Nghĩ gì 05? Bạn có yêu tiếng mẹ đẻ không?

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…

Phạm Duy

 

Chúng ta lí thuyết nhiều quá mà thiếu thực tiễn. Chúng ta đề cao chuyện học chữ “nhiều” quá, mà xao lãng luyện tiếng…

Nói như thế, dễ bị cho là nói ngược. Ví dụ mươi năm trở lại đây, người Chăm đâu biết “chữ” Chăm có nhiều bằng ngày xưa. Tình trạng học chữ như vậy là ít, đúng quá đi chứ.

Thế nhưng, thử nhìn kĩ vấn đề thêm xíu nhé. Ban Biên soạn sách chữ Chăm dạy và học “chữ” Chăm. Lớp tiếng Chăm ở TP Hồ Chí Minh cũng dạy và học “chữ” Chăm. Trong cộng đồng Chăm luôn tồn tại các lớp dạy và học cá thể nữa. Nhưng người Chăm nói tiếng mẹ đẻ độn tiếng Việt ngay càng cao và thảm trạng này gần như vô phương cứu chữa.

Tại sao?

– Chúng ta ít ý thức về tiếng nói hàng ngày, về ngôn ngữ ngữ sống living language.

 

Kỉ niệm 30 năm Ban Biên soạn sách chữ Chăm tại Phan Rang năm 2008, tôi không đọc tham luận mà dành đúng 5 phút phát biểu nhấn về khía cạnh này.

– Quý thầy cô dạy trong lớp cauh bilaung, ngay sau đó vào giờ ra chơi, các cháu réo nhau đi “đá banh”. Và ngay quý thầy cô cũng “hùa” theo: “Bọnđá banh tah di sân trường nau”.

Tôi tạm kết luận đùa rằng: – Đấy, chúng ta đang học cái “chết” và thi nhau giết cái “sống”.

Các bạn nghĩ sao?

Bạn chứng kiến vài gia đình Chăm sống ở thành phố lớn nói tiếng Việt với nhau, và bạn nghe xấu hổ. Bạn càng xấu hổ hơn, khi thành viên gia đình Chăm sống ngay quê nhà không dùng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt… Và không ít lần bạn bĩu môi chê bai họ. Không ai phản đối cả! Nhưng bạn có nghĩ bạn cũng góp phần thúc đẩy quá trình suy thoái đó không, khi mỗi ngày chính bản thân bạn và tôi đang giết NÓ một ít?

– Bạn có yêu tiếng Chăm không?

– Có. Không ai dại dột trả lời ngược lại cả. Vậy, tại sao trong sinh hoạt gia đình hàng ngày, với bằng hữu, với con cái, với anh chị em… bạn không thường xuyên ý thức luyện NÓI tiếng mẹ đẻ với nhau? Trong thư từ, tin nhắn,… sao các bạn không thử viết “tiếng” Chăm cho nhau?…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *