NGƯỜI CHAM ISLAM [& ĐẠO CHÚA…] VÀ THÁP

[Đặt Nền Triết Học Đạo AHIÊR-AWAL.V: Dọn đường cho XAKARAI LUẬN]

Nói đến Cham,
– biểu tượng tối thượng là THÁP CHÀM
– thân phận lịch sử là DÂN TỘC MẤT NƯỚC,
– tâm thế chủ đạo là BẢN TỒN BẢN SẮC
– phương tiện hợp nhất là TIẾNG NÓI.
Vậy các cộng đồng Cham ứng xử với mỗi sự thể ấy như thế nào, là điều cần được xét đến.

Câu chuyện.
Tôi có người họ xa theo Tin Lành, hôm ghé nhà chơi, tôi có đem chuyện “nâng tượng” sai bản sắc Cham ở tháp Pô Inư Nưgar ra bàn, thì bị gạt ngang:
– Sara đừng mang vụ tượng thần hay chuyện cúng tế thần yang ra kể ở đây, Chúa không thích mấy thứ đó.
Thế mới kẹt! Tại sao người Cham Islam [& đạo Chúa…] ít quan tâm tới tháp?
Đây không phải câu hỏi mang tính phân biệt đối xử, mà là THỰC TẾ. Nêu thực tế và truy tìm nguyên nhân của một hiện tượng xã hội, là điều cần thiết.

Bởi Cham theo Islam khá lâu, và hiện nay cộng đồng Muslim chiếm bộ phận khá lớn, một phân tích sơ khởi quan hệ của cộng đồng này với Tháp, vấn đề sẽ được sáng tỏ.
Có 4 nguyên nhân – do chính đức tin của Islam quy định, đó là:

1. Lời tuyên thệ Shahadah đầu tiên để thành một Muslim: Tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và tôi chứng nhận rằng Muhammad là vị Thiên Sứ của Ngài.
Vì Allah là duy nhất, nên người Islam không thờ thần Yāng nào khác, mà tháp luôn hiện hữu thần Yāng – là đương nhiên.

2. Thần Yāng trên tháp luôn có tượng, là các vị vua anh minh của Champa được nhân dân thần hóa và đúc tượng để thờ phụng; trong khi Muslim thì không chấp nhận “tượng thần”, nên bà con Cham Islam không lên tháp khấn vái, là phải.

3. Cộng đồng Muslim tuyệt đối không cúng kiếng, mà Cham lên tháp là để trả nợ Yāng/ cầu Yāng với các hình thức cúng kiếng, nhỏ thì khay trầu cau, lớn thì mâm xôi, gà…

4. Cuối cùng, cột trụ cuối trong 5 cột trụ của Islam là Hadjj, tức hành hương Mecca đời người một lần, và Mecca là duy nhất, chứ không “đất thánh” nào khác, cho dù đó là Đất Thánh Ya Trang hay Thánh địa Mỹ Sơn.
Bà con Cham Islam không hành hương Ya Trang, Mỹ Sơn là đúng lẽ.

Bốn nguyên do này cũng ứng với Đạo Chúa [ngoài trừ tượng]: Tin Lành, Công giáo… Thế nên không lấy gì làm ngạc nhiên, khi Cham luân lạc qua Thái Lan, Cambodia, Malaysia ít khi có khao khát quay trở về Việt Nam làm cuộc hành hương đất Tháp.
Có đáng tiếc không?
Bởi dù sao đi nữa, nếu xem kiến trúc tháp là di sản chung thuộc văn minh Champa, thì dẫu bạn theo tôn giáo nào bất kì, bạn vẫn có thể đến đó thưởng lãm công trình nghệ thuật độc đáo của ông bà, nhất là lên tiếng phản biện khi tháp bị xâm hại.
Vẫn có thể lắm chứ!

8 thoughts on “NGƯỜI CHAM ISLAM [& ĐẠO CHÚA…] VÀ THÁP

  1. Anh Inrasara viết: “Nói đến Cham:
    – Biểu tượng tối thượng là THÁP CHÀM
    – Thân phận lịch sử là DÂN TỘC MẤT NƯỚC,
    – Tâm thế chủ đạo là BẢO TỒN BẢN SẮC
    – Phương tiện hợp nhất là TIẾNG NÓI.”.

    Tôi thấy rằng, sau một quá trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa và Đạo giáo, có chứng cứ cổ vật qua các thời kỳ lịch sử làm bằng chứng, thì ý nghĩa rất khác biệt:

    – Dân tộc Chăm-pa không phải là một dân tộc mất nước (giống như Thủy Chân Lạp), quá trình lịch sử trải dài theo thời gian, tạm tính từ năm 2879 TCN Kinh Dương Vương lên ngôi, Chăm-pa là một bô của nước Xích Quỷ -> Văn Lang -> Âu Lạc -> Nam Việt -> Phân rã thành quốc gia riêng sau khi Nam Việt thuộc Tây Hán… nay thuộc Việt Nam. Đấy chính là “Vận Khí” của Đất Trời.

    – Việt Nam, nay có thể được xem là hậu duệ của Xích Quỷ còn giữ lại những “tinh hoa” nhất, tất nhiên các bộ khác cũng phân rã và độc lập tương tự như Ai Lao, Thái, Java, Miến Điện, Malaysia… (chứng minh trong một tương lai rất gần).

    – Phương iện hợp nhất là TIẾNG NÓI VÀ NGÔN NGỮ.

    – Bảo tồn BẢN SẮC VĂN HÓA, đặc biệt là văn hóa cổ truyền từ xa xưa trong đó có giá trị tinh thần muôn thuở là đạo thờ Tổ Tiên làm nòng cốt (sẽ chứng minh rõ ràng trong tương lai rất gần).

    – Giá trị “tinh thần thượng võ” đặc trưng, duy trì sức mạnh cộng đồng về vật chất và tinh thần đã từng chứng minh trong các cuộc chiến kháng Đông Hán, Đường…, chưa thấy có sự nghiên cứu náo!

  2. “Vận khí Đất Trời” này có được nhận biết qua tiên tri hay không? Có, không chỉ riêng cho Chăm-pa:

    – Chăm-pa là bộ Việt Thường, biểu tượng chim trĩ khắc trên bộ trống đồng Cha Mẹ: Hoàng Hạ và Ngọc Lũ, bộ trống tối đại quý và tối cổ.

    – Tiên tri khi mặt trời đi từ cung Song Ngư vào ung Bảo Bình thì “Mặt Trời Vạn Thắng” sẽ xuất hiện trở lại, trong cung Song Ngư gọi là “Mặt Trời lặn về phương Nam”.

    – Chăm-pa tham gia vào cuộc chiến kháng Đông Hán thời Hai Bà Trưng, sau cũng là nơi rút lui cuộc tướng lĩnh khi thất bại…

    – Trong các cuộc chiến giữa Chăm-pa và Đại Việt thì các bậc thánh nhân của các quốc gia có biết là cùng gốc Tổ hay không? Biết, nhưng không dừng được, đó là tương tác lớn của vũ trụ. Sau này, thời Phật Hoàng Trần Nhân Tông và vua Chế Mân là 2 người biết rõ nhất, hai nhân vật lỗi lạc này đã dùng phương pháp kết duyên và ranh giới tự nhiên để “dừng” tại Ải Vân Quan, nhưng sau khi vua Chế Mân qua đời chúng ta thấy có dừng được không? Không, vì đó chính là Vận Khí.

  3. Vậy, khả năng tiên tri có dự đoán Đại Việt có vượt quan Ải Vân Quan hay không? Có, tiên tri và “Thủ Bút” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại tháp Thiên Y A Na và chùa Đại An, sau này dân tộc Chăm-pa sẽ phục hưng trở lại, nhưng phải chờ tới khi mặt trời đi vào cung Bảo Bình.

    “Thủ Bút” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông là rất quan trọng, nó giống như gia trì “Thần Lực” tại vùng đất đấy để bảo vệ! Đây không phải là ngụy biện đâu, nếu đã từng nhận biết “Thần lực” của các vị Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng… thì hiểu ngay thôi!

  4. Tôi lại quên, nền tảng bao trùm văn hóa cổ Chăm-pa là học thuyết Âm Dương Ngũ hành, chẳng hạn đồng tiền Chăm-pa in hình con chim trĩ, nếu không nắm được học thuyết trên thì không hiểu và không giải thích được ý nghĩa biểu tượng, chưa kể chưa chắc xác định được đó là “tiền Chăm-pa”.

    Học thuyết này cũng bao trùm nền văn hóa Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và toàn thế giới thời cổ đại nữa!

  5. Hiện tại có cũng có một số lượng khá về lịch sử, văn hóa, cổ vật…. Chăm-pa, tuy nhiên vẫn còn thiếu một chuyên mục nữa ngoài mục Triết học/ Tôn giáo mà anh Inrasara đang giải quyết, đó “Võ học Chăm-pa”.

    Lịch sử cho thấy nền võ học Chăm-pa rất thịnh, nhưng tôi chưa tìm ra sách của tác giả nào viết về nó! Hiện tại, có cuốn “Lịch sử võ học Việt Nam” của Phạm Phong bán ở hiệu sách, tôi góp ý anh Inrasara nên liên kết với các thân hữu tìm hiểu vấn đề này.

    Võ học giúp mỗi người tự tin, có sức khỏe và có tính trọng danh dự, tinh thần rất mạnh mẽ, rất quý! Có thể võ Bình Định cũng có giao thoa với võ Chăm-pa hoặc cả với võ học Khmer.

    Tôi cho rằng là rất cần thiết bổ sung sau này vào nền võ học Việt Nam vậy.

    Còn cái ám ảnh tinh thần là “Dân tộc mất nước” tới lúc “Thiên cơ” mở thì chỉ sau một đêm là rửa sạch làu, cũng không phải chỉ có mỗi dân tộc Chăm-pa. Tất cả cũng phải dựa vào Thần Lực của Thánh Mẫu Thiên Y A Na và Thánh Alla (tức…).

    Kính!

  6. “Biểu tượng tối thượng là THÁP CHÀM”

    Tôi cũng đồng ý với nhận định này, dân gian có câu” “Núi tức Phật, Phật tức núi”, thể hiện sự uy nghi, trầm tĩnh trước mọi biến hóa của đất trời, thời vận và chỉ có những Siêu Nhân nắm rõ quy luật bao trùm vũ trụ mới đạt đến tầm mức này.

    Hay có thể phát biểu, tương đương và cần chứng minh: “Núi tức Alla, Alla tức núi” vậy!

    Tháp Chăm là một biểu tượng của ngọn núi Meru, khi Thần Mặt trời Vishnu hóa thành con rùa Kuma đẩy ngọn núi này nhô lên khỏi mặt biển vũ trụ thì xuất hiện “Bình nước trường sinh bất tử”.

  7. Nói đến tháp Chăm thì hiểu nay là ngôi đền kiều tháp/ núi thờ Thần Linh, tuy nhiên chúng ta khi tra cứu lại lịch sử và văn hóa, điêu khắc và hoa văn cổ thì nhận thấy rằng, ẩn đằng sau ấy là những giá trị tinh thần được gửi gắm của thời cuộc, những ước mơ cao cả, rất tốt đẹp và cũng rất sâu xa, thí dụ:

    – Bộ ba tháp Dương Long thể hiện tính tiên tri, thờ Tam vị nhất thể Brahma – Shiva/ Chính thất – Vishnu, diễn tả luân xa 7, hoa sen đá trên đỉnh tháp là ý nghĩa đã được giải thoát. Cho nên, hoàn toàn phục hồi được tượng thần nguyên bản trong các tháp này.

    – Tháp Đôi: thờ Shiva/ Chính thất qua bộ linhga-Yoni thể hiện luân xa 5, tháp còn lại thờ thần hòa bình Ganesha, đồng thời tiềm ẩn tôn vinh Tình Yêu qua hình ảnh của Rama và Sita khắc họa tại tháp… Do vậy, chỉ có 2 tháp mà thôi.

    – Thánh địa Mỹ Sơn: Được lưu ý là có từ thế kỷ thứ 4 trước cả thánh địa Mecca, kinh thật.

    Như vậy, nếu nghiên cứu chi tiết và tổng thể một cách thông minh, hoàn toàn có thể khôi phục lại được các tượng thờ trong những ngôi tháp Chăm-pa còn lại dọc Miền Trung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *