Inrasara: NGƯỜI CHAM VÀ DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN/ THE CHAM AND THE NUCLEAR POWER PROJECT

Bản tiếng Nhật in trong tác phẩm (7 tác giả + 2 cộng tác viên): “Export of Japanese Nuclear Power Plant to Vietnam“, NXB Akashi Shoten, phát hành tháng 2-2015.
Bản tiếng Anh do Thục Quyên & Melissa Ryzek dịch, đăng trên:
https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/4-dokumente/2-weitere-dokumente/a20150429-inrasara-en
Ở đây là bản tiếng Anh và tiếng Việt.

1. Pangdurangga (nowadays includes Ninh Thuan and Binh Thuan Province ) is a geographic region – the southernmost of — four historic areas in the ancient kingdom of Champa. During the tumultuous history of the kingdom, this area has always had to suffer the most, in all aspects.
Being far away from the major cultural center Amaravati during Champa’s flourishing time, Pangdurangga had not been much favored. So many times invaded by the army Khmer, the people of Pangdurangga always had to face the enemy alone, and then, when the kingdom weakened, Pangdurangga had to take a stand for the whole nation to outlast, in accordance with the character of Pangdurangga. Geographic location and life circumstances forced the people to equip themselves with an independent spirit. This spirit of independence and resistance, forged generation after generation, gave rise to its extreme endurance, some could even say stubbornness.

Thus, in XVII-XVIII century, when Lord Nguyen, and after Him, the Tây Sơn dynasty overran Nha Trang and invaded the vast land of the South, Pangdurangga still stood firm. Only after its autonomy was seriously violated by King Minh Mang, in 1822, Po Cơng Can and his followers fled to Cambodia, and the land changed hands. During the ten years following, many important uprisings erupted , and extinguished completely in 1834 Champa was wiped out from the map of the world.

The People of Pangdurangga remained.
They stayed, endured hard times and included all the Cham coming from elsewhere in their community, blew in the newcomers the Pangdurangga spirit, creating a cohesive community, with both Cham national and regional characters Drastic and generous, stubborn but still modest, the people of Pangdurangga had resolved and re-conciliated the two antagonist religions, Brahmanism and Islam, to a unique religion in human history, the Ba-Ni (old Islam).

According to the the latest statistics from March 2012, the Cham in Ninh Thuan has a population of 72,500. In 1908, it was a mere 6,000 people, and thus, has increased more than 12 times after a century. Living in poverty, they still celebrate all kinds of festivities. Throughout suffering: they sing, they dance and they make poems. They live within and with the Kinh people , but never lose the Pangdurangga identity nor their unique ethnic culture.

2. The Cham have resided in Ninh Thuan over 2,000 years, where Caklaing village has its name carved on a stone marke more than ten centuries old. Over a hundred cultural and historical monuments still exist in Ninh Thuan. In addition to the three main temples: Po Rome, Po Klaung Girai and Hoa Lai, the Cham maintain their spiritual life in hundreds, or more, of the land’s cultural and religious monuments.
Ninh Thuan is an arid region of Vietnam with the least rainfall, where life is much harder than in quite lot more regions, nevertheless the indigenous community here never intended to move away permanently. When forced by natural disasters (droughts, epidemics …) to take refuge in other regions, they always came back. To their land and their sacred towers. “Stupid, stubborn” and proud, but theirs is a peaceful community with a love for knowledge. Except for some local protests in April 1975, more or less embedded within the flow of social history, the Cham never had any ethnic conflict with the Kinh (Viet) , let alone the idea of reclaiming their land or reviving the Cham nation.
The peaceful atmosphere suddenly was shattered by the news reported in VNexpress.net: the National Assembly just approved the Nuclear Power Plant Ninh Thuan project.
The Cham community was in shock. The shock even intensified 15 months later as the news about Fukushima nuclear disaster arrived from Japan, covering up Cham souls with a nebulous smoke .

3. The Cham showed reactions.
On March15, 2012, I tried to open up a “dialogue with readers” about the “Nuclear Power Plant Project in Ninh Thuan” on my website “Inrasara.com”:The topic for the first discussion period was “What do The Cham think about the nuclear power project?”, and for the second, “What do Cham Intellectuals think about the nuclear power project?”.
For over 2,000 years, half of the vietnamese Cham population live in Ninh Thuan. Ninh Thuan is also the ground for more than a hundred places of worship for various religions and beliefs. In the event of a nuclear disaster, all the Three Sacred Temples would find themselves in the 30km radius exclusion zone.
No one would dare to come to these places and the Temples would be abandoned. Kut and Ghur would be deserted … It needs to be stressed that each morning the Cham community will wake up to see the nuclear power plant and worry about the uncertainty of their future – “how could they live then in peace and contentment? ”

More than fifty Cham writers, intellectuals, and students shared their views, such as: Trà Vigia, Dong chuong Tu, Chay Mala,Palei Krong,Chay Dalim, Paka Jatrang… and about a hundred of other feedbacks showed concerns, preoccupations and worries of the community.
“…To begin with, a popular referendum should be called. But how to get the most credible results from it? First, the authorities should provide the people with sufficient information about the project ; second, promote greater understanding of the essentials of democracy, and of the right to self-determination as for responsible citizens; ultimately the authorities should create an atmosphere of openness, so the Cham and the people of Ninh Thuan can express their views without being confronted with obstacles and problems.”

When a petition opposing the Nuclear Power Project, submitted by three intellectuals: Nguyen The Hung, Nguyen Xuan Nghia, and Nguyen Hung appeared on May14, 2012 in Boxit.vn network, the Cham were initially in a panic and hesitated to get involved, but calmed down and signed the petition.
Lưu Van wrote on Inrasara.com: It has been 20 days from May14 to June 4, 2012, since the Petition opposing the Nuclear power project was submitted. From the 621 signatures are 68 out of 69,000 Cham residents of Ninh Thuan, while merely 6 out of the 574,000 Kinh residents .

This Cham reader noticed, while Cham people felt the wide-spread insecurity among them, the Kinh (majority ethnic group of Vietnam) seemed not to be conscious or aware of what was and would be happening.
Were the Chams frightened ? Yes, they were. So, why didn’t they dare to sign? Were the Kinhs afraid? Yes, They were also. But why?…
The Kinhs use the idiom: “(where) the placenta was cut and buried” for the fatherland. Slightly different, the Chams say: “(where) the placenta was buried and the (first) brick laid” (Dar thauk ppadauk kiak). Bury the placenta just shows blood relation, while “lay bricks” [build towers] is to set the foundation of the spiritual life.

Bimong (tower) is the spiritual symbol of Cham culture. Where there is a Cham community, there is a tower for the Chams to pray, to worship. This explains, beyond any doubt, the supreme position of the two tower complexes Po Klaung Girai and Po Rome in the spiritual life of the Chams in Ninh Thuan.
After bimongs, danauks (temples) are built to worship female and male heroes or village deities… Next are Ghur, Kut…
The construction of the Nuclear Power Plant in Ninh Thuan was expected to begin in 2014 in Vinh Truong village, located in Phuoc Dinh ward, Ninh Phuoc district. This is a position from where, in the case of a nuclear disaster, the radiation effects would reach most Cham villages and would have severe, pervasive and irreversible impacts on all aspects of life of the Cham population.

Imagine one day, a nuclear disaster occurs, and all the Chams will be displaced – that land of thousand of generations left behind, along with the sacred towers and hundred of temples, Kuts, and Ghurs!

No matter how experienced they have been with natural disasters, or how immense were the injustice and sufferings they had to endure, and no matter how hardheaded, stubborn or proud they have had to be, none of the Pangdurangga Chams dare to think about that situation which will happen to him, when he turns his eyes to the sun each morning.

4. Cham ´s response and Cham´s hope…
Cham Culture Gallery Inrahani is my newly erected center in 2010 in the village of Caklaing, considered as a “humble grasp to hold Cham back to the land.” Furthermore, I also completed the novel Tcherfunith in April 2012. The magazine Sports & Culture from June 4, 2012 reported: “Inrasara just finished the “nuclear” novel: With a name hard to remember, Inrasara’s ” Tcherfunith” is an acronym for Fukushima+Tchernobyl+Ninh Thuan. A scholar and poet devoted himself to the study of the Cham-culture and civilization. His novel was started as the Nuclear power plant Project in Ninh Thuan was just being launched.

Finally, on August 23, 2013, driven by the one way propaganda campaign, Mr Bao van Tro, ethnic Cham, confirmed the “absolute safety” of the nuclear power. Another person, Mr Ngo khac Can, a Kinh and president of the Local Senior Association of Thai An, back from his trip to visit a Japan Nuclear power plant, “explained” that only “atom” would explode but “nuclear power” is quite safe. Making the Chams lose entire trust in the matter.

Nevertheless, on Jan16, 2014, Tuoi Tre newspaper reported that Prime Minister Nguyen Tan Dung had declared “The nuclear power plant project will be delayed till 2020”.
The Chams breathed a sigh of relief. As if they had just put down the basket full of earth and gravel they had been carrying on their heads the last four years . A sigh of relief, because they hoped, that “postponement ” will last seven, ten and even more years until the scientists found a clean energy source alternative to nuclear energy, if not, than “we will not proceed if the qualification criteria are not met” ( Prime Minister Dung).
They hope that Po Yang Cham will not have the heart to leave his children banished again, the last time in their tragic fate.

Saigon, March 7, 2014
_________
Content notes:
1/ Currently, the Cham people of Ninh Thuan are concentrated in 26 villages and 1provincial city: 22 villages in Ninh Phuoc district, 3 villages in Ninh Hai district,1 village in Ninh Son district and the provincial city of Phan Rang – Thap Cham.
2/ The village Thanh Tin (Cwah Patih, Phuoc Hai commune, Ninh Phuoc district) with 4,600 inhabitants/ 800 households is merely 6 km from the Nuclear Power Plant Ninh Thuan (NPP NT)
3/ The 26 villages:
1- Tuấn Tú (Katuh, An Hải commune), 2.100 inhabitants/ 328 households; 8km from NPP NT
2- Nghĩa Lập (Ia Li-u & Ia Binguk, Phước Nam com.) 2.257 inh. / 312 h.; 7km from NPP NT
3- Văn Lâm (Ram, Phước Nam com.) 7.200 inh./ 1.424 h.; 10km from NPP NT
4- Nho Lâm (Ram Kia, Phước Nam com.) 1.577 inh./ 360 h.; 13km from NPP NT
5- Hiếu Thiện (Palau, Phước Ninh com.) 2.270 inhabitants; 17km from NPP NT
6- Vụ Bổn (Pabhan, Phước Ninh com.) 3.100 inhabitants; 18km from NPP NT
7- Chung Mỹ (Bal Caung, Phước Dân town) 2.150 inhabitants;11km from NPP NT
8- Mỹ Nghiệp (Caklaing, Phước Dân town) 3.606 inh./664 h.;11km from NPP NT
9- Bàu Trúc (Hamu Crauk, Phước Dân town) 2.700 inhabitants; 12km from NPP NT
10- Hữu Đức (Hamu Tanran, Phước Hữu com.) 6.800 inhabitants; 16km from NPP NT
11- Tân Đức (Hamu Tanran Biruw, Phước Hữu com.) 1.400 inhabitants; 17km from NPP NT
12- Thành Đức (Bblang Kathaih, Phước Hữu com.) 1.350 inh.; 16km from NPP NT
13- Hậu Sanh (Thon, Phước Hữu com.) 2.300 inhabitants; 17km from NPP NT
14- Như Bình (Padra, Phước Thái com.) 1.780 inh./333 h.; 20km from NPP NT
15- Như Ngọc (Cakhauk, Phước Thái com.) 1.480 inh./ 282 h.; 21km from NPP NT
16- Hoài Trung (Bauh Bini, Phước Thái com.) 2.102 inh. – 333h.; 24km from NPP NT
17- Hoài Ni (Bauh Bini Biruw, Phước Thái com.) 2.002 inh./325 h.;24km from NPP NT
18- Chất Thường (Bauh Dana, Phước Hậu com.) 2.250 inh./500 h.; 22km from NPP NT
19- Hiếu Lễ (Cauk, Phước Hậu com.) 3.200 inh./ 600 h.; 20km from NPP NT
20- Phước Đồng (Bblang Kacak, Phước Hậu com.) 2.400 inh./520 h.; 19km from NPP NT
21- Phú Nhuận (Bauh Dơng, Phước Thuận) 2.000 inh.; 22km from NPP NT
22- Thành Ý (Tabơng, City of Phan Rang-TC) 1.900 inh.; 21km from NPP NT
23- An Nhơn (Pabblap, Xuân Hải com., Ninh Hải district) 2.100 inh.; 26km from NPP NT
24- Phước Nhơn (Pabblap Biruw, Xuân Hải com.) 4.200 inh.; 28km from NPP NT
25- Bính Nghĩa (Bal Riya, Phương Hải com.) 2.200 inh.; 30km from NPP NT
26- Lương Tri (Cang, Ninh Sơn district) 1.800 inh./ 450 h.; 30km from NPP NT.

Inrasara
NGƯỜI CHAM VÀ DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN

1. Pangdurangga (gồm tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) là khu vực địa lí – lịch sử cực nam trong 4 khu vực thuộc vương quốc Champa cổ. Suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của vương quốc, khu vực này luôn chịu thiệt. Về mọi mặt. Xa trung tâm văn hóa lớn là vùng Amaravati thời Champa hưng thịnh, nó ít được ưu ái; không biết bao lần bị đoàn quân Khmer xâm lăng mà dân Pangdurangga phải đơn thương chống cự, rồi sau đó khi vương quốc suy yếu, một mình Pangdurangga phải chịu trận để thay mặt cả dân tộc mà tồn tại. Tồn tại theo đúng tính cách của người Pangdurangga. Vị trí địa lí cùng hoàn cảnh sống buộc nó tự trang bị tinh thần độc lập. Tinh thần độc lập cùng sự đề kháng được tôi luyện thế hệ này qua thế hệ khác làm nên sức chịu đựng đến lì lợm.
Thế nên, vào thế kỉ XVII-XVIII, khi chúa Nguyễn sau đó là Tây Sơn chiếm hết Nha Trang rồi lòn xuống thu gọn cả miền đất phía Nam rộng lớn, Pangdurangga vẫn trụ vững. Mãi khi quyền tự trị này bị vi phạm nghiêm trọng bởi vua Minh Mạng, năm 1822, Po Cơng Can cùng quần thần bôn tẩu sang Campuchia, vùng đất này đổi chủ. Mười năm sau đó, hơn mươi cuộc nổi dậy lớn nhỏ khác nhau nổ ra, để cuối cùng bị dập tắt hoàn toàn vào năm 1834, Champa mới bị xóa tên hoàn toàn khỏi bản đồ thế giới.
Người Pangdurangga vẫn ở lại. Ở lại, chịu đựng và dung nạp tất cả cư dân Cham các nơi khác chạy loạn thiên di tới, thổi vào họ tinh thần Pangdurangga, tạo nên một cộng đồng cố kết, vừa đậm chất dân tộc vừa mang đặc trưng vùng miền. Quyết liệt và bao dung, ngang bướng mà vẫn nhún nhường, chính người Pangdurangga đã hóa giải và hòa giải hai tôn giáo từng đối kháng là Bà-la-môn và Islam để tạo nên “đạo Bà-ni” (Hồi giáo cũ) có một không hai trong lịch sử loài người.
Số liệu thống kê mới nhất vào tháng 3-2012, người Cham ở Ninh Thuận có 72.500 người. Nhớ, năm 1908, dân số Cham Ninh Thuận vỏn vẹn 6.000 người, để đúng một thế kỉ sau, con số tăng gấp 12 lần. Đói khát, họ vẫn làm lễ, đủ loại lễ hội. Đau khổ, họ vẫn ca hát, nhảy múa và làm thơ. Sống xen cư và cộng cư với người Kinh, họ nhanh chóng hòa đồng nhưng chưa bao giờ đánh mất tính cách Pangdurangga cũng như bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc.

2. Người Cham Ninh Thuận cư trú ở mảnh đất này hơn 2.000 năm, ở đó làng Caklaing có tên trên bia kí cổ có mặt hơn mười thế kỉ. Cho nên khu vực Ninh Thuận hiện còn tồn tại hơn trăm di tích văn hóa lịch sử. Ngoài ba đền tháp chính là: Tháp Po Rome, Tháp Po Klaung Girai và Tháp Hòa Lai, người Cham còn có cả trăm di tích văn hóa – tín ngưỡng khác đang được thờ phụng.
Ninh Thuận là mảnh đất cằn cỗi ít mưa nhất Việt Nam, “khó sống” hơn rất nhiều vùng miền khác, dẫu vậy cộng đồng dân tộc bản địa này chưa bao giờ có ý định dời đi, vĩnh viễn. Cả khi trải qua bao nhiêu thiên tai (hạn hán, dịch…), họ tạm lánh đi, và luôn luôn trở lại. Với mảnh đất và với tháp thiêng. “Ngu ngốc, ngang bướng” và kiêu hãnh, nhưng họ lại là cộng đồng yêu tri thức và rất lành. Tháng 4-1975, sau vài phản kháng cục bộ bởi biến động của lịch sử xã hội, ở cộng đồng Cham chưa bao giờ xảy ra xung đột mang tính dân tộc với người Kinh, nói chi việc nảy ra ý định “đòi nước” hay “phục quốc”.
Đang yên đang lành thế, đột ngột ngày 25-11-2009, Vnexpress.net đưa tin: Quốc hội Việt Nam thông qua Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Cả xã hội Cham bàng hoàng. Càng bàng hoàng hơn khi 15 tháng sau đó tin thảm họa hạt nhân Fukushima từ Nhật Bản bay tới, phủ khói đên u ám lên tâm hồn người Cham.

3. Người Cham đã có phản ứng.
Ngày 15-3-2012, tôi đã thử mở cuộc “đối thoại với độc giả Cham xung quanh dự án Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận” đăng Inrasara.com. Cuộc thảo luận kì 1 với tiêu đề “Người Cham nghĩ gì về Dự án Điện hạt nhân?”, kì 2 là: “Trí thức Cham nghĩ gì về Dự án ĐHN?”.
“Người Cham Ninh Thuận cư trú ở mảnh đất này trên 2.000 năm, với một nửa dân số trên toàn đất nước Việt Nam, hơn nữa đây còn là nơi hội tụ hơn trăm điểm tôn giáo – tín ngưỡng đang được thờ phụng. Khi có họa hạt nhân, 30km bán kính bao gồm cả 3 cụm tháp thiêng sẽ thuộc vùng cấm. Không ai dám lai vãng, tháp sẽ thành tháp hoang, và Kut, Ghur cũng sẽ thành hoang!… Điều cần nhấn mạnh là cộng đồng Cham, mỗi sáng thức dậy nhìn thấy Nhà máy Điện hạt nhân đang chạy, lo lắng cho tương lai bấp bênh – hỏi làm sao họ có thể an cư lạc nghiệp”.
Sau đó, hơn mươi bài viết của nhà văn và trí thức, sinh viên Cham như: Trà Vigia, Đồng Chuông Tử, Chay Mala, Palei Krong, Chay Dalim, Paka Jatrang… cùng trăm ý kiến phản hồi khác nêu lên sự lo lắng, bức xúc của cộng đồng.
“… việc trưng cầu dân ý cần được nêu ra trước nhất. Nhưng làm sao kết quả của trưng cầu dân ý khả tín nhất? Thứ nhất, cơ quan hữu quan cần cung cấp đầy đủ thông tin về dự án tới đồng bào; thứ hai, cho bà con hiểu rõ về ý thức dân chủ, về quyền tự quyết của một công dân trách nhiệm; cuối cùng là tạo không khí cởi mở để người Cham và dân Ninh Thuận có thể thể hiện chính kiến của mình mà không vướng một trở ngại nào bất kì.”
Thế nên khi ngày 14-5-2012, Kháng thư về Dự án Điện hạt nhân của ba nhà trí thức: Nguyễn Thế Hùng – Nguyễn Xuân Diện – Nguyễn Hùng lên mạng Boxit.vn, người Cham sau vài hoảng loạn hay chần chừ, đã nhập cuộc bình tĩnh hơn. Họ không ngại kí tên vào Kháng thư đó. Lưu Văn viết trên Inrasara.com:
“20 ngày tính từ ngày 14-5 đến cuối ngày 4-6-2012, từ khi bức Kháng thư về ĐHN kêu gọi chữ ký được gửi đi các nơi. Trong số 621 người ký vào Kháng thư, cộng đồng cư dân tỉnh Ninh Thuận và bà con Cham có được 68 chữ ký/ 69.000 người; trong khi người Kinh Ninh Thuận chỉ vỏn vẹn 6 chữ kí/ 574.000 người”.
Độc giả Cham này nhận định, trong khi bà con Cham cảm nghe bất an lan rộng thì hầu như người dân tộc anh em của họ – đồng bào Kinh Ninh Thuận như không hay không biết chuyện gì đang xảy ra, sắp xảy ra. Người Cham có sợ không? – Chắc chắn là có. Vậy tại sao họ dám kí? Người Kinh có sợ không? – Cũng có. Nhưng tại sao?…
Người Kinh có thành ngữ: “[nơi] chôn nhau cắt rốn” để chỉ quê cha đất tổ. Người Cham hơi khác, họ nói: “[nơi] chôn nhau đặt viên gạch” (Dar thauk ppadauk kiak). Chôn nhau thì chỉ mới liên quan đến máu mủ, còn “đặt viên gạch” [dựng tháp] là đặt nền móng cho đời sống tâm linh.
Bimong (tháp) là biểu tượng tâm linh của dân tộc Cham. Ở đâu có cộng đồng Cham là ở đó có tháp. Tháp, để người Cham cúng tế, thờ phượng. Cho nên hai khu tháp Po Klaung Girai và Po Rome có vị trí tối thượng trong đời sống tâm linh Cham ở Ninh Thuận là điều miễn bàn. Sau bimong là các danauk (đền) được dựng lên để thờ phượng các vị anh hùng liệt nữ hay thần làng,… Tiếp đó là ghur, kut…
Năm 2014, Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I dự kiến khởi công xây dựng tại thôn Vĩnh Trường thuộc xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, một vị trí phủ sóng phóng xạ lên hầu hết làng trong Cham khu vực, nếu xảy ra sự cố, sẽ tác động nghiêm trọng và toàn diện đến đời sống cư dân Cham trong vùng. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, khi sự cố hạt nhân xảy ra, tất cả người Cham được dời đi – vùng đất ngàn đời kia bị bỏ lại, với tháp thiêng cùng hàng trăm đền, kut, ghur khác! Cho nên, dù đã trải bao thiên tai dịch họa, từng chịu đựng mênh mông bất công và đau khổ, và dù lì lợm, ngang bướng hay kiêu hãnh tới đâu, sẽ không có bất kì người Cham Pangdurangga nào tưởng tượng nổi hiện tượng đó sẽ xảy đến với mình khi họ còn mở mắt nhìn ánh mặt trới mỗi sớm mai.

4. Người Cham phản ứng và hi vọng…
Nhà trưng bày Văn hóa Cham Inrahani vừa được tôi dựng lên ở làng Caklaing vào năm 2010 được xem là “một cách khiêm tốn để níu người Cham ở lại với đất”. Cạnh đó, tháng 4-2012, tôi cũng hoàn thành tiểu thuyết Tcherfunith. Báo Thể thao & Văn hóa, ngày 4-6-2012 đưa tin:
“Inrasara vừa hoàn thành tiểu thuyết ‘hạt nhân’”: “Với cái tên rất khó nhớ, tiểu thuyết Tcherfunith của Inrasara là một chữ viết tắt kết từ Tchernobyl + Fukushima + Ninh Thuận. Là nhà nghiên cứu, nhà thơ bỏ nhiều tâm huyết với văn hóa – văn minh Cham, tiểu thuyết này được khởi viết từ khi dự án nhà máy điện hạt nhân rục rịch ở tỉnh Ninh Thuận”.
Cuối cùng, khi ngày 23-8-2013, qua tác động của tuyên truyền một chiều, một người Cham: ông Báo Văn Trò đã khẳng định là Điện hạt nhân an toàn tuyệt đối; rồi một người Kinh khác là ông Ngô Khắc Cần – Hội trưởng Hội Người Cao Tuổi tại địa phương dự án Thái An – sau chuyến đi Nhật tham quan nhà máy ĐHN, đã nói với bà con rằng chỉ “nguyên tử” mới nổ, chứ điện hạt nhân thì an toàn, thì người Cham hoàn toàn mất tin tưởng.
Dẫu sao ngay sau đó, ngày 16-1-2014, báo Tuổi trẻ đưa tin nóng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Hoãn khởi công nhà máy điện nguyên tử tới năm 2020”, bà con Cham mới thở phào. Như thể họ vừa trút xuống khỏi đầu cái thúng sỏi đầy vun, suốt bốn năm qua. Thở phào, vì rằng họ hi vọng nỗi “hoãn” kia sẽ kéo dài bảy năm, mười năm và hơn thế nữa cho tới khi các nhà bác học tìm ra một loại năng lượng sạch thay thế năng lượng hạt nhân, rằng nếu chưa, thì “không đạt không làm” (nguyên văn của Thủ tướng) ; và rằng Po Yang Cham sẽ không nỡ bỏ mặc cho con dân mình bị xua đuổi lần nữa, lần cuối cùng trong định mệnh bi đát của họ.

Sài Gòn, 7-3-2014.
_______________
Chú thích:
Hiện tại, người Cham ở Ninh Thuận sống tập trung trong 27 làng, trong đó: 22 làng thuộc huyện Ninh Phước, 3 làng thuộc Ninh Hải, 1 thuộc Ninh Sơn và 1 thuộc TP Phan Rang – Tháp Chàm. Thành Tín (Cwah Patih, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước): cách Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 6 km; 4.600 người – 800 hộ
1- Tuấn Tú (Katuh, xã An Hải) 8 km; 2.100 người – 328 hộ
2- Nghĩa Lập (Ia Li-u & Ia Binguk, xã Phước Nam) 7 km; 2.257 người – 312 hộ
3- Văn Lâm (Ram, xã Phước Nam) 10 km; 7.200 người – 1.424 hộ
4- Nho Lâm (Ram Kia, xã Phước Nam) 13 km; 1.577 người – 360 hộ
5- Hiếu Thiện (Palau, xã Phước Ninh) 17 km; 2.270 người
6- Vụ Bổn (Pabhan, xã Phước Ninh) 18 km; 3.100 người
7- Chung Mỹ (Bal Caung, thị trấn Phước Dân) 11 km; 2.150 người
8- Mỹ Nghiệp (Caklaing, thị trấn Phước Dân) 11 km; 3.606 người – 664 hộ
9- Bàu Trúc (Hamu Crauk, thị trấn Phước Dân) 12 km; 2.700 người
10- Hữu Đức (Hamu Tanran, xã Phước Hữu) 16 km; 6.800 người
11- Tân Đức (Hamu Tanran Biruw, xã Phước Hữu) 17 km; 1.400 người
12- Thành Đức (Bblang Kathaih, xã Phước Hữu) 16 km; 1.350 người
13- Hậu Sanh (Thon, xã Phước Hữu) 17 km; 2.300 người
14- Như Bình (Padra, xã Phước Thái) 20 km; 1.780 người – 333 hộ
15- Như Ngọc (Cakhauk, xã Phước Thái) 21 km; 1.480 người – 282 hộ
16- Hoài Trung (Bauh Bini, xã Phước Thái) 24 km; 2.102 người – 333 hộ
17- Hoài Ni (Bauh Bini Biruw, xã Phước Thái) 24 km; 2.002 người – 325 hộ
18- Chất Thường (Bauh Dana, Phước Hậu) 22 km; 2.250 người – 500 hộ
19- Hiếu Lễ (Cauk, xã Phước Hậu) 20 km; 3.200 người – 600 hộ
20- Phước Đồng (Bblang Kacak, xã Phước Hậu) 19 km; 2.400 người – 520 hộ
21- Phú Nhuận (Bauh Dơng, Phước Thuận) 22 km; 2.000 người
22- Thành Ý (Tabơng, TP Phan Rang-TC); 21 km; 1.900 người
23- An Nhơn (Pabblap, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) 26 km; 2.100 người
24- Phước Nhơn (Pabblap Biruw, xã Xuân Hải) 28 km; 4.200 người
25- Bính Nghĩa (Bal Riya, xã Phương Hải) 30 km; 2.200 người
26- Lương Tri (Cang, huyện Ninh Sơn) 30 km; 1.800 người (450 hộ).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *