Bá Văn Trinh: NHƯ CON SÔNG QUÊ YÊU THƯƠNG.

[bài cảm nhận của ông anh, tôi biên tập và chỉnh lỗi kĩ thuật, đăng ở đây như lời cảm tạ – Sara]

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!” (Tế Hanh)

Có thể nói những kỷ niệm viết của tôi đều có nguồn cảm hứng từ khi đọc văn, thơ Inrasara. Quả thật trong thi giới hiện nay ít người nghĩ đến thơ như là cứu cánh cho đời, nên từ cái bắt đầu đến cái cao cả đều bắt nguồn từ tâm huyết thi sĩ. Thơ Inrasara đi qua tình đời, tình yêu đích thực đã tự bộc lộ mình.
Khi trở về quá khứ đi tìm thời đã bị lãng quên là điều khó khăn nhất, ta thấy anh đã trải nghiệm thân phận của riêng mình, chuộng cái trắc ẩn với người, không quay lưng với quá khứ. Nguồn cảm hứng trong thơ anh luôn đi từ trái tim, như con sông quê yêu thương và luôn chảy về phía trước, theo suốt chiều dài thời tuổi thơ im lặng đến khi giao cảm với độc giả, tất nhiên anh tìm được như cách nói đồng điệu:
Yêu cùng ai ghét dùm ai?
Để cơm áo vẹo hai vai em gầy

(Nguyễn Duy)

Nhiều bài thơ anh viết xuất thần, như con sông tuôn chảy về phía trước:
Hãy yêu, hãy yêu như ta chưa từng
Đứa con đi xa bỏ hoang làng mạc
Mang bụi đất quê hương về miền xứ khác
Và hãy yêu hơn con người chân chất
Sống một đời ôm mang đất – phù du

(Tháp Nắng, 1966)

Bài thơ mang đậm triết lý nhân sinh cuộc đời, ở đó thời gian và con người không cần đong đếm luôn là những con người biết yêu – sống – viết.
Còn nữa, những bài thơ viết kỹ hơn, nhiều hình tượng với sức biểu cảm mạnh hơn. Khi đọc thơ Inrasara, người ta sẽ dễ dàng tìm thấy trong Lễ Tẩy trần tháng Tư (2002), và với Chuyện 40 năm và 18 bài thơ Tân hình thức (2006) tập trung cho khát vọng nào đấy để nhận ra rằng nó luôn mang tầm cá nhân sáng tạo:
Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui
Chịu chơi trong cả đau khổ
.
(Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)

Từ đó con người sẽ hướng về không gian rộng mở, thời gian vô hạn khi ta đang tìm chân lí sống. Như có lần anh nói với tôi “thơ cốt ở tứ” nên trong anh, ta thấy luôn có nhiều cái mới, lạ, độc đáo đôi khi cũng lắm bất ngờ. Có người lại cho rằng anh bay cao và bay xa như thoát khỏi đời sống Chăm, nhưng chúng ta phải đồng cảm vì thơ không thể riêng ai mà đó là cái chung, cái phổ quát cho mọi tâm hồn vươn tới.
Tôi tin anh vẫn còn dồi dào bút lực trong hành trình thơ làm nên dấu ấn riêng của mình để khẳng định yêu thương gắn bó với Chăm bằng thế giới lao động nghệ thuật miệt mài:
Một ánh nhìn của cha
Nửa nụ cười của mẹ
Và hai bàn tay dịu vợi của em
Giữa mênh mông màu nắng của quê hương
Hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa
?
(“Ngụ ngôn của đất”, Tháp Nắng)

Tôi yêu hình ảnh con sông quê yêu thương như yêu thơ Inrasara, không nghèo, không nhỏ lại rất hào hứng, chấp nhận một lộ trình thơ trong các bước đi tới: “Không ai hát thay chúng ta”. Theo đó cảm xúc thẩm mỹ về con sông yêu quê hương như vốn có gắn liền với vẻ đẹp tạo vật thiên nhiên quy chiếu vào tâm hồn con người và thực tại.
“Con sông quê hương không dài ít cạn
Thơ yêu đời chưa hiểu trái tim
Ngoảnh lại mình…
Thơ đứng trước bình minh”

Như con sông yêu quê hương, sông nước của tình thương, thơ là tiếng nói của tâm hồn sẽ chảy mãi trong lòng chúng ta…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *