơ đa chiều, cây bút trẻ này lọt vào chung khảo Giải thưởng Thơ Bách Việt 2009 Continue reading

Mỗi kì một chân dung 4. Đoàn Minh Châu

Để độc giả làm quen với với sáng tác thơ ca Việt đương đại, từ tháng 11-2009, báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần đề nghị Inrasara chọn một khuôn mặt thơ, mới lạ càng tốt, và tuyển 1-2 bài thơ tiêu biểu với lời bình ngắn gọn. Đến nay tôi đã chọn giới thiệu 6 người. Do mục này không được đưa lên website của Thể thao & Văn hóa, nên Inrasara.com xin dành phần làm nhiệm vụ. (Lưu ý, bài chỉ được post lên sau một tuần báo giấy phát hành).

*

Thành phố trong nhịp sống mới đang sôi động với chộn rộn cuộc mưu sinh, cấp tập cùng ngổn ngang công trường, nhưng với Đoàn Minh Châu, nó tĩnh, tĩnh kì lạ. Tĩnh, như phố dọn mình ở ẩn Continue reading

Mỗi kì một chân dung 03: Trần Tuấn


Sinh năm 1967 tại Hà Nội, hiện sống ở miền Trung
Tập thơ đầu tay Cầm gió in 1998, mãi 10 năm sau với Ma thuật ngón, Trần Tuấn mới tìm thấy giọng điệu riêng. Giú mình trong bóng tối như thế, là điều khó. Không phải sợ người đời quên mà là, sợ mất hút mục tiêu sáng tạo. Nhưng thay vì bám vào ảo tưởng để vuốt ve tâm huyễn hoặc cứ tiếp tục cho ra mắt các sáng tác èo uột của mình, anh đã đứng hắn lại. Nó ghi nhận một bản lĩnh của nhà thơ. Continue reading