TAI HẠI TỪ THIẾU TINH THẦN MỞ

1. Vụ Bà-ni-Đạo Hồi vừa qua, đang nhập cuộc ngon trớn, một bạn học cũ còm lạc điệu rằng: Ông Sara có là dân Pabblāp người Bà-ni đâu mà đau cho Bà-ni!
Tôi có reply: Chuyện xảy ra từ 5 năm trước, nhiều người biết nhưng không ai làm, nay tôi biết, bà con yêu cầu – và tôi làm. Tôi làm vô tư, vô tư chi tiền túi. Xong – tôi nhẹ nhõm likau drei. Có gì sai ở đây?
Nếu tôi trang bị tinh thần đối xử phân biệt – nghĩa là thiếu tinh thần mở, thì còn gì là Inrasara! Và vụ này hứa hẹn dẫn Cham về đâu…

2. Vụ Kut Boh Dana, tôi được yêu cầu và tôi nhập cuộc thì miễn rồi. Ở màn cuối, lúc đó tôi đang Hà Nội, sau khi tổng kết ý kiến bà con, tôi phone nhờ thầy Nguyễn Văn Tỷ mang ý kiến kia qua Boh Dana thuyết phục bà con. Nghe tin, có bạn khuyên: Vài người ở Boh Dana từng lên tiếng “chống” thầy Tỷ, không biết thầy có chịu giúp họ không? Tôi mới trả lời:
– Thầy Tỷ không đến nỗi tệ vậy đâu. Tin tôi đi. Đây không phải thầy tốt, mà do hiểu thấu lẽ đời. Nếu nhà láng giềng cháy mà mình không la làng, thì khi nhà mình cháy, ai sẽ la làng cho mình?!

3. Sự việc Đất Pô Riyāk ở Vĩnh Trường cũng vậy. Nếu bà con Văn Lâm và các palei còn lại sắm được tinh thần mở, chịu ngồi lại với nhau, thì hôm nay Cham đâu đến nỗi mất trắng như thế. Tôi không dám dùng chữ tinh thần cục bộ, e nhân dân tiến bộ Chàm lại kêu ông Sara bôi nhọ Cham nữa thì kẹt chết – mà chỉ là: “thiếu tinh thần mở”.
Ai ưu tư về dân tộc, biết sự vụ này mà không nghe rầu, mới lạ.

Kết:
1. Đề cập về “tinh thần mở” có liên quan đến Akhar thrah ta đang bàn. Tại sao cứ phân biệt Cham Pangdurangga với Cham Tây, Cham Việt Nam với Cham Cambodia…? Ví dụ nhỏ [từ văn bản]:
MANUSIA mượn từ Sanskrit:
– Malaysia giữ nguyên xi: Manusia
– Raglai và Cham trước đó cắt bỏ A cuối để thành: Manus
– Riêng Cham từ 150-200 năm trở lại dùng cả hai: Manus & Mưnus. Đặc biệt Cham Pangdurangga, âm Ư được dùng áp đảo, và ngày càng lấn đài. ĐÓ LÀ THỰC TẾ. Ai chịu làm việc với Từ điển Aymonier và Moussay, sẽ thấy rất rõ điều này.
MỞ, làm thế Cham Pangdurangga [nếu cho chỉ ở đây mới có âm Ư] đã làm giàu sang và phong phú ngôn ngữ Cham hơn.

Sau khi 4.650 từ Việt Cham thông dụng ra đời, tôi có ý định “thêm” phần từ vựng từ Cham Tây, kẹt là đến nay chưa thực hiện được.

2. Riêng tiết mục Inrasara…
– Dù tôi dân Chakleng, từ lâu đã nhảy qua hàng rào Mỹ Nghiệp để đến với Cham chung [trong các sự kiện cộng đồng Cham];
– tôi Cham, nhưng đã vượt thoát khỏi tinh thần dân tộc hẹp hòi để nhập cuộc Việt Nam [trong văn chương];
– tôi Việt Nam và cũng là thế giới [trong tư tưởng].
Minh chứng:
CHAM: Tôi dấn vào Sự cố Kiều Minh Vũ Cwah Patih, bày cách làm về Ghur Darāk Neh cho Cham Bà-ni, đấu tranh vụ Trường Dân tộc nội trú Ninh Phước, suy nghĩ về cộng đồng Bami xa xôi diệu vợi, và vài chục vụ khác…
Văn chương VIỆT: tôi viết/ lên tiếng không chỉ cho văn chương Cham hay dân tộc thiểu số, mà cho cả văn chương người Việt; về Việt, không chỉ cho người Việt trong nước mà cả sáng tác của người Việt hải ngoại, vân vân.
THẾ GIỚI. Với các vụ lên tiếng về đầu độc môi trường trái đất…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *