Nghĩ-52. THẾ NÀO LÀ NGHỆ SĨ XỊN?

“Nghệ sĩ là kẻ ăn ít, ngủ ít, sở hữu ít hay không có gì cả” (Henri Miller”, là kẻ biết “chờ đợi một cách kiên nhẫn và tín thành” (R-M. Rilke), nghĩa là chịu giú mình trong bóng tối vô danh một thời gian dài với niềm tin yêu bất thối chuyển.

“Ở đây, thời gian không là tiêu chuẩn đo lường. Một năm có kể gì, mười năm không là gì cả. Là nghệ sĩ có nghĩa là nẩy nở như cây lá không hề bức thúc nhựa cây, không sợ hãi mùa hạ không trở lại nữa. Mùa hạ nhất định sẽ đến. Nhưng mùa hạ chỉ đến cho kẻ biết chờ đợi, chờ đợi một cách trầm lặng và cởi mở như đã có cả vĩnh cửu trước mắt mình” (Phạm Công Thiện dịch).

Năm 2005 tôi được VTV1 bình chọn là 1@4 “Nghệ sĩ tiêu biểu”, có nghĩa tôi cũng NGHỆ SĨ chán! Định kiến nghệ sĩ là loài vô nguyên tắc, rượu bia thuốc lá tùy tiện, với ốm yếu đến gió thổi bay được – là lầm to.

Continue reading

Nghĩ-53. ĐỂ LÀM GÌ, THI SĨ?

“Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc” (Minh triết Cham, 2015).

Tháng 5-2019, tôi đã nguyên văn thế với nhà thơ Nhật, khi gợi ý ông kể câu chuyện về vùng đất chết nơi ông tự nguyện ở lại với nó gần mươi năm qua.

Tiễn chân tôi, ông nói:

“Nhà thơ không chỉ lưu giữ kí ức dân tộc, mà còn sáng tạo ước mơ của dân tộc.”

Hai thế kỉ trước, nhà thơ Đức Hölderlin đặt câu hỏi thống thiết:

Và để làm gì, thi sĩ – trong thời đại bần nhược điêu linh?

Nguyễn Quang Thiều:

Continue reading

Nghĩ-50. THI SĨ & TIỀN-2. TÔI BUÔN BÁN THẾ NÀO?

“Triều đại INRA kéo dài 30 năm, để rồi chịu kết thúc chăng?! Vẫn còn cơ hội và phương cách phục hưng nó, nhưng ai đủ tài năng, bản lĩnh và độ lì để làm kẻ tiên phuông?” (trích Inrasara, Cham vẫn có thể làm giàu, 2017)

Hô to như thế, là để khích tướng mấy đứa con trai tôi, và cả bạn trẻ Cham.

“Giã từ cõi mộng điêu linh

Anh về buôn bán với mình phôi pha”

Continue reading

Nghĩ-49. THI SĨ & TIỀN

[trích Inrasara.com, 2010]

Nhà văn Việt Nam ưa sĩ, thèm tiền mà sĩ, tôi – không.

Tôi có tính tự lập từ rất sớm, ngay thời Tiểu học. Để không nô lệ tiền, tôi giỏi làm và giỏi bán. Từ cà-rem, quán tạp hóa, thổ cẩm cho đến… chữ nghĩa.

Nuôi gia đình bảy miệng ăn, tôi làm bộn nghề: Cày ruộng, trồng nho, rau muống, câu cá, nuôi heo, thú y, làm hàng xáo, buôn bán lẻ, mở công ty sản xuất lớn… món nào cũng ra trò.

Tôi chưa bao giờ gọi là thiếu tiền xài. Rủng rỉnh tiền, tôi cho. Để rồi khi nhập cuộc và để hết mình cho chữ nghĩa, dù Cty đang ăn nên làm ra, tôi bàn giao cho bà xã, viết ngay trang đầu sổ tay hàng chữ to đùng: MI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN LÀM RA TIỀN NỮA.

Continue reading

Nghĩ-14-15

Nghĩ-14. “Hành trình viết của tôi là hành trình phá hủy ‘bản sắc tôi’”.

(Inrasara.com, 1-9-2016).

Con người là một văn bản. Trước khi ra đời, hắn được viết bởi gien cha mẹ. Sau đó hắn được tô vẽ bởi môi trường tự nhiên nơi hắn sinh ra, môi trường xã hội quê nhà hắn sống. Tiếp đến hắn được làm đậm bởi thầy cô và nền giáo dục hắn thụ hưởng, ý thức hệ tôn giáo và chính trị của đất nước hắn, những cuốn sách hắn đọc, vân vân. Không thể thoát!

Nhà văn là một văn bản. Vướng kẹt, nhà văn chỉ là kẻ giữ kho hay tô son cho quá khứ không hơn. Hắn phải thoát, thoát khỏi “văn bản” định mệnh kia. Nếu không thể, ít ra hắn cần tự thức, và mở to mắt trừng trừng nó.

Continue reading

Nghĩ-13. PHÊ BÌNH PHÊ BÌNH PHÊ BÌNH

“Việt Nam không có truyền thống triết học, chúng ta cũng chưa sẵn sàng cho truyền thống kia. Triết học ta đang dạy trong nhà trường là thứ triết học Theo-ism

(Vietnamnet, 10-10-2008)

“Phê bình văn học Việt Nam cứ cảm tính và tùy tiện. Phê bình Lập biên bản ra đời ý hướng cắt đứt truyền thống đó”.

(Phát biểu tại Lễ Phát giải thưởng Vanviet, 2015)

Continue reading

Nghĩ.10-19

Nghĩ-10. BIỂN, VIỆT & CHAM

Người Việt sợ biển. Mở cõi về phương Nam, người Việt biết mỗi đất liền. Suốt dòng lịch sử, người Việt chỉ biết ra khơi về lộng, chứ chưa hề đi xa hơn. Mà “lộng”, theo Từ Chi, chỉ đâu khoảng ba cây số cách bờ, còn “khơi” xa lắm cũng đến bảy cây số là cùng. Đại Việt hoàn toàn thiếu vắng hải sử.

Người Cham yêu biển, mê biển, sống với và qua biển, từ đó Champa có nền hải sử dài và xa.

Continue reading

Nghĩ-25. NHÀ VĂN VIỆT NAM & 5 NỖI SỢ

[tạp chí Nhật Lệ, 12-2015, Vanviet.info, 11-1-2016]

Thứ nhất, là sợ sự thật. Thứ hai, sợ cái mới. Sợ thứ ba và là sợ tệ hại nhất, đó là sợ lí thuyết, nghĩa là sợ suy tư có hệ thống. Từ đó dẫn đến nỗi sợ thứ tư: sợ đứng trước công chúng. Cuối cùng tất thẩy đều xuất phát từ nỗi sợ lớn nhất, như là nguyên do của mọi nguyên do: sợ cô đơn.

(Không phải tất cả nhà văn, mà là đại đa số – dĩ nhiên).

+

Thứ nhất, là sợ sự thật.

Continue reading

Nghĩ-7-9-11

Nghĩ-07. THƠ TRẺ HÔM NAY CÓ GIỐNG NHAU?

Tại Hội nghị Văn Trẻ ở Đà Nẵng tháng 6-2022 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, thơ trẻ hôm nay giống nhau quá. Tôi nói: không.

Chỉ tính riêng khu vực Sài Gòn, nhà thơ cùng thế hệ…

Khác biệt hệ mĩ học, thơ đã khác: Lê Thiếu Nhơn khác Nguyễn Hữu Hồng Minh khác Lý Đợi;

cùng hệ mĩ học cũng khác: Bùi Chát khác Phan Bá Thọ khác Lê Vĩnh Tài.

Continue reading

Câu chuyện thơ-13. INRASARA TRONG LÀNG THƠ CHAM

[hay. Biểu tượng trong thơ Inrasara – từ Cham ra thế giới]

Hôm qua một nhà giáo kiêm nhà phê bình yêu cầu: “Anh Sara giúp em vài gạch đầu dòng về văn học Cham 20 năm trở lại đây với, dĩ nhiên trong đó anh là cây bút sáng giá”. Xin trích phần về minh:

“Trước 1975, có hai tác giả thơ thường xuyên đăng thơ trên Nội san Panrang: Jalau và Huyền Hoa được cộng đồng độc giả Cham biết đến. Ở nội san Ước Vọng của Trường Trung học Pô-Klong, Jaya Yut Cam [Nguyễn Văn Tỷ] có bài thơ tiếng Cham “Thu-ôn bhum Cam” nổi tiếng, thêm cây thơ trẻ: Trầm Ngọc Lan.

Continue reading