Nghĩ-89. VƯỢT THOÁT TINH THẦN LOÀI CUA

Think big, start small, move fast!

Bỏ một con cua vào giỏ tre thì phải đậy lại, chứ cho vào chục con thì miễn, chúng tự níu nhau ngồi lại chung trong giỏ.

Một chọi một thì Việt ăn đứt Nhật, chớ 10 ông Việt đọ với 3 ông Nhật, thua là cái chắc, không ít trí thức Việt Nam phát hiện và đã nói lên “chân lí” đáng buồn đó.

 “Thế giới quanh ta đang liên tục thay đổi, nhanh hơn nhiều so với trước đây. Chúng ta cần đào tạo nên những công dân trẻ có trách nhiệm… những người có thể bác bỏ những giáo điều, có khả năng chiến đấu chống lại sự trì trệ, quan liêu, bảo thủ…”

GS Pierrre Darriulat đã nói thế, ở buổi trao Giải thưởng VH Phan Châu Trinh năm 2016 tại thính phòng REX – TPHCM.

Chuyện kể.

“Năm 1854, tàu chiến của Commodore Matthew Perry buộc Nhật Bản phải mở cửa giao thương, kết thúc hàng thế kỷ khép kín. Nhật Bản nhận ra, thiếu kỹ thuật hiện đại sẽ dẫn tới sự yếu kém về quân sự.

Một nhóm các samurai có học thức đã buộc nhóm shogun đương quyền thoái vị vào năm 1868 và khôi phục ngai vàng cho Nhật hoàng. Chính quyền mới gửi các thanh niên trẻ sang Đức, Pháp, Anh và Mỹ để học ngoại ngữ, khoa học, kỹ thuật, y học và thành lập các trường đại học theo phong cách Tây Âu tại Tokyo, Kyoto và một vài nơi khác”

(Laurie M. Brown & Yoichiro Nambu, “Những thập kỷ khó quên của vật lý lý thuyết Nhật Bản”, Tia sáng, 27-8-2010).

Phan Châu Trinh từng mong như vậy, nhưng Việt Nam thì khác.

Năm 1858 “khác”, năm 1945 “khác”, 1975 lại “khác”. Mở cửa “khác”, hậu Đổi mới ta tiếp tục “khác”. “Khác” (xem thêm: Hoàng Ngọc Hiến: “Cái nước mình nó thế”, và Nguyễn Hưng Quốc: “Chủ nghĩa mình thì khác”).

Thế nên ta mắc vào 5 lãng phí lớn.

Từ lãng phí thời gian đến lãng phí tiền bạc, rồi lãng phí chất xám, tiếp đến là lãng phí cơ hội, và cuối cùng lãng phí niềm hi vọng của tuổi trẻ (ý P. Darriulat).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *