Bắc tiến-20. TÌM KHƠI MẠCH NƯỚC NGẦM…

[hay. Sao cứ muốn văn chương “đi vào lòng người đọc”?]

Chiều 25-8, bạn thơ kêu xe từ thị xã Hồng Lĩnh về thành phố Hà Tĩnh.

– Dành trọn cho bạn, hôm nay – tôi nói.

Thế là cả hai hào hứng đi, không hẹn, cả không phon trước. Tới đâu vắng hoe tới đó.

May, tại văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh, hai chị ngồi tiếp, phon – một bạn văn chưa kịp trang hoàng, chạy xe sang.

Và tôi mở máy, từ văn học sang xã hội, từ chuyện chữ nghĩa đến môi trường…

– Chưa đầy tiếng đồng hồ mà tụi em biết được vô số cái mới – bạn văn hô.

– Chưa có giáo sư nào dạy, chưa có nhà văn nào từng nói… – tôi nổ ủng.

Tuần trước tại Tuyên Quang, giờ trao đối, một bạn văn kêu:

– Thơ thế nào cũng được miễn là hay; bút kí thế nào cũng tốt miễn là chữ nghĩa anh đi vào lòng bạn đọc.

Tôi nói:

– Vụ “hay” và thế nào là hay, tôi đã bàn nhiều rồi, miễn trở lại. Nay, thử xét: Thế nào là “đi vào lòng người đọc”?

Đi vào lòng người đọc rồi nằm yên, khác cả vực thẳm với thức tỉnh người đọc, buộc họ phải suy nghĩ và thay đổi.

Trình diễn thơ “Bay cùng VILI”, hay một tập thơ của nhà thơ nào đó “đi vào lòng người đọc” – ok. Thế nhưng chính cách nghệ thuật trình diễn CUT được Lê Anh Hoài làm mới “thức tỉnh người đọc”. “Thức tỉnh người đọc” cần cho hôm nay hơn bao giờ hết.

Nói, viết không phải để chiều lòng người đọc, càng không nhằm vuốt ve xoa bóp những tâm hồn đang mơ ngủ, mà làm cho họ tỉnh giấc, gợi mở, gợi hứng. Qua đối thoại, song thoại và tương thoại.

Một tập thơ “hay” in ngàn bản, bán [và biếu] ba năm chưa hết, tác phẩm “Tôi là cột điện” của Hoài ngược lại, chỉ qua 15 phút, nó thu hút cả vạn người đi đường “đọc”. Từ con số vạn đó, có ngàn kẻ nhớ và suy nghĩ, và rồi chỉ cần 10% của con số ngàn kia tỉnh thức – cũng đủ cho một tác phẩm “để đời”, nếu bạn tham vọng làm ra tác phẩm để đời.

Không tuyệt sao?!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *