TINH THẦN PANGDURANGGA TRONG SÁNG TẠO NGÔN NGỮ

[Cần chú ý cụm từ “tinh thần Pangdurangga” chứ không phải “người Pangdurangga”]

FB Ysa Cosiem 10-5-2019 trích Status của Karim, tạm tóm 3 ý, nguyên văn như sau:

[a]- “Văn bản Hoàng gia, Mâk, Nyâk, Nâk, Ngâk không hề mang âm ‘Â’, mà chỉ mang âm ‘A’”

[b]- “… người Chăm ở nơi khác ít sử dụng âm ‘Â’, chỉ có khu vực Panduranga là sử dụng âm ‘Â’ nhiều hơn, như anak (con), minyak (dầu), ha (you) và. v.v.. Cũng theo nguyên tắc và căn bản từ đặc tính akhar thrah Chăm đã được nêu ở trên, nên, khi phiên âm và phiên chữ, EFEO không phiên âm hay phiên chữ trong Mâk, Nyâk, Nâk, Ngâk là ‘Â’ mà là ‘A’.”

[c]- “Do vậy, mới có người viết là RAMAWAN chứ không viết là RAMÂWAN. Tuy nhiên, vì thói quen, cũng giống như trong tiếng Việt, mọi người có thể viết, là: ĐI ZỀ, ZUI ZẺ…”

Ba ý, buồn cười là: Ý thì sai to [a], ý may trúng được một nửa [b], ý còn lại là… bậy [c]. Tuần tự…

 

  1. Yut này khẳng định: “Văn bản Hoàng gia, Mâk, Nyâk, Nâk, Ngâk không hề mang âm ‘Â’, mà chỉ mang âm ‘A’”.

Thử xem nó ra sao nhé. Từ điển Aymonier ra đời năm 1906, chắc chắn ông gom nhiều nguồn tài liệu trước đó: Kinh Agal tôn giáo (300 năm), tác phẩm văn chương (200-300 năm), văn bản chép tay các loại, và cả Tư liệu Hoàng gia Cham – đương nhiên.

Hoàng gia Cham hoạt động ở Triều Tây Sơn và Nhà Nguyễn (văn bản cũ nhất trên dưới 200 năm), trung tâm Hoàng gia đặt tại Thuận Thành Trấn (Bal Canar, Bình Thuận). Cơ sở ông Aymonier làm từ điển trụ tại Phan Rí cách nhau chưa tới 5km, ông không thể không biết đến Tư liệu Hoàng gia kia.

Vậy, ông Tây [và cả chục cộng sự Cham] moi đâu ra Mâk, Nyâk, Nâk, Ngâk/ Mưk, Nhưk, Nưk, Ngưk để đưa vào Từ điển của mình? Xem ảnh (1)?

Tư liệu Hoàng gia Cham đâu là chuẩn duy để làm từ điển? Nếu là chuẩn, Agal Kinh tôn giáo hay tác phẩm văn chương xuất hiện cả thế kỉ trước đó không ngon hơn sao? [xem thêm: Inrasara, “Giải ảo Tư liệu Hoàng gia Cham”, 2016.] Nhớ là trong xã hội tập cấp Bà-la-môn, giáo sĩ Bà-la-môn ở đẳng cao nhất, hơn cả hàng vua chua quý phái, chính họ lưu giữ truyền thống tinh thần của dân tộc mang tính xuyên suốt. Nhất là khi triều đại này thay bằng triều đại khác.

 

  1. Yut này tiếp: “chỉ có khu vực Panduranga là sử dụng âm ‘Â’ nhiều hơn”.

– Đúng.

[1] Chữ cái G, Tđ Aymonier (1906) GA: 126 từ – GI: 06 từ; Tđ Moussay (1971) GA: 82 từ – GI: 17 từ.

[2] Chữ cái L, Tđ Aymonier (1906) LA: 208 từ – LI: 95 từ; Tđ Moussay (1971) LA: 94 từ – LI: 112 từ.

[3] Chữ cái M, Tđ Aymonier (1906) MA: 56 từ – MƯ: 365 từ; Tđ Moussay (1971) MA: 05 từ – MƯ: 170 từ.

Như vậy, âm chính A biến thành âm chính I, Ư có xu hướng tăng vọt ở ngôn ngữ cộng đồng Cham Pangdurangga.

Nhưng khi yut này kêu “Chăm ở nơi khác ít sử dụng âm ‘Â’”.

– Ta đặt câu hỏi: Cham ở đâu còn sử dụng tiếng Cham như thế? Dân số bao nhiêu? Cham Cambodia chẳng hạn, số dân luôn gấp 2-3 lần Cham Việt Nam, nhưng thử xem ảnh (2). Bảng hệ thống chữ cái Cham, “Mưk, Nhưk, Nưk, Ngưk” sắm vai chính, còn “Mak, Nhak, Nak, Ngak” chỉ làm nhân vật phụ.

Ông Tây này khi không bày đặt cắc cớ vậy sao? Bảo rằng ý [b] “đúng có một nửa” là thế.

Không phải không nguyên do, ở các từ có chữ cái M, ngoài từ mang âm chính A, Aymonier mới dùng chữ cái MA, còn lại đều dùng chữ cái MƯK/MÂK; và nhất là ông bỏ hết “takai kưk” ở chữ cái này. Bởi xét nó thừa, và vô ích [vì đã có ‘takai đak’].

 

  1. Yut này còn kêu to: “có người viết là RAMAWAN chứ không viết là RAMÂWAN. Tuy nhiên, vì thói quen, cũng giống như trong tiếng Việt, mọi người có thể viết, là: ĐI ZỀ, ZUI ZẺ … (theo ngôn ngữ nói) hay ĐI VỀ, VUI VẺ … (theo ngôn ngữ viết).

– Là một phát âm tầm bậy. Người Việt VIẾT như thế bao giờ?

Còn Cham, ông bà Cham viết và nói RAMƯWAN/ RAMÂWAN hẳn hoi, chớ đâu chỉ có nói! Không đọc văn bản Cham, hay đọc mà không ngó thấy?

 

*

Tất cả ý “phản biện” vụn trên quá ư không cần thiết, nếu nó không dẫn tới một ý lớn và quan trọng hơn: Tinh thần Pangdurangga trong sáng tạo ngôn ngữ.

Cham Pangdurangga muốn và quyết LÀM KHÁC BIỆT, ở tất tần tật lĩnh vực. Khác biệt để khẳng định mình KHÁC với xung quanh. [xem thêm: Inrasara, “Cham Pangdurangga, ngang bướng, kiêu hãnh, đau khổ và bất an”, bài viết mở màn cho phản biện về Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận vào 2012, đăng nhiều website]. Trong ngôn ngữ,

– Vay mượn Sanskrit, Cham làm khác: Manusia = Mưnus, Nagara = Nưgar, Langala = Lingal, Vana = Binưn…

– Nhất là khi chung ngữ hệ Nam Đảo, Cham PHẢI làm khác. Vài ví dụ (từ đặt trước là CHUNG, đặt sau là do Cham biến âm):

Dikit = Takik, Tikus = Takuh

Tangan = Tangin, Raya = Riya

Putih = Patih, Hujan = Hajan

Lima = Limư, Mata = Mưta

Khi bạn viết A tôi biến thành I, Ư, còn bạn I hay U tôi biến chúng thành A, vân vân.

Đó chính là tinh thần Pangdurangga. Tại sao tôi phải giống Ấn Độ, Malaysia, hay Raglai cơ chứ? Tôi làm khác biệt để khẳng định sự độc đáo, cần khác biệt để tồn tại như một sinh thể độc lập.

Không tuyệt sao?

 

Sài Gòn, 15-5-2019

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *