Minh triết Cham-18&19. TINH THẦN PANGDURANGGA

Pangdurangga là khu vực địa lí lịch sử cực nam trong bốn khu vực thuộc vương quốc Champa. Suốt chiều dài lịch sử đầy biến động, khu vực này luôn chịu thiệt. Về mọi mặt. Xa trung tâm văn hóa lớn là vùng Amaravati thời Champa hưng thịnh, nó ít được ưu ái; không biết bao lần bị quân Khmer xâm lăng mà nó phải đơn thương chống cự, rồi sau đó – khi vương quốc suy yếu, một mình Pangdurangga phải chịu trận để thay mặt cả dân tộc mà tồn tại.

Tồn tại theo đúng tính cách của người Pangdurangga.

Continue reading

Minh triết Cham-5. CHAM, HỌC THẾ NÀO?

Trích “Ghi chép 1982”:

Người Khmer được đẩy vào chùa Phật giáo ngay từ bé rèn luyện cho đến lúc trưởng thành. Tại đây, có hai chọn lựa: hoặc trở thành thầy tu chuyên nghiệp hoặc tự tin đi vào đời, dựng nghiệp, lấy vợ, sinh con đẻ cái.

Cham cổ điển thì ngược lại, bạn bị ném thẳng vào trường đời để ngụp lặn, tôi luyện trong nó. Rồi ở tuổi đứng bóng mặt trời, khi đã có cơ nghiệp vững chãi, bạn có hai con đường để chọn lựa: hoặc chìm nghỉm trong hoặc bứt ra khỏi nó, để đi trên con đường trầm tưởng của riêng bạn.     

Continue reading

Minh triết Cham-4. GIẢI ẢO THUẦN CHỦNG

Sắp tới, các bạn sinh viên Đại học Fulbright mời tôi thuyết xung quanh chuyện “dân tộc và sắc tộc” qua “diễn ngôn thống trị của người Việt ảnh hưởng đến các cộng đồng dân tộc khác”. Được gợi hứng từ “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” trong chuyến Bắc tiến vừa qua, có lẽ.

Ừa, thì thuyết. Vậy nên xin [xỏ] đăng tút này trước để bà con có ý gì hay, góp vào.

Karun!

+

Ba tuần “Bắc tiến” tôi thấy, và hiểu Việt Nam “nợ” Cham những gì…

Continue reading

Minh triết Cham-3. HỌC, ĐỂ LÀM GÌ?

Bốn tuổi, vài bận nghe ông ngoại đọc Ariya Glơng Anak, tôi thuộc. Buổi tối nhà quê, nằm ngoài sân trăng, ông ngoại bảo tôi đọc theo, tôi kêu: ‘Yăng’ thuộc rồi, ngoại à. Thuộc rồi cũng học lại, ngoại nói.

18 tuổi năm cuối Trung học, tôi hai lần chép Dictionnaire Cam – Français của Aymonier-Cabaton khổ lớn dày 600 trang. 21 tuổi, từ Nha Trang tôi cuốc bộ ra Huế thỉnh bộ Kinh Hoa Nghiêm… Để làm gì?

Continue reading

Trường Trung học Pô-Klong. LÀM ĐI, ĐỪNG KHÓC!

“Đời con gái cũng cần dĩ vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai” (“Bài không tên số 4”)

[1] Thông tin “Sara ra Bắc lần này, có gì lạ?” đăng ngày 21-6 với 9 chủ đề rõ ràng, tôi mời các nơi đăng kí:

1- Văn học ngoại vi Việt Nam, cần nhìn nhận như thế nào?

2- Chúng ta nợ gì văn học miền Nam trước 1975?

3- Đâu là cái mới của thơ Việt thời đổi mới?

4- Thơ hậu hiện đại và sau hậu hiện đại Việt

5- Sau Mở Miệng, thơ trẻ ở đâu?

6- Thơ Dân tộc thiểu số sau kì ngủ đông

7- Phê bình, để làm gì?

8- Văn hóa Cham nhìn từ Cham

9- Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-14. CHAM ISLAM, ĐẠO CHÚA & THÁP

Lãng du tháp Chàm, để ý xíu, ta hiếm khi thấy bóng dáng sinh linh Cham Muslim hay đức tin khác. Lạ không!? Bởi nói đến Cham,

– biểu tượng tối thượng là THÁP CHÀM

– thân phận lịch sử là DÂN TỘC MẤT NƯỚC

– tâm thế chủ đạo là BẢO TỒN BẢN SẮC

– phương tiện hợp nhất là TIẾNG NÓI.

Vậy việc xét xem các cộng đồng Cham ứng xử với mỗi sự thể ấy như thế nào, là điều cần thiết.

Câu chuyện.

Continue reading

HUYỀN NGHĨA CỦA CHẤP NHẬN 1-4

Con không thể chọn làm đứa con Tổng thống Pháp hay cháu đích tôn Quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mỹ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

(còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc)

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời.

Tháp nắng-1996.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. HOA HẬU, RỒI GÌ NỮA?

[hay. Đâu là lí tưởng của cô gái trẻ, đẹp Cham hôm nay?]

Sinh linh Cham nào đó làm được việc gì đó cho cộng đồng, cộng đồng có thể quên, chớ nhà văn, bạn không được quyền. Bởi nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc.

Viết URANG CHAM [về 40 nhân vật Cham], tôi không nhằm thêm đầu sách vào “sự nghiệp” của mình, mà là một ghi nhận, một tạ ơn, và một gợi hứng.

Về “nhân vật” trẻ nhất: QUA THỊ HỒNG LOAN, ở tiểu thuyết Hàng mã kí ức-2011, tôi viết:

Continue reading

Câu chuyện Cham-118. NHÀ NGHIÊN CỨU: XÁC CHẾT DI ĐỘNG

Tôi được cho là nhà nghiên cứu, của đáng tội – tôi hay đùa mấy ngữ này, cái tủ đựng hồ sơ ấy! Tôi từng [và còn] hãnh diện về các khuôn mặt nghiên cứu Cham, khi so với anh chị em trên Cao Nguyên; hãnh diện rồi cật vấn: Để làm gì, mớ ba mớ bảy đó?!

Nghiên cứu để cất thư viện cho kẻ sau đến nghiên cứu cất thư viện… Rồi mỗi tiểu luận đăng lên, mỗi cuốn sách in ra làm cái TÔI phồng lên như bảnh nở ấy!

Thời gian qua, cộng đồng Cham nẩy nòi hiện tượng tranh nhau khoe của , khoe “giàu”; hết đua nhau ăn diện, ăn chơi đến giành nhau lên phây khoe sang, khoe “hạnh phúc”.

Phía khác, Cham một thời đua nhau làm thơ; hôm nay ta cạnh tranh nhau làm nhà… nghiên cứu. Nguy tai, nguy tai!

Continue reading

Câu chuyện Cham-116. Vấn đề Cham hôm nay. ĐỨT KẾT NỐI

Tôi tiếng là “cô độc”, kẻ ca ngợi “cô đơn”, lại là sinh linh kết nối đáo để!

Sau Covid-19, Jakha đề cập về sự kết nối ở thế hệ Cham trẻ, nhờ tôi giới thiệu vài khuôn mặt. Tôi đã, nhưng rồi sau ba tháng, sự vụ chả tới đâu? Ở quê, tôi mươi lần gợi ý, cả nữ và nam Cham thế hệ sau tôi, và rồi nó cứ hẫng.

Ngoảnh lại và nhìn quanh, tôi chưa thấy nhóm Cham nào kết nối nhau để thực hiện mục đích cụ thể và dài hạn nào đó để cho ra thành quả nào cả. Hội đồng hương, hưu trí hay bằng hữu tụ tập nhậu nhẹt nổ trên trời dưới đất thì có, còn lại – không. 20 năm rồi là gì!

Continue reading