J.Le: Thơ 18 – Giấc mơ tôi, ma Hời và Tháp…

Tôi có những giấc mơ thật lạ lùng
nửa đêm, ma Hời rủ tôi lên chơi Tháp
chúng tôi chơi trò cút bắt
chúng tôi bay
như những cánh dơi

tôi yêu ma Hời – vì đó là bạn tôi
người bạn khổ đau
tái sinh từ quá khứ linh hiển
người bạn ngàn đời câm nín
“muôn ma Hời sờ soạng
dắt nhau đi…” Continue reading

Trần Can: Văn 19 – Bông hoa cho ngày sinh nhật…

Lại một lần nữa, ngày 20 tháng 9

Mới đó lại sinh nhật Sara nữa rồi.Thời gian trôi mau quá. Nhớ nhau tí mà vui thôi, chứ nhà thơ Chăm bình dị của tôi chắc cũng chẳng tổ chức sinh nhật bao giờ. (Tiệc tùng sinh nhật là thứ phù phiếm, chán phèo và không cần thiết.)
Hình dung lại ngày chào đời của Sara nhé:

Chuyện 8. Mộng độc

Mẹ mộng độc. Thầy Kalơng thôn cuối
đung đưa quả lắc báo năm nay
đại hạn. Mang thai bọc khối buồn Continue reading

Trần Can: Văn 18 – Hiểu và yêu…

Tháp Chàm, nói mãi chẳng bao giờ hết, bao giờ người ta còn mê say vẻ đẹp kì vĩ của Tháp, còn thắc mắc không thôi về những bí ẩn vĩnh hằng của Tháp, còn chạnh lòng với những hoang phế Tháp, thì Tháp Chàm còn mãi…

Tôi mê say Tháp Chàm , nói vui theo một nhà văn Pháp : ” Muốn hiểu để yêu thì phải yêu để hiểu ” và tôi đã cố gắng để hiểu và yêu dân tộc Chăm, một dân tộc cũng kì vĩ và bí ẩn như những ngọn Tháp, băng qua lịch sử bằng những cuộc dâu bể tang thương mà vẫn giữ trong mình những truyền thống văn hoá riêng biệt lạ lùng. Continue reading

Trần Can: Văn 17 – Những trái tim yêu…

(Nhà thơ Inrasara, Kiến trúc sư Kazik và bác nông dân Lê Văn Chỉnh. Một người Chăm, một người Ba Lan và một người Việt. Họ đều yêu văn hoá Chăm say mê đến quên mình. Bởi lẽ, họ yêu Chăm bằng cả trái tim. Đó là những trái tim yêu…)

1/ Không thể không nhắc đến Inrasara, một trái tim “cực Chăm” và tình yêu say đắm dân tộc mình đã làm lay động bao người. Continue reading

Trần Can: Văn 16 – Thơ ca và thân phận…

Thơ ca là trò chơi chữ nghĩa của con người, con người lại là trò chơi của số phận. Như bài thơ chỉ thực sự là bài thơ khi ta hoàn thành nó, ta sinh ra là ai, ta cũng chỉ biết khi đã là.
“Con là Chăm ngay lúc ban đầu vỡ ra tiếng khóc ”
còn được nhấn mạnh:
“Hơn thế nữa, chín tháng mười ngày trước khi vỡ ra tiếng khóc”*
(thơ Inrasara)

Sara chấp nhận định phận của mình như nó phải là, anh là Chăm, không thể khác. Continue reading

Trần Can: Thơ 17 – Đi về phía giấc mơ…

Đi về phía những giấc mơ tan vỡ
đi về phía nỗi buồn
đi về miền đất linh thánh cũ
nghe ra không thấy bến bờ

đi về những ngọn đồi xa khuất
thành quách xưa chìm trong mơ
những tháp đền mọc hoang cổ tích
trăm năm ngàn năm chơ vơ

đi về phía những câu thơ lưu lạc
nghe như sương khói giăng mờ
bỗng dưng gặp lại hồn năm cũ
chợt ta ngồi khóc bao giờ…

Trần Can: Thơ 16 – Vĩnh hằng

Champa trong tôi…
… là tưng bừng tiếng trống Baranưng, tiếng trống Ginơng mùa lễ hội
… là tiếng đàn Kanhi thiết tha như giọng nói
… là tiếng kèn Saranai buồn như bóng tối
… là những bài thơ tuyệt vời
… của chàng thi sĩ Sara

Champa trong tôi
… là những palei nhỏ và buồn
… ngày xưa khép lại bên lề thế giới
… những đường mòn và bóng người lầm lũi
…. thầm lặng đi về giữa quê hương

Champa trong tôi
… bước ra từ truyền kì lịch sử
… hồn tàn phai màu tháp cổ
… trái tim đập nhịp vĩnh hằng.

Trần Can: Thơ 14 – Bài siêu thực Mỹ Sơn…

Linh hồn tôi cụt đầu
thành pho tượng buồn chênh vênh
chiều Mỹ Sơn tịch lặng.

Bóng chiều trôi
và tôi
nghìn năm hoang vắng …

Nhìn về tiền kiếp xưa
lặng nghe những đền tháp vỡ
như linh hồn vỡ

quạnh hiu tôi
bóng ma Hời vàng võ,
buổi chiều đã chết
bao giờ…