Nghĩ-84. TÔI CHƠI BÁO CHƠI TÔI

[hay. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh với Nguyễn Thúy Quỳnh, ai bảo gánh tên đẹp làm chi cho khộ người ta]

Từ bé tôi yêu sách – sách dày càng tốt, mãi tuổi 30 mới động đến báo.

Nhập cuộc chữ nghĩa, tôi viết sách chớ không chơi với báo chí. Vậy mà diễn đàn nhà báo và biển đảo năm 2014, tôi được tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển giới thiệu “Inrasara là một nhà báo lớn”. Điểm lại, bài vở tôi có mặt trên báo dễ tới ngàn lượt khắp hang cùng ngõ hém chớ chẳng chơi, mà toàn món dài, cộm, trong khi tôi rất biếng gửi. Lạ thế.

Continue reading

Nghĩ-83. TẠI SAO PHẢI THANH MINH?

Tôi bị chê nhiều nhất ở “khoe khoang”. Nỗi này tôi đã nói rõ ở “Nghĩ-82. Nổ, để làm gì?” hay trước nữa: “Nổi tiếng, để làm gì?”-2015, miễn nhắc lại.

Còn lời khuyên thiện ý tôi nhận nhiều nhất: Không cần thanh minh hay phân bua chi chi cả, cứ làm việc của mình thôi, thời gian sẽ trả lời.

À, nếu tôi cứ làm việc của mình, cứ “im lặng là vàng”, thì “vì mình” quá!

Continue reading

Nghĩ-81. THI SĨ DẠY CON LÀM GIÀU

Người Do Thái cho rằng, tài sản lớn nhất không ai lấy được của mình, chính là Tri thức. Tri thức để tồn tại [trong đó có giàu], để bản sắc, và để sáng tạo (Inrasara.com, 2015)

Không đùa đâu, mà là thật. Kabbon Muk Thruh Palei Gia huấn ca Bà Tổ Quê hương cũng nghĩ hệt: ‘Kathot roong reh gaup gan ra klao’: “Nghèo nát bét hàng xóm cười chê”. Rồi: ‘Drei hu piơh uraang mai dwah’: “Mình có để người tìm đến cậy nhờ”.

Continue reading

Nghĩ-80. TỪ ĐIỂN CHAM & INRASARA TRÊN VTV1

Điều tôi trọng tâm là TIẾNG NÓI chứ không phải chữ viết. Rành ‘Akhar thrah’ mà chi nếu bạn cứ nói TIẾNG MẸ ĐẺ ĐỘN tiếng Việt, ngày càng bạo!

“Tiếng ta còn, nước ta còn” – Phạm Quỳnh tuyên thế.

Không phải Akhar thrah không cần, bản thân nó làm nền cho tiếng nói không phải lang thang lạc lõng, nhưng chính tiếng nói mang tính quyết định sự sống còn của ngôn ngữ dân tộc, và dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa, không cần phải hô nghiên cứu đại cồ to, mà hãy khiêm cung như anh binh nhì: Đứng tại vị trí của mình, làm đúng nhiệm vụ được giao hay tự giao, là bạn đã đóng trọn phận sự của một sinh linh Cham rồi.

Continue reading

Nghĩ-79. ĐỊNH MỆNH NGAY THUỞ BAN ĐẦU

“Dân Chakleng quê tôi sống bằng nghề mơ mộng” [Chân dung Cát-2006]

Mơ mộng ban đầu bạn thế nào đời bạn đi theo hướng đó, nếu bạn còn tiếp tục yêu nỗi mơ mộng ấy. Như là định mệnh! Bạn mơ mộng rồi tưởng tượng, bạn hình dung và làm theo sự dẫn dắt đó. Đa phần do tiềm thức. Như cái gì từ kiếp trước lôi bạn đi.

Ngay từ bé, tôi ít chú ý đến người xung quanh. Để xem họ làm gì, rằng họ tài giỏi thế nào, giàu và sang ra sao, mà chỉ sống trong thế giới mộng tưởng của riêng tôi.

Continue reading

Nghĩ-78. VỀ LỐI NGHĨ HƠI… NHÀ QUÊ

Ở tút hôm qua, ta đã giải tán nỗi sợ bóng sợ gió, còn tút này thử chuyển 2 ý kiến nhà quê qua bộ phận lưu kho.

[1] “Cham lại đánh nhau!”

Một tu sĩ tập sự vẽ bôi bác khuôn mặt một bậc sư hệ Mưdôn, đưa lên facebook bỡn cợt. Tôi viết đính chính:

Do bạn không hiểu hệ này, dù ông là bậc sư nhưng đó là vừa tu sĩ vừa là nghệ sĩ toàn năng: Thi sĩ, ca sĩ, vũ sư, nghệ nhân trống Baranưng…

Continue reading

Nghĩ-77. NÓI HAY KHÔNG NÓI?

“Vấn đề không phải là nói hay không nói lên, mà là nói như thế nào, và nói để làm gì”.

(Inrasara.com, 2012)

Ở Kênh Inrasara-TV: “Hiện nay Cham đang ở đâu?”, bạn Kiệt Võ phản hồi có 3 ý chính: [1] Kinh, Cham, Hoa, Khmer đoàn kết vượt qua khó khăn, bảo vệ tổ quốc, [2] Đừng khơi dậy quá khứ khiến đất nước loạn lạc, người dân khổ đau, và [3] Nước ngoài lợi dụng xâm lược…

Mỗi lần bàn về Cham ở thì quá khứ, tôi gặp không ít ý kiến kiểu trên, phản hồi có vẻ thiện ý nhưng tràn sai lầm, cần được giải minh và giải tán.

Continue reading

Nghĩ-76. BẠN KHÔNG NHÌN THẤY…

Bạn không nhìn thấy ngôi sao nào đó trên khoảng bao la kia, không phải là nó không có.

Xưa Paul Mus viết, văn học Cham chẳng có gì đáng giá cả, 20 trang sách đủ tóm gọn nền văn học này. Hôm nay bạn cũng hệt. Mươi năm qua bạn không thấy văn học hậu hiện đại phát triển ở Việt Nam, không phải nó chưa từng, mà do bạn không biết chọn góc nhìn.

Với kính viễn vọng, nhà thiên văn nhìn thấy cả rừng sao mắt thường không thấy. Qua cách nhìn toàn cảnh văn hóa văn minh dân tộc mình, tôi dựng nên bộ Văn học Cham vài ngàn trang. Bạn, nếu mãi núp trong lô-cốt cũ, bạn không nhận ra sự có mặt của văn học hậu hiện đại thì chẳng có gì lạ.

Continue reading

Nghĩ-75. HÃY CHỌN GIÁ ĐÚNG

Sống như sinh linh Cham trong đất nước Việt Nam, và viết như công dân thế giới (Chân dung Cát-2006).

Tút “Inrasara bị dán nhãn thế nào?” hôm qua, bạn facebook Son Trankim còm, hay và vui. Chính trị Việt Nam, tôi có nhiều bạn văn chọn hẳn một bên, bên này hay bên kia – cả đởi. Nguyên Ngọc thì khác, chọn đây, sau đó chọn kia – và luôn dứt khoát. Ôi, ước gì tôi được như thế!

Tôi đã không thể, có nguyên do chánh đáng. Sinh mệnh và vị thế của tôi, Bà Trời đặt, tôi “hành động trong chân trời khả thể”, ngay từ “đắc đạo Cham” ở tuối 15…

Continue reading