TIẾNG CHAM TINH NGHĨA (Nao, Lihik, Dhit…)

Yêu, có nghĩa là làm – ngay từ đầu tiên cho đến cuối cùng, là thủy chung như nhất. Yêu, có nghĩa là bày ra cái hay cái đẹp của cái hay người mình yêu.

Tôi với tiếng và chữ Cham, là vậy.

Học, tôi “Tự học tiếng Cham”. Dạy, qua soạn Từ điển song ngữ Cham Việt. Lan tỏa, với “Tiếng Cham của bạn”, “Tiếng Cham tinh nghĩa”…

Continue reading

KHÁC BIỆT ĐỂ TỒN TẠI.3- Phụ lục. VỀ THƠ và CHAM

Bản chất con người không thích thay đổi, sợ thay đổi, dị ứng với sự thay đổi. Dù là sự thay đổi đó đã diễn ra từ khá lâu. Lâu đến thành nhàm. Vậy mà cứ cảm thấy lạ, là sợ!

1. Nói về thơ trước

Thuở ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tôi có bài thơ tiếng Cham đăng báo tường bị các bác dị ứng. Tất cả. Đại thể như vầy (dịch):

Từ đỉnh gió cao

Từ chân biển sóng

Từ núi cả đến sông sâu

Bước chân thanh niên – bước chân của đất

Quê hương ta ‘biển bạc rừng vàng’

Nước đi bỏ đất hoang tàn

Nước về từ những bước chân – nước về…

Loài thơ ấy cũ ơi là cũ, thế mà các bác cho là lạ ghê lắm: Sao Phú Trạm không làm kiểu lục bát như bao người khác đi, phải thay đổi nhịp thơ lạ hoắc?

Mà có khác lạ gì cho cam!

Cham đã vậy, ngay các nhà phê bình chuyên nghiệp Việt cũng chả khác.

PQT tụng ca tận trời Tháp Nắng, đến khi tôi ra tập Hành Hương Em, thì Phó giáo sư-Tiến sĩ này im re. NVN mê mệt Lễ Tẩy trần tháng Tư, rồi khi đọc tập Chuyện 40 Năm Mới Kể & 40 Bài Thơ Tân Hình Thức thì nín. Đụng Ở Nơi Ấy [Thơ thời cuộc] nữa, có nước chạy có cờ. 

Tôi luôn thay đổi, chẳng những phong cách mà cả hệ mĩ học sáng tạo. Thay đổi để tồn tại. Và chỉ làm được như thế, tôi mới là Inrasara.

2. Về ngôn ngữ

Bàn về ngôn ngữ, nhất là Akhar thrah là thứ tôi ngán nhất trần đời. W. Whitman nhà thơ Mỹ thế kỉ XIX nói đại ý, đụng trận thảo luận về ngôn ngữ, ông chạy có cờ. Riêng tôi, vì là Cham, ở thế kẹt, ít nhiều đã dự cuộc.

Về ngôn ngữ, mỗi dân tộc có lối phát âm khác nhau, nên lối viết cũng khác nhau – là chuyện cả thế giới đều làm, đều hiểu, có mỗi Chàm mình là không chịu hiểu.

Ngoài kia, cùng vay mượn tiếng La-tinh, nhưng Pháp, Đức, Anh mỗi nước viết/ nói mỗi khác. “Luân lí học”, Anh: ethics, Pháp: éthique, Đức: ethik.

Và Cham cũng đâu có khác. Ông bà Cham đã thay đổi được, và biết LÀM KHÁC được là GIỎI. Đáng hoan hô lăm lắm! Vậy mà ta cứ không chịu.

Cùng ngữ hệ Nam Đảo, Cham phải khác Malaysia, Raglai là chuyện bình thường ôi là bình thường.

Ví dụ: “Dầu”, Malaysia viết: minhak, Java viết: ménhak, Raglai nói: manhak; vậy các bạn bảo Cham viết theo ai để khỏi mắt lòng đây? Cham viết khác thiện hạ: mưnhưk, có gì là oan?

3. Về tôn giáo mới ớn!

Islam chẳng hạn. Cham phải trải qua ba thế kỉ xung đột với bao nước mắt và chia xé mới thành ra Bini (Cham Awal) đầy sáng tạo. Vậy mà hôm nay không ít người cho là do Cham Bà-ni xa trung tâm nên đã thực hiện sai giáo lí Hồi giáo chính thống!

Có đâu, Cham CỐ Ý sai đó chứ. Sai, để thành ra Cham!

Ấn Độ giáo cũng hệt, Cham Ahiêr chỉ tiếp nhận rất ít từ kinh sách Ấn Độ giáo, sau đó chế biến để thành của riêng mình. Rồi cả hai: Ahiêr lẫn Awal kết hợp với nhau tạo nên thứ tôn giáo vô song: Tôn giáo Ahiêr Awal.

Dĩ nhiên tôn giáo Cham ngày mai sẽ phải thay đổi, nhưng không phải Cham Ahiêr trở lại thành Ấn Độ giáo nguyên bản, và Cham Awal phục nguyên Islam chính thống, mà là mới hơn, tiến bộ và văn minh hơn!   

ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG [chuyện vui Ngôn ngữ]

Đến Orchid Island Taiwan, ngay cổng sân bay là hàng chữ:

“Akokey Kamo yamai do Pongso no Tao”

Tôi quay lại nói với hai phóng viên: Tiếng Cham đó, và họ cho là tôi đùa. Tôi nói: Không đùa đâu.

Sang Bangkok nhận Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, gặp nhà văn Brunei, tôi nói “tiếng Brunei”, và anh này cũng đã ngạc nhiên không ít. Tôi giải thích:

– Tôi thi sĩ Cham từ Việt Nam, hai chúng ta cùng ngữ hệ Nam Đảo, nói-hiểu nhau là chuyện bình thường. Continue reading

Tinh thần Pangdurangga.2- PHÁ CÁCH, TỪ NGÔN NGỮ ĐẾN…

 

Hôm trước, qua “trao đổi”, một bạn FB Cham nói lời xin lỗi về vài hình dung từ hơi quá với tôi – karun! Sau đó vẫn quyết liệt, “về Akhar thrah, cháu sẽ tranh luận với cei tới cùng”. Đó là thái độ đáng quý! Nhưng với ai thì được, riêng Sara – không! Tại sao?

Nói như Lão Tử: Bởi ta không tranh [luận] với thế gian, thế nên thế gian không ai tranh nổi với ta. Có ai thấy tôi tranh luận NHƯ LÀ tranh luận với Cham bao giờ và ở bất kì đâu chưa? NHƯ LÀ tôi từng tranh luận với Việt về văn chương chữ nghĩa? Continue reading

Kì 4. AKHAR THRAH & TIẾNG CHAM, LÀM SAO TRÁNH ĐỒNG HÓA?

Nói thêm về trung tố [N]. Trung tố là một cách cấu tạo từ tiếng Cham, biến động từ thành danh từ: Bơk: đắp – banơk: đập; Dih: cấy – danih: mạ.

Ta chỉ cần đặt câu hỏi: Làm… thành gì: Đắp thành con đập, làm… bằng gì: Cấy bằng/ với mạ, là đúng.

Trong cuốn Ngữ Pháp Tiếng Cham, Moussay kê được 19 từ có cấu trúc này, riêng tôi tìm ra 32 từ nữa. Trung tố giúp ta xác minh chính tả tiếng Cham. Ví dụ:

Ciak: “xắt” thành Caniak: “miếng”, tiền trọng âm của từ này phải là CA, chứ không thể khác. Juk: “cậy” làm Januk: “ông/ bà mai”. Từ này nhiều palei nói: Janhuk thì hơi trật; chỉ mỗi palei Pabblāp nói đúng: Januk. Continue reading

Kì 3. AKHAR THRAH & SỰ BẦN HÓA NGỮ NGHĨA

Tôi học, dạy tiếng/ chữ Cham từ rất sớm. Riêng học, tôi học với nhiều gru khác nhau, trong đó có cả quý thầy ở BBS. Tôi đọc vô số văn bản Cham đủ loại, dịch cả ngàn trang văn bản Cham, sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ cũng không ít, và hiện nay tôi vẫn còn… học. Rồi khi lập Tagalau năm 2000, và năm 2007 cho ra website Inrasara.com, tôi có vô số dịp đối thoại, trao đổi về tiếng/ chữ Cham, nên có thể nói kinh nghiệm ngập tràn. Continue reading

AKHAR THRAH-2. SANG TRỌNG… SAI

Aymonier và trí thức Cham thời đó tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu để làm nên từ điển (1906) giá trị. Có thể kể: Kinh sách Cham trên lá buông (Agal)] Tư liệu Hoàng gia Chăm, Akayet Sử thi, Ariya Trường ca trên giấy bản Tàu, và nhiều tài liệu lẻ trên các loại giấy khác nhau.

Ở đó Aymonier đã chuẩn hóa một bước quan trọng, nhất là về nét chữ và cách viết đã được lược bớt rất nhiều.

Năm 1971, Moussay và trí thức Cham tiếp nhận CẢI CÁCH CỦA LƯU QUÝ TÂN, chuẩn hóa tiếp. Sau rốt là BBS sách chữ Chăm làm bước cuối cùng, và tạm xong 1985.

Tạm lấy 2 ví dụ về cách viết: Continue reading

AKHAR THRAH: SANG TRỌNG GIẢ MẠO [1]

  1. Tôi từng có stt “Kiêu hãnh sang trọng”, nhắc đến 2 sinh linh:

Bà Snitkina, thư kí và sau đó là vợ của Dostoevsky lớn hơn bà 24 tuổi. Dos mất lúc bà mới 35, bà đã ở vậy nuôi con, sau đó xây dựng Bảo tàng lưu trữ các công trình của chồng. Gần 4 thập niên sống một mình, nhưng bà không cô đơn: bà đang có và luôn có Dos bên cạnh.

Hãy nghĩ, đó là một góa phụ son trẻ Tây phương! Cô đơn, bà hi sinh đời mình để thủ tiết chăng? – Không, bà có sự kiêu hãnh sang trọng của mình. Continue reading

TẠI SAO LÀ LỖI Ở TAGALAU?

Chuyện chữ nghĩa, biết mười nói một mới ngoan, phiền là có kẻ biết một mà đã nói hai, ba. Khi nói ấy diễn ra ngoài chợ hay chốn công đường thì ẹ hơn nữa. 2 chuyện:

 

  1. Bài viết của Thập Liên Trưởng đăng từ 4 năm trước trên Tagalau (2015, tr. 143-149), mãi có người méc và trách, hôm nay tôi mới đọc.

Từ giờ phút “chiến trường Akhar thrah” nổ ra vào năm 2007, cá nhân tôi né xa; điều hành Tagalau tôi càng cho nó tránh xa hơn nữa. Tại sao? – Bởi cãi nhau về ngôn ngữ là vô cùng, mà Cham có mấy chuyên gia ngôn ngữ học đâu; thứ nữa: Tagalau mỗi năm một kì, có chịu nai lưng ra cũng không gánh thấu. Thế mà bỗng nhiên từ đâu lòi ra bài phê phán người thiên hạ về “chữ Cham” ở đây.  Continue reading