Trần Can: Văn 14 – Chakleng, hẹn một ngày…

Đó là một con người dễ mến nhưng có thể hơi khó gần khi anh ta chưa biết bạn là ai: nhà thơ Inrasara. Vì sao lạ lùng thế? – Anh ta yêu thơ và yêu dân tộc Chăm của mình đến say mê, nếu bạn chỉ ngồi nói chuyện khoe khoang danh tiếng hay tiền của, chắc chắn – anh ta sẽ… ngáp. Continue reading

Trần Can: Thơ 11 – Tôi có người bạn …

Tôi có người bạn Chăm
đôi mắt buồn
xa khơi
biển sóng

có những buổi chiều hoang
bạn tôi buồn
một mình lên đồi
khóc Tháp

xót xa tôi…

tôi có người bạn Chăm
trí tuệ hiền minh Bàlamôn đạo sĩ

tôi đã học từ bạn
ý nghĩa của sự vô nghĩa cần thiết
ý nghĩa của hận thù
ý nghĩa của yêu thương
và tha thứ…

như những tháp Chàm bay qua thời gian không bao giờ dừng lại
bất chấp
bất chấp

sự tàn phai…

Trần Can: Văn 13 – Ma Hời …

Ngôn ngữ được dùng như thói quen, và đôi khi lạ lùng vì cách diễn tả trở nên phong phú mà thói quen ấy mang lại. Ta gọi đất nước Champa, nhưng lại gọi tháp Chàm, xây lên những tháp Chàm kì vĩ lại là người Chăm, và người Chăm xưa khi chết đi lại biến thành ma Hời. Continue reading