Jaya Bahasa: Điểm luận một số công trình nghiên cứu về tộc người Raglai ở Việt Nam

Raglai-PhuocThang12-12.2* Người Raglai – Phước Thắng, Bác Ái – Ninh Thuận. Photo Kiều Maily.  

Tộc người Raglai đã sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam. Địa bàn cư trú của người Raglai tập trung chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng. Về mặt ngôn ngữ, các nhà khoa học đã xếp tộc người Raglai vào trong nhóm gia đình ngôn ngữ Malayo-Polynesian cùng với tộc người Chăm, Churu, Kaho, Randaiy và Jarai. Continue reading

Jaya Bahasa: Phát hiện Giáo trình tiếng Chăm đầu tiên

Trong những năm gần đây, việc học tiếng Chăm đang được sự quan tâm của cộng đồng trong nước và nước ngoài. Và chưa bao giờ vấn đề chữ Chăm lại thu hút nhiều nhà khoa học và giới trẻ thảo luận, tranh cãi sâu rộng và kéo dài như hiện nay. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một giải pháp tối ưu nào để định hướng cho ngôn ngữ Chăm phát triển trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế. Vì, những luận đàm vẫn còn nóng bỏng còn nhiều quan điểm học thuật và thái độ khác nhau đối với di sản văn hoá tộc người bản địa.

Vấn đề chữ Chăm tựu trung vào hai ẩn số chính, giữa một bên là những người làm công tác dạy và học chữ Chăm bậc phổ thông mà đại diện trực tiếp là Ban Biên soạn Sách chữ Chăm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận (1978-2010) và một thiểu số những người học tập và nghiên cứu thư tịch Chăm. Để có cái nhìn khách quan và khoa học về ngôn ngữ Chăm Continue reading

Bá Minh Truyền: Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm 20 năm nhìn lại

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm được thành lập ở tỉnh Ninh Thuận ngày 19-01-1993, bằng quyết định số 126QĐ/UB-NT với tên gọi ban đầu là Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Văn hóa Chăm (TTNC&ĐTVHC), trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin &Thể thao. TTNC&ĐTVHC có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, khai thác và phát triển nền văn hóa của dân tộc Chăm trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận và cả nước.

Anh Truyen

Continue reading

Jaya Bahasa: Ngược dòng lịch sử nhìn về tương lai xã hội Chăm

* Trường Trung học Pô Klong, photo Inrasara.

Bài viết “Ngược dòng lịch sử nhìn về tương lai xã hội Chăm” chỉ là những khảo lược ban đầu về các hoạt động của người Chăm thời kì hiện đại. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn khi tiếp cận, bởi vì chưa có nguồn tài liệu và bài viết đề cập nhiều. Mặt khác, nhìn nhận về xã hội Chăm theo quan niệm phi chính thống, nghĩa là không mang tính giai cấp là điều còn mới mẽ không dễ dàng nhận được sự đồng tình của đông đảo độc giả. Việc trình bày các vấn đề xã hội người Chăm mang chút hơi thở của sử học nhằm định hướng cho những nghiên cứu mới  trong tương lai. Continue reading

Jaya Bahasa: Tôi yêu tiếng nước tôi

 

* Bé Cham – Photo Inrajaya.

Có lẽ trong cuộc sống ai cũng có một thứ để yêu, được yêu và từng trải nghiệm trong tình yêu. Nói như lời của một tình khúc của nhạc sĩ Phạm Duy “Tôi yêu tiếng nước tôi”– một thứ tình yêu linh thiêng và trong sáng, giản dị nhất trong những điều yêu thương của con người. Continue reading

Jaya Bahasa: Vương quốc Champa: Địa dư, dân cư và lịch sử

Điểm luận – Bản dịch tiếng Việt do IOC ấn hành tại Hoa Kỳ, 2011

 

Champa là một quốc gia cổ đại bước vào thời kì xây dựng nhà nước độc lập tự chủ sớm ở Đông Nam Á từ thế kỉ thứ II công nguyên. Quá trình phát triển của nhà nước Champa đã để lại nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần quý giá. Tuy nhiên, lịch sử của Champa chỉ được phản ánh trong các bộ quốc sử các nước láng giềng như Trung Quốc và Việt Nam, Cambodia khi có phái đoàn triều cống sang thăm viếng, dịp ban hành sắc phong vương hay có xung đột về chính trị và quân sự. Hoặc được tìm thấy trong các ghi chép của các nhà du hành, phái đoàn truyền bá tôn giáo, lời kể của các thương nhân Continue reading

Bá Minh Truyền: Tổng luận về nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam

Bút danh khác: Jaya Bahasa, hiện sống ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Đã đăng Tagalau 12

Tóm tắt

 

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lắp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt, số lượng tác giả là người Chăm cũng gia tăng ngày càng đông đảo trong đội ngũ các nhà khoa học, để trình bày về các vấn đề liên quan đến tộc người Chăm trên cơ sở khai thác văn bản viết Akhar thrah đang lưu trữ ở trong gia đình và làng quê Chăm Continue reading