Họ đã nói 54

Không nên quên rằng trong lĩnh vực đặc thù như văn chương, ngôn ngữ đã không còn là ngôn ngữ tiêu dùng nữa, mà là ngôn ngữ của nghệ thuật. Xuất phát từ ngôn ngữ đời sống, nhưng nó đã được mã hóa. Và do vậy, nó mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người sử dụng, không loại trừ cả sự đánh đố, khiêu khích, gây hấn bằng ngôn ngữ. Vấn đề còn lại là thái độ của người tiếp nhận. Nếu ta cứ đòi hỏi ngôn ngữ văn chương phải hiền lành, đơn nghĩa, dễ hiểu, “trong sáng” theo cách của ngôn ngữ tiêu dùng, thì tốt nhất là chẳng cần có văn chương làm gì.

Không nên quên rằng lời kêu gọi “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” được nói ra trong bối cảnh một nước Việt Nam với trình độ dân trí nhìn chung rất thấp, tỷ lệ người mới thoát nạn mù chữ cao ngang với tỷ lệ người còn mù chữ. Để tuyên truyền, để vận động đối tượng này một cách hiệu quả nhất, không gì khác, cần phải sử dụng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu nhất có thể.

Nhưng không nên quên rằng bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại đã rất khác. Tốt nghiệp đại học đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Và không nên quên rằng tiếng Việt là một sinh ngữ. Nó cần liên tục sống. Và liên tục vận động.

Hoài Nam, 7-2013

2 thoughts on “Họ đã nói 54

  1. Ngôn ngữ văn chương – ” Ý tại ngôn ngoại”
    Cũng dễ hiểu chứ: Thớt có hôi tanh, ruồi muỗi đậu
    Sanh không mật mỡ, kiến bò chi ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )

  2. Có những lúc họ nói khác nhưng làm khác. Chúng ta đọc cần nắm rõ những vấn đề mà họ cần nêu. Chăm là vậy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *