VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Thuyết tại Viện Ngôn ngữ – Hà Nội, 9g ngày 11-8-2022

Phần 1.

CHAM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM?

1. Dòng máu

Hơn 10 vạn tù binh Cham ra Bắc, họ làm gì?

Bộ phận Cham ở lại miền Trung: “Chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm” (Hồ Trung Tú)

Canh Cụ: hai làng Xuân Quang, Xuân Hội ở Bắc Bình, Bình Thuận  

Họ Trà, Chế tại miền Trung ngày nay

Continue reading

Linh mục Nguyễn Trường Thăng: AI LÀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ VĂN HÓA CHAMPA?

Gs Lefèvre Vincent: Muốn nhận là thừa kế di sản cần có: Sự hiện hữu các di tích, sự hiện hữu của người thừa kế, nhà thừa kế phải ý thức nhìn nhận giá trị di sản, và họ thể hiện sự ý thức nhìn nhận đó qua việc bảo dưỡng và nghiên cứu.

Lm Nguyễn Trường Thăng: “Trong giai đoạn toàn cầu hóa mọi việc, kể cả văn hóa hôm nay, thời điểm mà các nền văn hóa lớn muốn áp đặt, chèn ép, triệt tiêu các nhóm thiểu số, nếu dân tộc Việt Nam tiếp tục suy nghĩ nông cạn bằng cách loại trừ những nhóm thiểu số tại quê hương, không nhận ra những đóng góp giá trị của các nền văn hóa đó thì tự mình làm nghèo đi di sản và không góp phần làm phong phú thêm di sản vật thể cũng như phi vật thể của thế giới”.

Continue reading

Urang Cham-29. DOHAMIDE VÀ DOROHIÊM

Tin từ facebook anh Ysa Cosiem, vào lúc 12:30 giờ Cali ngày 8-11-2021, Dohamide, nhà nghiên cứu và là đứa con ưu tú của dân tộc Cham vừa ra đi. Anh gốc Cham Châu Đốc, sinh năm 1934 tại Việt Nam, mất năm 2021 tại miền Nam California – Hoa Kỳ, hưởng thọ 87 tuổi.

Xin chia buồn cùng gia quyến và thân hữu.

Dohamide tốt nghiệp Đốc sự Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn năm 1963, sau đó sang Mỹ tu nghiệp. Tốt nghiệp bằng MA về Chính trị học tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ. Từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung Ương VNCH. Sau 1975, học tập cải tạo hơn 10 năm, đến năm 1993 sang Hoa Kỳ theo chương trình HO.

Continue reading

Câu chuyện Cham-101. HIỂU CHAM, CẦN ĐẾN KIỀNG 3 CHÂN

[Cham ở Đảo Orchid Island Taiwan, Haumkar…]

Mỗi giải thích là một diễn ngôn, vậy làm sao diễn ngôn tinh thần Cham và văn hóa Cham mà không rơi vào hổng chân. Muốn thế, mỗi diễn ngôn cần đặt trên ba chân kiềng:

[1] Tài liệu nguyên ủy: sử liệu, nguồn tiếp nhận gốc. Dẫu sao nếu chỉ tập trung vào [1], bạn là tín đồ thuyết Duy sử không hơn không kém.

[2] Biểu hiện trong đời sống, tín ngưỡng… qua khảo tả chuẩn xác. Ở đây nếu tin vào khảo tả không thôi, bạn chỉ là nhà nghiên cứu thuần túy.

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-1. ‘BHAAP ILIMÔ’: VĂN HÓA DÂN TỘC

Bhaap ilimô’: văn hóa dân tộc (đúng hơn: “văn hóa quần chúng”) là từ cốt tuỷ của Pauh Catwai. Hai lần tác giả nhắc đến, đặt nó ngay cuối câu ariya – lục bát Cham: một câu thể hiện ở dấu hỏi làm sao, thế nào, một ở dấu than e rằng, sợ rằng.

     Câu 38.   Tha boh cơk tajuh giloong

                    Thibar ka throong bhaap ilimô

                    (Một ngọn núi bảy ngả đường/ Thế nào cho thông văn hóa dân tộc?)

Continue reading

Câu chuyện Cham-96. THẾ NÀO LÀ ‘ÔNG KHIN’?

Về Sự cố văn hóa tín ngưỡng tại tháp Pô Klong Girai 7-7-2020, tôi thử hỏi vài bạn thế hệ mới: – Các bạn cho biết, tại sao tiệc tùng hôm đó là không chấp nhận được. Hãy đưa ra đủ lí lẽ có thể thuyết phục được người ngoài, chính quyền và cả tôi nữa, xem…

Kết quả: luôn là mơ hồ.

Thế nào là ‘ông khin’?

Chỉ tay thẳng vào tượng ‘Pô Ginôr Mưtri’, là ‘ông khin’;

Pô Adhya’ chưa đi vào tháp mà ta vào, là ‘ông khin’;

Lễ vật Pô Yang chưa dùng mà ta xơi trước: ‘ông khin’;

Continue reading

Chế Vỹ Tân. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TÔN GIÁO XƯA VÀ NAY

Tôi vừa nhận được bài viết của Chế Vỹ Tân tức Nguyễn Văn Tỷ giải minh về các khía cạnh xung quanh Vấn đề Bà-ni. Thầy Tỷ năm nay 87 tuôi, đã hưu từ 20 năm trước; lẽ ra thầy cũng quyết hưu trước các vấn đề cộng đồng. Tuy nhiên bởi trách nhiệm trí thức, thầy cố gắng viết bài “cuối cùng” này, như thông điệp gửi đến: Thế hệ trẻ Cham, chính quyền các cấp, và những người đang “lên tiếng đấu tranh” xung quan Tôn giáo Bà-ni.   

Sau đây là nguyên văn.

Continue reading

Đối thoại Cham-29. TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT & AGAL KINH CHO NGÀY SAU

[Đối thoại ‘Akhar thrah’]

– Làm thế nào ở một tương lai xa, tiếng/ chữ Cham có thể thống nhất, trong khi Cham hiện đang tản mác khắp nơi, nhất là khi mà ngay lúc này tiếng/ chữ Cham đã khá khác nhau? Là câu hỏi đáng suy ngẫm chín chắn…

Là dân tộc từng có nền văn hóa-văn minh sớm, Cham gồm đủ bộ ba: Kinh, Sử và Truyện.

[1] KINH là Agal ‘Ahiêr Awal’

Continue reading

Đối thoại Cham-22. CHAM LÀM ĐẦY KHOẢNG TRỐNG…

[đối thoại văn hóa và lịch sử]

GS Phan Huy Lê:

“Tất cả các nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam đều là di sản của văn hóa Việt Nam, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa Việt Nam” (Tuổi trẻ, 23-2-2017).

Inrasara:

“…nếu người Việt mạnh về đất liền, thì dân tộc Cham ưu thế lớn về biển. Hải sử và văn hóa biển Cham làm đầy lịch sử Việt Nam, cũng như văn học Cham bổ khuyết cho sự thiếu vắng sử thi [viết] của văn học đa dân tộc Việt Nam vậy.

Continue reading

Hành trình Cham-65. Phụ lục-3. NGUYÊN DO NÀO VIỆT TIẾP NHẬN VĂN MINH CHAMPA? VÀ TIẾP NHẬN NHỮNG GÌ?

[Tút này chỉ đề cập khu vực phía Bắc]

Nguyễn Tiến Đông có bài nghiên cứu dài: “Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận”, đăng Tia Sáng, 2-8-2020. Xin tóm lược.

Ý CHÍNH (trích nguyên văn)

“Tại sao các yếu tố Champa lại ảnh hưởng tới Đại Việt đậm sâu như vậy?

Ở thời điểm vừa bước ra khỏi một nghìn năm Bắc thuộc, các vị vua Đại Việt phải khẳng định những dấu ấn mới của một quốc gia độc lập.

Nhưng tạo được một hình hài riêng như thế nào là một bài toán không dễ, bởi kinh thành Thăng Long được dựng lên bằng tâm hồn Việt, ý chí Việt nhưng rõ ràng những ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác là không nhỏ.

Đại Việt lấy nguồn cảm hứng từ phương Nam, từ Champa để tạo nên một đối trọng với phương Bắc, một diện mạo mới cố gắng tách khỏi sự ràng buộc trong văn hóa từ phương Bắc cũng là điều tự nhiên, hoàn toàn tự nhiên.

Từ nguồn văn hóa phương Nam này cha ông chúng ta đã nhận ra đây chính là một trong những yếu tố làm nhạt nhòa sự mô phỏng từ phương Bắc, hay nói theo cách của cố GS Trần Quốc Vượng là việc “giải Hoa hóa”. Nhờ đó tiền nhân chúng ta đã tạo nên một nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, và một kinh đô rất Việt nhưng cũng ẩn chứa nhiều tinh hoa của văn minh bên ngoài.

Cha ông chúng ta đâu có photocopy Champa, cha ông chúng ta học hỏi tiếp nhận và sáng tạo những tinh hoa ấy dựa trên một nền tảng văn hóa bản địa, trên nguồn lửa từ Mặt trời Đông Sơn bùng phát sau ngàn năm Bắc thuộc tưởng chừng như đã tắt để thắp sáng một ngọn lửa Việt không chỉ trên kinh đô Thăng Long mà còn trên cả xứ sở này.”

VÀI CỨ LIỆU (Inrasara tóm tắt)

– Dòng máu Cham trên đất Việt như làng mạc, con người…

– cả một quần thể di tích chùa chiền mang dấu vết Champa

– dấu vết các công trình dân sinh như những giếng nước mang đậm tính kỹ thuật của người Cham

– một nhân vật vừa mang tính vật thể vừa phi vật thể có nguồn gốc Champa, đó là những pho tượng Phỗng. Có trò diễn trong lễ hội làng gọi là trò Chiêm Thành

– những làn điệu dân ca

– và những dấu vết với cuộc khai quật di tích Hoàng Thành Thăng Long…

(đọc cả bài ở đây https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Yeu-to-van-hoa-Cham-Pa-o-kinh-do-Dai-Viet-va-vung-phu-can-25398)