Họ đã nói 62. Albert Einstein & Phật giáo

“Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu”. Vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên. Trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó.
“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo”. Continue reading

Họ đã nói 61

Chưa một dự án đập thủy điện nào đã liên tục gây tranh cãi và chống đối trong những năm qua như dự án đập Don Sahong. Với mối lợi quá nhỏ và ngắn hạn, chỉ thêm được 260 MW điện, chính phủ Lào đã “mũ ni che tai”, bất chấp những lời can gián của các chuyên gia, vẫn cứ liều lĩnh “bật đèn xanh” cho tiến hành dự án Don Sahong, với cái giá rất đắt phải trả là sự hủy hoại vĩnh viễn cả một hệ sinh thái phong phú được coi là duy nhất còn lại của toàn lưu vực sông Mekong. Continue reading

Họ đã nói 60

Điều không thể tưởng tượng đã xảy ra. Nhà máy điện hạt nhân vốn là niềm tự hào của Fukushima, Japan gây ra thảm họa chưa có hồi kết. Hai năm rưỡi sau, Fukushima trông tồi tệ hơn bao giờ hết. Trước các mối đe dọa phóng xạ, chính phủ ra lệnh sơ tán. Hơn 300.000 người đã ra đi dù rất sốc. Continue reading

Họ đã nói 59

Theo Bách khoa toàn thư Britannica, tự do học thuật (academic freedom) được hiểu là “sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng”. Như vậy, tự do học thuật cần được đảm bảo cho cả giáo viên và sinh viên.

Người dạy có quyền tìm hiểu những chủ đề mà họ quan tâm, quyền trình bày nghiên cứu của họ tới người khác, quyền công bố những dữ liệu và kết luận mà không bị kiểm soát và có quyền dạy theo cách họ thấy phù hợp. Người học có quyền học những lĩnh vực họ quan tâm, có quyền trình bày ý kiến và rút ra kết luận riêng. Continue reading

Họ đã nói 58

Vấn đề rèn luyện để trở thành công dân tự do và trưởng thành đã được nhiều vĩ nhân chú mục. Tại Trung Quốc, lãnh tụ Tôn Trung Sơn  nói “Trung Quốc xưa nay không có các cuộc chiến tranh về tự do, tư tưởng hay tôn giáo, mà chỉ có các cuộc đấu tranh giành ngôi báu, đất đai và đàn bà”.  Continue reading

Họ đã nói 56

“Nên nhớ rằng bất kì một sự thiếu hiểu biết nào cũng có thể dẫn đến một sự xử lý sai trong quá trình vận hành nhà máy ĐHN. Trong khi mọi công nghệ điện hạt nhân đều có tỷ lệ rủi ro. Do vậy khâu đào tạo con người đang là báo động đỏ khi làm điện hạt nhân ở Việt Nam. Continue reading

Họ đã nói 54

Không nên quên rằng trong lĩnh vực đặc thù như văn chương, ngôn ngữ đã không còn là ngôn ngữ tiêu dùng nữa, mà là ngôn ngữ của nghệ thuật. Xuất phát từ ngôn ngữ đời sống, nhưng nó đã được mã hóa. Và do vậy, nó mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người sử dụng, không loại trừ cả sự đánh đố, khiêu khích, gây hấn bằng ngôn ngữ. Continue reading

Họ đã nói 53

… bản thân báo chí tiếng Việt phải tạo dựng được bản sắc riêng cho mình. Mỗi tờ báo phải có tiếng nói riêng, là kênh chuyển tải thông tin độc lập đúng như chức năng vốn có. Vai trò cách mạng trong xã hội của báo chí dễ bị hiểu sai thành nhiệm vụ phải dẫn dắt dư luận, trong khi đúng ra là khả năng biết tạo chương trình nghị sự để dư luận bàn tán (set agenda). Quyền lực thứ tư của báo chí không nên hiểu nhầm thành quyền lực chính trị lãnh đạo xã hội Continue reading

Họ đã nói 51: Người Yêu Chămpa sửa văn Hồ Trung Tú

Dù ông chủ trang web đã quyết định đóng phản hồi, nhưng tôi cho rằng đoạn văn vẫn còn dư hưởng. Hơn nữa đây là ý chưa ai nói, do đó tôi mới có đề nghị như sau đây, vì theo phản hồi, HTT cho là dư luận ở Quảng Nam vẫn nghĩ tốt về kết luận đó. Thiết nghĩ không cần phải bỏ, mà chỉ chỉnh sửa là đủ. HTT viết: Continue reading

Họ đã nói 50

“Một câu chuyện chân thực về chiến tranh chẳng bao giờ dạy đời. Nó không hướng dẫn, không xiển dương đức hạnh, không đưa ra những mẫu mực hay hành vi đúng đắn của con người, không kiềm chế con người đừng làm những việc con người vẫn luôn làm. Nếu một câu chuyện trông có mùi dạy đời, đừng tin nó. Continue reading