Mốt trí thức mới: CHIẾM DỤNG VĂN HÓA

[& vụ Múa Hầu đồng điện tử trên Tháp Bà, tiệc tùng trong khuôn viên tháp Pô-Klong, và gì nữa…]

1. Sáng mở mắt, tôi nhận ngay 3 link của bạn văn, về nó. Cảm ơn lắm lắm. Đọc, nghe hay, nhưng không lạ. Đạo, ăn cắp hay nhẹ hơn: vay mượn, tiếp thu sáng tạo… Hôm nay, nó là “chiếm dụng văn hóa” culture appropriation.

Miễn định nghĩa lại hay diễn giải thêm, chỉ cụ thể vài điểm:

Vụ việc tương tự không mới, đại ý như Picasso: Thiên tài là ăn cắp; Xuân Diệu: Ăn cắp không sao, vấn đề là phải biết phi tang.

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. CHỮ ‘JAWA LAI’ TỪ ĐÂU MÀ RA?

Một tút của tôi có nhắc đến chữ ‘‘Jawa lai’, một bạn còm: “cái gọi Jawa lai rất miệt thị và xúc phạm” – đúng! Bạn khác còm thêm, rằng tôi nói vô bằng chứng, “nói nhảm, a-dua, bầy đàn”. Tôi có trả lời qua, nay xin nói rõ hơn.

Trước tiên, Báo Mang Xoài ở Văn Lâm là Muslim chính hiệu, anh là người bạn rất thân của tôi, thân nhau cho đến anh mất. Bạn khác: Kiều Chí ở Thành Tín mươi năm trước bỏ Bà-ni theo Islam, hai chúng tôi vẫn là bạn. Tôi còn có cả ngàn người thân quen là Cham Muslim ở nhiều vùng miền khác nhau nữa. Không ai gọi họ là ‘Jawa lai’ cả!

Vậy ‘Jawa lai’ là ai?

Continue reading

Ramưwan buồn-17-cuối. CHÚNG TA LÀ NHỮNG KẺ CÓ TỘI

Sống có nghĩa là mang tội – tội lỗi bày ra

không cho ta sám hối, càng không để sẻ chia

nó xóc ta cô đơn sòng bạc cuộc đời (Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Serie “Ramưwan buồn” khởi viết một tuần sau quý Acar vào Sang Mưgik ‘tamư ơk’ “chay tịnh”: sáng 10-4-2022. Buồn từ đất Pacam – ngày tôi ghé thăm làng cuối của Cham miền Trung – buồn về, buồn tới. Từ buồn gần về nỗi đơn lẻ và cơ khổ bà con đến buồn xa tận thuở nảo thuở nào…

Continue reading

Ramưwan buồn-16. TÔN GIÁO LÀ TỰ CHỌN

Bị ném vào đời, trong môi trường tự nhiên và không gian văn hóa đó, nền giáo dục đó, ý hệ chính trị và tôn giáo đó, vân vân, cá nhân bị qui định và thao túng. Có ba trường hợp xảy đến: Ta biến mất giữa đám đông như vô số sinh linh khác; nếu hiểu mà chấp nhận và chịu đựng, ta tự làm suy nhược và đánh mất bản thể ta; ngược lại, ta phản kháng…

Tôn giáo là thứ xiềng xích trói buộc lì lợm nhất, khó tháo gỡ nhất. Nhất là khi nó trở thành quốc giáo, sự giải thoát càng khó bội phần. Phải là một cá thể chín đầy, dũng cảm và liều lĩnh, mới hi vọng làm nên điều gì đó đáng kể.

Continue reading

Ramưwan buồn-15. ĐÂU LÀ ĐIỂM SÁNG TÔN GIÁO CHAM?

Cham không có tôn giáo, vài vị kêu thế, và rung đùi với phát hiện kia. Nhảm! Ta mang thước thợ mộc nào đó ra đo, khi thấy Cham không trùng khớp thì hô: Cham không có tôn giáo.

1. Quần chúng nói chung thường có lối nghĩ đơn giản.

Bên là tư duy CẮT LÁT. Không ít người bảo: P-P Văn Ngọc Sáng là đầu mối của mọi rối rắm, triệt hắn là quyết toán vấn đề. Nhưng triệt Sáng này sẽ có Sáng khác lòi ra.

Continue reading

Ramưwan buồn-14. THẾ NÀO LÀ ĐỨC TIN TÔN GIÁO?

[hay. Đức tin tôn giáo của tôi]

Tôi là con người tôn giáo. Tôn giáo: tin nhưng không mê tín, gặp bất trắc không cầu xin, thành mà không khích bác tôn giáo khác.

Chuyện 1. Năm 1960, Islam truyền vào Pabblap. Nhà truyền giáo thuyết:

– Bà con ta vẫn thờ Aulwah, chỉ không Ngak Yang “cúng tế thần linh” thôi. Mỗi câu đơn giản ấy mà cuốn cả palei Phước Nhơn bỏ đạo ông bà theo Islam. Nhưng rồi… Đến mùa Yang Pô Klong Kachat là Thần Làng, như lệ thường, bà con chuẩn bị lễ vật, thì nhà kia chạy tới lặp lại câu ấy.

Continue reading

Ramưwan buồn-13. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?

Tôn giáo nào cũng tốt, là câu đầu môi tôi thường nghe thấy. Trong lẫn ngoài Cham. Đấy là phát ngôn biểu hiện hoặc ba phải, hoặc mình không hiểu gì!

Cà-phê thứ Bảy năm 2017 – sau buổi “gặp gỡ nhân vật”, tôi và hai nhà: nghiên cứu triết học và giáo dục trong Ban cố vấn, ngồi lại. Một vị, rất thất vọng về “tiến bộ” của nhân loại, tôi và nhà còn lại thì khác: kì vọng.

Tại sao?

Continue reading

Ramưwan buồn-10. CHẤT TRỤ-bis

“Ramưwan buồn-8”, tút về “Bà-ni thiếu chất TRỤ” vừa lên, bà con ủng hộ khắp, mỗi một bạn phản ứng gắt. Có thể vài người nữa không thích lối đùa [có khi nhạt hay vô duyên của tôi], họ cho qua – riêng bạn này dừng lại, dũng cảm bày nó ra. Rằng bài viết “kì, tệ hơn VNS” và kêu tôi xóa đi, rằng Inrasara không học thuộc “5 điều bác Hồ dạy”, rằng tôi tự hạ thấp mình, vân vân.

Tôi còm đáp lại. Tóm ý:

– Bạn không bàn trực tiếp ý chính của bài viết, mà lạc sang công kích cá nhân người đối thoại, là sai.

Continue reading

Ramưwan buồn-8. BÀ CON BÀ-NI THIẾU TRỤ

Không ai có thể hát thay chúng ta

nơi đây và lúc này

cả hôm sau – có lẽ“…

“Trụ” mang nghĩa sức hút, không phải lực hút nhờ địa vị và quyền lực, tiền bạc hay bia rượu, mà là “chất trụ” ở tự thân. Con người, tiếng nói, hay diễn đàn được đại đa số tin tưởng và chờ đợi.

Chuyện vui.

Trại Sáng tác Đải Lải 1996, buổi chiều ông Y Ngông lên nói chuyện. Trong phòng ban tổ chức, một nữ văn nhân ngồi cạnh áp sát vào như muốn đặt cả thân mình lên người tôi, không dứt ra. Thi sĩ MT đùa to: Anh Phú Trạm có nam châm, mọi người ơi.

Continue reading

RAMƯWAN BUỒN-4,5,6 

Ramưwan buồn-4. INRAHANI

[Những giấc mơ tan vỡ: Câu chuyện & thơ]

Rija Nưgar năm 2021, tôi có tút: “Ba thế hệ Muk Thruh Palei Cham” – kể chuyện giấc mơ tan vỡ của tôi. Nay, Ramưwan Pacam-buồn, kể tiếp hầu bà con, và thế hệ trẻ làm bài học.

Tập dượt Dân ca Cham cho thầy cô giáo ở palei Bblang Kacak vừa qua, cơm trưa, tôi nói vui: Lịch sử 270 năm Ninh Thuận, 2 Cham được Wiki đưa vào Danh sách 9 nhân vật nổi tiếng. Lạ, hai sinh linh ấy khác nhau trời vực: Người thì 4 đời vợ toàn Việt, kẻ lại 3 đời “vợ” rặt Cham.

[1] Câu chuyện

Continue reading