Đồng Chuông Tử: Thơ Việt hôm nay, dòng chảy từ các tác giả trẻ Chăm

(Tham luận tại Hội nghị Những người viết văn trẻ TP.HCM lần 3/2011)

Nhắc đến Chăm, người ta thường nhớ ngay đến những ngọn tháp Chàm mọc lên đỏ rực, huyền thánh trên những quả đồi tươi xanh, lộng gió xuyên suốt miền Trung và Tây Nguyên hàng bao thế kỷ nay.

Nhắc đến Chăm, người ta cũng nhớ ngay đến những công trình nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, những công trình về văn hoá Chăm, lễ hội dân gian, âm nhạc truyền thống,… của các nhà nghiên cứu tên tuổi trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Continue reading

Đàng Năng Thọ & tôi

Bài này đã đăng ở Chamyouth.com, 2004. Nay trang mạng này đã nghỉ, nên đăng lại tại đây.

+ Ảnh chụp năm 1997 tại nhà Đàng Năng Thọ – Hamu Crauk.
Viết về người bạn là điều khó khăn. Càng khó khăn hơn nữa khi đó là Thọ & tôi. Chê không đành, mà khen thì thiên hạ dễ cho là cánh hẩu tán nhau. Có ma tin! Continue reading

Cảm ơn Chế Linh!

hay Chế Linh qua con mắt Inrasara

đã đăng báo Thể thao & Văn hóa, 22-10-2011

Trước 1975, Chế Linh và Từ Công Phụng được coi là khuôn mặt văn nghệ sáng giá nhất của Chăm. Sáng giá giữa cộng đồng Chăm, và nhất là – thế giới ngoài Chăm. Đó là điều hiếm. Khi đồng bào Chăm còn sống khép mình sau hàng rào xương rồng làng palei đầy vẻ tách biệt với xã hội Việt Nam, và khi đại đa số trí thức Chăm vẫn còn bám quê nhà, hai nghệ sĩ này đã tự tin nhập cuộc. Và chỉ trong thời gian ngắn, họ đã chinh phục giới thưởng ngoạn nghệ thuật, tạo danh tiếng không những cho riêng họ, mà cho cả dân tộc Chăm Continue reading

Nhân vật con thỏ, hiện thân của trí thông minh trong truyện cổ Chăm

Jaya Bahasa kể
(để cổ động loạt bài: Người Chăm có thông minh không?)

Trong nhóm truyện về các con vật hoang dã thường xuất hiện môtíp “mẹo lừa” với mật độ cao. “Mẹo lừa” hấp dẫn người đọc ở sự thông minh, giỏi ứng đối của các con vật trong mọi tình huống hơn là hậu quả của hành vi lừa gạt xét về mặt đạo đức. Mẹo lừa còn là vũ trí để con người hay những con vật nhỏ bé chống lại sự đe doạ của thiên nhiên và những con vật to lớn, hung dữ để tồn tại. Mẹo lừa là một hình thức “tập khôn” của người xưa, là mơ ước của con người trong thời kỳ mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh đều bí ẩn và đáng sợ. “Tập khôn” để tồn tại thì dù với hình thức nào cũng đáng được ngợi ca và trân trọng Continue reading

Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới

Tham luận viết cho Hội thảo Văn học trẻ Dân tộc và Miền núi, 3-2011


1. Truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, tiếp nhận tinh hoa thế giới,… là cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến văn hóa – hai thập niên qua. Lặp đi lặp lại đến thành nhàm. Nhàm và nhảm. Nhất là trong sáng tác văn học. Với văn học các dân tộc thiểu số thì càng. Bởi thực tế, chưa ai chỉ ra cho ta thấy cụ thể đâu là truyền thống văn học dân tộc. Từ Chăm đến Tày, Khmer hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tất cả… Ta hiểu mơ hồ và làm mơ hồ. Từ đó xảy ra bao ngộ nhận.

Ngộ nhận, nên ta cứ đinh ninh mấy Continue reading

Ariya Bini – Cham, một tình ca bất hủ bị thất truyền

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1, 1994.

Trong dòng văn chương trữ tình, ba tác phẩm Ariya Bini – Cham, Ariya Cham – Bini, và Ariya Xah Pakei là ba thi phẩm đã xác lập thế đứng của mình trong dư luận quần chúng Chăm. Thế nhưng, tác phẩm dài hơn cả, và theo chúng tôi có giá trị hơn cả lại là tác phẩm ít được phổ biến nhất: Ariya Bini – Cham.
Tác phẩm có lẽ được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVIII. Các sự kiện và nhân vật lịch sự thời Po Rome như Bia Ut (công chúa Ngọc Khoa), Xah Bin (một vị tướng của Po Rome), Bal Debare (thủ đô Champa ở Chung Mĩ) được ghi nhận chứng tỏ tác phẩm ra đời sau thời Po Rome (1651), thời vương quốc Champa lóe sáng một lần cuối cùng để rồi dần dần hòa nhập vào lịch sử Việt Nam Continue reading

Nói chuyện về Văn chương Chăm

Dàn bài nói chuyện Lớp tiếng Chăm – sinh viên Chăm TPHCM, 18-11-2010

* Lớp học tiếng Chăm – Photo Nguyễn Á.
*
Chuẩn bị tinh thần cho cuộc trao đổi
1. Bố trí bàn theo hình tròn hay vòng cung, là tốt hơn cả.
2. Không gọi Sara bằng “gru”, “thầy”; gặp gỡ nói chuyện là trao đổi hai chiều: song thoại. Nghĩa là không phải chỉ một bên phát một bên nhận đơn thuần.
3. Loại bỏ mọi định kiến đã có về người nói, dù đối tượng nổi tiếng tới đâu hay có vai vế, vai trò quan trọng nào bất kì. Continue reading

Nhập cuộc về hướng mở

Về thơ tiếng Việt đương đại của tác giả Chăm.
Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

* Mơ mộng – Photo Inrajaya, 2009.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng Continue reading

Thân phận vấn đề lục bát

Lục bát Chăm do tôi phỏng dịch từ chữ ariya Cam. Ariya có ba nghĩa:
– Trường ca. Ariya Cam – Bini: Trường ca Chăm – Bàni.
– Thơ. Sa kadha ariya: một bài thơ.
– Thể thơ. Cwak twei ariya: sáng tác theo thể thơ.
Vấn đề được bàn sơ bộ ở “Phần dẫn nhập” (viết xong 12-1992) cuốn Văn học Chăm I – Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994. Sau đó tôi triển khai thêm trong tham luận “Văn học Chăm – Việt, vài điểm nhìn tham chiếu”, do Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật tổ chức vào tháng 10-2001 Continue reading