Thương ca vô tận-28. XIN LỖI, CẢM ƠN, TRÁCH NHIỆM & TẠ ÂN

[hay. Họp lớp PK-K5, tôi nói gì? 4 chuyện, đáng làm bài học]

Ở đó may và vui, bạn học đã ứng xử với tôi như mọi người, chứ không như nhân vật nổi tiếng hay sinh linh cá biệt! Và dành cho tôi 7phút, để…

[1] Xin lỗi

[Chuyện không kể] Nhà văn hiếm khi biết nói lời xin lỗi, là điều lạ. Ở chốn ấy tôi bị hơn mươi lần đối xử tệ, dù biết sai, nhưng không là không. May, được duy nhất 1, là nhà văn Nhật Tuấn [đã kể].

Năm 2014, anh trích thơ tôi: “Chỉ chúng ta kẻ ngụ cư ngang thời gian/ là không rớt lại/ Chỉ chúng ta những thi sĩ cô đơn” và mỉa: “Ông cứ lo bất tử đi, kệ bà con sống chết mặc bây”. Tôi mới phản hồi “ông anh sai rồi”, và link cho anh các bài viết cũng tôi. Anh còm trả lời: mình tệ quá, xin lỗi em nhé.  

[Chuyện kể] Pô-Klong – cô giáo Huế, Nguyễn Vân Như Ý trẻ, đẹp, dạy hay, yêu thương học sinh Cham – tôi chỉ nhớ thế. Cô dạy thay, và đụng sự cố. Tôi hỏi:

– Hồi Đệ Lục, các bạn có nhớ có lần cô bắt cả lớp đứng không?

Tôi kể, sáng hôm ấy vừa bước vào lớp, cô không nói gì, mặt tái đi, kêu cả lớp đứng dậy. – “Ai nhại cô?”. Cả lớp im phăng phắc. Hai phút trôi qua, cô bảo nửa dãy bàn bên kia ngồi. Rồi: nửa sau dãy này, và rồi còn lại bàn đầu tiên: Xoài, Đạt, Đảo và tôi.

– Cô không phạt đâu, nói đi, em nào nhại cô? Không ai cả! Thế là cô cho 4 đứa bước ra ngoài cầm theo tờ giấy với cây bút, tự khai [rất tế nhị].

Vẫn là giấy trắng! Cô xếp cuốn sổ, nói gì đó [dường cô muốn khóc] và bước ra khỏi phòng, từ đó cô không dạy chúng tôi nữa.

Học sinh Cham dân nhà quê, không ai biết “nhại” cả, mà chỉ biết “nhái”, cô lại phát âm Huế, mới khộ. Mãi sau vào Sài Gòn làm sinh viên chung trọ với Triêm dân Huế, tôi mới biết chính tôi là TỘI ĐỒ.

Hai lần Web với Facebook tìm cô để nói lời xin lỗi, nhưng bất thành. Hôm nay tôi nhờ các bạn ai biết cô ở đâu mách giùm với…

[2] Cảm ơn

Mùa Hè 2016, bạn học K-5 Nguyễn Thị Quý, tôi và bạn nữa ghé nhà thầy Phạm Đăng Phụng ở Tri Thủy, cạnh nhà từ đường Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Thầy xúc động nói:

– Đời thầy, thầy biết thế nào cũng sẽ có ngày như ngày này.

Tôi kể hồi trả lời báo Tuổi trẻ, 4-7-1995 “Inrasara, người nghiên cứu tâm hồn dân tộc Chăm của mình” (Nguyễn Lương Hiệu thực hiện), tôi có nhắc và nói lời cảm ơn thầy. Bởi chính thầy là người gợi ý về nền văn học Cham. Sau 1975 thầy bị nạn thời cuộc, gia đình lênh đênh nên em tìm mãi. Tôi copy lời thầy:

– Em cũng thế, dẫu sao rồi cũng sẽ có ngày như ngày này.

– Phú Trạm giỏi quá… thầy nói.

[3] Tôi nhắc với 24 bạn học về phim Trường Pô-Klong, về trách nhiệm & tạ ân. Bởi chính ngôi trường đó dưỡng nuôi tâm trí thơ trẻ, nâng niu kỉ niệm tuổi thanh xuân của chúng ta, để chúng ta còn được gặp mặt hàn huyên ấm áp hôm nay.

[4] Kết lời, tôi xin tặng món quà mọn, của một nhà văn – đứa con của Đất:

4.650 Từ Việt Cham thông dụng: 20cuốn. Ngày xưa có chú thỏ, truyện cổ: 20cuốn. Minh triết Cham: 10cuốn. Chakleng, Những mảnh ghép kí ức: 10cuốn.

12g đúng, tôi chào từ biệt. Chúc Noel an lành thuk siam!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *