Tết giải trí-7. NĂM HẾT TẾT ĐẾN, NGHĨ & LÀM GÌ?

Năm cũ, cần rời bỏ gì? Nghiêm túc tự kiểm thảo, để

1- Ngôn và hành sai lầm của chính tôi: phản tỉnh

2- Kẻ khác nghĩ và nói bậy về tôi: cho rớt lại sau lưng

3- Cắt bỏ mối quan hệ suy đồi, mục tiêu nhỏ lẻ vô bổ

4- Thành quả, dù chỉ với cái nhỏ nhất: vui và quên

Năm mới, [tiếp tục] thói quen gì?

1. Ăn uống sạch, nhẹ, thanh đạm

2. Thể dục như từng từ tuổi 20, thêm và bớt mấy động tác cần

3. Tiếp tục thói quen đọc, suy tư & viết

4. Thiền chánh niệm: Tất cả ở đây-lúc này, và vui.

với châm ngôn: đều đều & từ từ

P.S.

Ngoài mấy lẻ tẻ, tôi đã làm được 2 việc hơi bị lớn:

1. 4 năm, tạm kết thúc san định Kinh sách Cham trên 300 năm được hơn ngàn trang. Cho các vị chức sắc Cham và cộng đồng Cham.

2. Trước Covid-19 Vanviet bàn tổ chức “hội thảo” về Văn học ngoại vi, Sara đứng trụ. Ngô Thị Kim Cúc đã có những câu hỏi gợi ý gửi đến mọi người. Do tôi chuẩn bị về làng, nên đã khất. Mãi đến năm 2023, tôi mới làm được phần của mình, gửi đến anh Hoàng Dũng. 32 bài liên quan đến khu vực văn học bị phân biệt đối xử này đã lên trang.

Bài đầu: “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn”, 2-2-2023 đến bài cuối: “Nhà thơ, nỗi hôm nay”, 2-1-2024, sau cùng là một tổng luận: “Văn học ngoại vi Việt Nam, tại sao?”, đăng số tất niên ngày 7-2-2024.

Vậy là có thêm cái vui khác, để có thể nói lên lời tạ ơn mình.

Cụ thể:

1. Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn, 2-2-2023

2. Khủng hoảng, phản kháng và dối lừa, 9-2-2023

3. Về đâu, thơ Tân hình thức Việt, 16-2-2023

4. Văn chương né tránh hiện thực, tại sao?, 23-2-2023

5. Hậu hiện đại mở ra chương mới cho văn học Việt Nam, 2-3-2023

6. Khởi động một chiều hướng mới cho phê bình văn học, 9-3-2023

7. Chú giải ngắn về văn chương vỉa hè Sài Gòn, 16-3-2023

8. Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động, 23-3-2023

9. Từ phê bình Lập biên bản đến phê bình khai phóng, 29-3-2023

10. Hành động trong chân trời khả thể, 30-3-2023

11. Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ, 6-4-2023

12. Thơ hôm nay đang tự xa rời quần chúng, 13-4-2023

13. Sáng tác văn chương Cham hôm nay, 20-4-2023

14. Hậu hiện đại & thơ hậu hiện đại Việt, 30-4-2023

15. Vấn đề trung tâm ngoại vi, 6-5-2023

16. 30 năm đổi mới, các trào lưu thơ Việt ở đâu, về đâu?, 14-5-2023

17. Góp nhặt sỏi đá, 21-5-2023

18. Hai cảm thức thơ Việt về Hoàng Sa-TS, 25-5-2023

19. Văn học Việt Nam & tinh thần đảng [phe, bè] phái, 28-5-2023

20. Làm nhà văn có nghĩa là bị đẩy xuống tàu, 31-5-2023

21. Ghi chú về một nền văn học tự do, 1-6-2023

22. Hiện thực sáng tạo văn học hôm nay, từ ba nỗi sợ, 4-6-2023

23. Văn chương Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa, 9-6-2023

24. Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam? 28-6-2023

25. Thơ đương đại, bước chuyển mạnh từ miền Trung và Tây Nguyên, 3-7-2023

26. Hành trình viết của tôi là hành trình phá hủy bản sắc tôi, 8-7-2023

27. Quá trình hiện đại hóa thơ là quá trình cắt bỏ “thi tính”, 15-7-2023

28. Một loài thơ đang chết, một loài thơ khác ra đời, 18-7-2023

29. Thơ Đổi mới, hành trình chuyển hướng say, 24-7-2023

30. Nhập cuộc và hi vọng, 14-8-2023

31. Bốn cứu cánh của Đạo sĩ Bà-la-môn và thơ, 27-12-2023

32. Nhà thơ, nỗi hôm nay, 2-1-2024 

+ Văn học ngoại vi Việt Nam, tại sao?, 7-2-2024

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *