LÊN TIẾNG THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

[Tôi dự cuộc hầ́u hết vụ việc Cham, kinh nghiệm đầy ra. Từ bài viết cũ, nhân “báo động đỏ”, xin tổng hợp lại]

Nguyên tắc chung, trước một vấn đề hay sự cố:

– Biết càng sớm càng tốt, biết cụ thể và đầy đủ;

– Tìm hiểu từ nhiều phía để có cái nhìn tổng thể, và công bằng;

– Thông tin công khai, khách quan và trung thực;

– Bình tĩnh, không để cảm tính [yêu ghét, hay xúc động nhất thời] chi phối;

– Tới cùng, và có mình có họ.

1. CÁCH ỨNG XỬ (xin lỗi cho phép được nhắc lại):

Vụ [1] Sự cố Văn hóa Nguyễn Thành Thống trên web Inrasara.com, 2009.

Độc giả cho NTT “mỉa mai”, “bôi bác”, “hạ bệ” hầu hết trí thức Cham, trong đó Inrasara cũng bị đạn nặng.

NTT với tôi quen thân, em ruột anh còn là bạn học lớp 12 với tôi nữa.

Tôi giải quyết thế nào? Trong khi hầu hết trí thức Cham phản đòn rất gắt, tôi chỉ viết “đính chính” dài, tường minh giúp anh hiểu vấn đề, tuyệt không một từ phê phán. Ông thầy từ Mỹ email trách: “đừng quá tế nhị mà trở thành KHỜ KHẠO”. Không ít bạn đọc bảo Inrasara lịch sự không cần thiết.

Kết quả thế nào? Sau nhiều trao đổi, NTT biết mình sai, và sửa lại bài viết, không tái phạm nữa.

Vụ [2] Tháng 10-2012, nhà báo MM có cuộc phỏng vấn tưởng tượng với tôi, để viết “Huyền bí Tết Katê của người Chăm: Inrasara đã phát ngôn như thế?” với các sai lầm tai hại. Ảnh hưởng cá nhân Sara lẫn Cham.

Sau vài lần thư qua lại, Tổng Thư ký Tòa soạn báo Gia đình & Xã hội đã: Nhận thấy lỗi, cho gỡ bài, và “cảm ơn ông đã phát hiện những sai sót”.

Vụ [3] Sự cố Huyền Trân của giáo sư Quyên Di, 2019.

Video clịp được ca sĩ Chế Linh phát hiện, và phản ứng quyết liệt. Anh chị em Cham còm phê phán nặng lời.

Được bà con mách, tôi vào cuộc. Sau trao đổi dài qua chat, giáo sư biết mình sai lầm, xin lỗi bà con Cham, và cuối cùng là: sửa chữa.

Ba sự vụ [dù 1 có quen thân, 2 hoàn toàn xa lạ] có kết quả tốt chứng tỏ, chỉ khi ta bình tĩnh, không để cho cảm tình quen thân chi phối, hay để xúc động nhất thời tác động, mọi nút thắt sẽ MỞ nhanh gọn.

Đó là khi bên nguyên

[người phạm lỗi]

có thiện chí, ngược lại – ta ứng xử cách khác.

2. TIẾNG NÓI TRÍ THỨC

Trí thức là kẻ lên tiếng mang tính trí thức, chứ không LÀM. Làm của họ là LÊN TIẾNG. 3 ví dụ:

[1] Ghur Raneh, 2013.

Thấy vấn đề, bên cạnh mở cuộc thảo luận trên web inrasara.com, tôi trả lời phỏng vấn BBC, RFA

Tôi lên tiếng, nhiều trí thức Cham cả trong lẫn ngoài nước đồng tình, sau đó chính bà con Phước Nhơn làm. Tôi theo dõi sát sao, và hỗ trợ ý kiến.

Cuối cùng, chính quyền đã giải quyết theo chiều hướng tích cực nhất.

[2] Vụ Trường Dân tộc Nội trú Ninh Phước, 2015

Sau khi đưa bài Jaya Bahasa lên web Inrasara.com, tôi tiếp tục “lên tiếng” và nhận được nhiều phản hồi ủng hộ.

Phó Hiệu trưởng [người bị tố cáo] có ý mời tôi về Trường, hay muốn vào Sài Gòn gặp tôi, tôi nói: Tôi không phải thám tử, tôi không làm, mà chỉ lên tiếng.

Người trong cuộc [giáo viên bị đuổi việc] nhã ý MỜI tôi về nhà, tôi từ chối tất.

Chính các bạn LÀM đơn lên Sở Giáo dục, tôi không làm thay các bạn. Chỉ khi bị̣ xử lí oan, tôi mới lên tiếng trở lại.

Cuối cùng, đã không ai làm tới, sự vụ chìm.

[3] Hôm nay, vụ “Báo động đỏ” cũng hệt.

– 5 bạn trẻ Cham biết chuyện, yêu cầu tôi lên tiếng;

– Tôi thay mặt Cham lên tiếng, mô tả sự việc cụ thể và khách quan;

– Đại diện bên YEAH1 kịp thời lấy video xuống và xin lỗi Cham (không chính thức);

– Tôi trao đổi với cả hai bên, bàn cách giải quyết;

– Tôi yêu cầu YEAH1 làm video clip nhận sai lầm và xin lỗi chính thức;

– Đại diện nội dung bên YEAH1 hứa, sau đó thất hứa;

– Sau khi công khai hết sự vụ, NHIỆM VỤ TRÍ THỨC của tôi coi như xong;

– Từ nay vấn đề còn lại là BÀ CON CHAM LÀM, tôi đứng bên cạnh.

[Riêng chuyện thị phi ngoài lề như: Còm chưởi bới, tố cáo, hay mỉa mai cười cợt… tôi không quan tâm].

3. MẤT, tại sao? Thất bại thường do…

[1] KHÔNG BIẾT THỎA HIỆP

Vụ “Kut Boh Dana” suôn sẻ đến 95%, chỉ vì bà con quyết “thà chết chớ không hàng” nên xôi hỏng bỏng không. Ta chẳng được gì mà còn mất rất nhiều.

[2] HẤP TẤP NÔNG NỖI

Vụ “cháu Nghĩa mất tích”, gia đình nhờ tôi giúp, đến đoạn quan trọng nhất lại không nghe tôi, mà tùy tiện làm. Cuối cùng tiền mất, mà con cũng chả thấy đâu. Mãi sau, khi Nghĩa về nhà, bà mẹ mới xin lỗi tôi, bởi quá lo mà lỡ khờ.

[3] THIẾU HIỂU BIẾT

Vụ biểu tình ở “Trường Mai Thúc Loan”, bà con nhờ tôi về hỗ trợ. Ở đó có chi tiết mang tính bản lề, chủ xị không nghe ý kiến tôi, đã đưa ra một bằng chứng tự chống lại mình. Rồi hỏng tuốt!

[4] CHỦ QUAN DO THIẾU THÔNG TIN

Vụ Acar Thượng, do thiếu thông tin mà một Chiêm nữ đã hô lên đó là sự kiện nóng, kêu gọi Cham giúp sức. Tôi từ chối thì bị cho là vô trách nhiệm. Sau rốt khi sự vụ vỡ lở mới biết đó là tin nóng giả!

[5] SỢ KHÔNG ĐÁNG SỢ

Vụ Trường DTNT Ninh Phước, ba giáo viên Cham do “hay nói” về tiêu cực nội bộ mà bị cho thôi việc. Kêu cứu, tôi bảo: Các bạn đưa đơn lên Sở đi, khi không được cứu xét cei Sara mới can thiệp. Vậy mà chả ai động bút.

Tôi nói, các bạn bị “đuổi” là mất danh dự rồi, thêm món mất việc, các bạn còn gì nữa mà sợ?

Kết. Nhiều nữa. Để vụ việc hiệu quả, làm gì?

Thiện chí và không vụ lợi, thiếu hai món này thì đừng làm gì là hay hơn.

Thành thật, chớ bày trò lừa chính quyền hay đối tượng nào bất kì.

Hiểu biết, nghiên cứu kĩ sự vụ, lấy thông tin từ nhiều phía khác nhau.

Bình tĩnh, khôn khéo, và tới cùng.

Dẫu thế nào đi nữa, cũng nên biết có người có ta, chớ: Ta là ta, mà đâm đầu vào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *