GIAO CẢM CUỐI

2007-LeanhHoai.01
2015-7-Hieu Constant
Năm 2002, từ bài viết đầu tiên: “Xáo chộn với Bùi Chát” về tập thơ đầu tay của thi sĩ vỉa vè này; và từ tiểu luận đầu tiên: “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn” đọc ở Hội thảo chuẩn bị Đại hội Hội Nhà văn VN tại TPHCM, 15 năm đi qua tôi đã viết về non 200 tác giả: Các nhà thơ Dân tộc thiểu số: 26; Thơ Nữ: 34; Thơ Truyền thống: 33; Thơ mới: 37; và Văn xuôi: 30 tác giả.
Đồng thanh đồng khí, tôi cũng được non nửa trăm bạn văn “giao cảm”, nhưng lạ – ở đó chỉ có 2 là NỮ. Mà nữ này, chỉ thể hiện thích thú mảnh đất Cham qua Sara, chứ không phải chính ông Inrasara (“Thèm về quê người/ xem CÁT có gì/ mà người hay thế?” – Hồ Ngọc Hoài). Sự thể nói lên, sức hấp dẫn của tôi với cánh mày râu [nhẵn nhụi hay không nhẵn nhụi] mạnh hơn người khác giới. May hay rủi, tùy!
Giao cảm [thơ cho thơ] 40 của Nguyễn Ðăng Thường, là giao cảm áp chót.
Kêu là áp chót, bởi 15 năm qua tôi đang [mỏi cổ] chờ “thơ cho thơ” của bạn thơ Tran Hoang Nhan và Lê Vĩnh Tài nữa, cho đủ bộ 42 bài, sau đó sẽ in tập đóng gáy da thân tặng bà con, văn thi hữu gần xa.
Chứ bạn thơ Trần Can thì miễn rồi, nó ca Sara miết. Xem nè: “Thơ Inrasara và ‘niềm tự hào Champa’ [chữ của LM Nguyễn Trường Thăng] là hai khái niệm riêng nhưng thật khó tách rời. Thơ Inrasara là giọng thơ của thời đại mới. Đẹp, hiện đại và minh triết. Không (thèm) oán than thù hận. Không (cần) rên xiết khóc hờn. Anh mang một dung mạo Chăm hoàn toàn tinh khôi, kiêu hãnh và thông tuệ.
Anh chính là chân dung Chăm của ngày mai…” (Trần Can, 2011).

Nguyễn Ðăng Thường: THƠ NGÂY – 2017 – viết tặng Inrasara

Khi ấy anh còn thơ ngây
Ðôi mắt chưa vương bụi đời
Cười đùa qua muôn tiếng ca
Nhớ quê cha xưa hồng thắm
Anh ngắm quê Chàm trong hòn đá rong
Thấy lòng vẩn vơ như tìm một bóng ai

Kìa đôi tháp đứng trơ cùng hoa
Và trong nắng anh nhìn đôi chim
Nắng hôn tháp Chàm cánh chim
Tiếng đàn bóng thông gió ngàn lòng càng say sưa

Rồi một hôm
Có nàng thơ trẻ tới nơi này
Ðời anh có một lần
Là lần tim anh thấy yêu nàng
Khi lòng yêu thơ
Tìm dầy ngàn trang
Hết sầu nhớ lang bang
Mến văn chương có thơ vương
Ngước mắt trông lên hết lúc thơ ngây…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *